Rượu nếp không chỉ là món ăn dân dã mà còn gợi nhớ hương vị quê nhà mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Chỉ cần một ít nếp ngon, men truyền thống và cách làm đúng chuẩn, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm nên mẻ rượu dẻo thơm, ngọt dịu. Tham khảo ngay hướng dẫn chi tiết dưới đây để giữ trọn hương vị rượu nếp đúng kiểu truyền thống ngay tại gian bếp nhà mình.
Bí quyết làm rượu nếp truyền thống chuẩn vị đơn giản tại nhà
1. Hướng dẫn làm rượu nếp đơn giản
1.1. Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo nếp ngon: 500g
Men rượu khô (dạng viên): 5g
Đường trắng: 300g
Nguyên liệu làm rượu nếp truyền thống đơn giản tại nhà
1.2. Mẹo chọn nguyên liệu ngon:
Gạo nếp: Nên chọn loại hạt tròn, đều, màu trắng đục, không bị vỡ vụn. Gạo mới thường có mùi thơm nhẹ tự nhiên, khi nấu sẽ dẻo và lên men tốt hơn.
Men rượu: Chọn loại men có nguồn gốc rõ ràng, thường được bán tại chợ truyền thống hoặc cửa hàng nguyên liệu uy tín. Nên chọn men có màu sáng, không mốc và không có mùi lạ.
1.3. Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị men rượu
Dùng cối giã nhuyễn men rượu, loại bỏ những vụn chấu hoặc tạp chất nếu có. Sau đó trộn cùng một chút đường để tăng hiệu quả lên men.
Giã nhuyễn men rượu và rây mịn để chuẩn bị quá trình lên men
Bước 2: Nấu nếp và trộn men
Vo sạch gạo nếp rồi ngâm vào nước mát khoảng 3 giờ. Sau khi ngâm, để ráo rồi đem nấu như nấu xôi, nhưng cho lượng nước hơi nhiều hơn một chút để cơm nếp có độ mềm dẻo phù hợp cho việc lên men.
Nấu cơm nếp chín mềm và chuẩn bị sẵn sàng để trộn men rượu
Trải một lớp màng bọc thực phẩm lên khay lớn, cho cơm nếp đã nấu chín ra và dàn mỏng cho nguội bớt. Khi cơm còn hơi ấm, rắc đều men đã nghiền lên bề mặt rồi trộn thật đều. Bạn có thể vo nếp thành từng viên nhỏ nếu thích.
Lưu ý: Không trộn men khi nếp còn quá nóng vì nhiệt độ cao sẽ làm hỏng men.
Bước 3: Ủ cơm nếp lên men
Cho phần cơm nếp đã trộn men vào hũ thủy tinh hoặc hộp có nắp đậy. Ép nhẹ cơm xuống nhưng không nén quá chặt. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng lọ để hạn chế không khí lọt vào. Đặt nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau khoảng 2 - 3 ngày, cơm sẽ bắt đầu tiết ra nước rượu và dậy mùi thơm.
Ủ cơm nếp trong hũ kín để lên men, tạo rượu thơm ngọt tự nhiên
Bước 4: Hòa nước đường và tiếp tục ủ
Khi thấy cơm đã lên men tốt, bạn đun 500ml nước cùng 300g đường đến khi đường tan hết. Để hỗn hợp nguội hoàn toàn rồi đổ vào phần cơm rượu trong hũ. Đậy kín nắp và tiếp tục ủ thêm khoảng 1 ngày nữa. Nếu muốn rượu nồng hơn, bạn có thể ủ lâu hơn từ 1 - 2 ngày.
Bước 5: Chắt lấy rượu
Sau thời gian ủ, mở nắp và dùng rây lọc lấy phần nước rượu trong. Phần cơm nếp có thể vắt nhẹ để thu thêm nước rượu. Cho phần nước thu được vào chai sạch, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.
Rượu nếp sau khi lọc có màu trắng đục, thơm nhẹ và vị ngọt nồng đặc trưng
Thành phẩm:
Rượu nếp khi hoàn thiện có màu trong vàng nhẹ, hương thơm dịu, vị ngọt nồng đặc trưng. Khi thưởng thức có thể uống trực tiếp hoặc thêm chút đá lạnh để làm dịu vị và tăng phần sảng khoái. Phần cơm nếp ủ rượu cũng có thể ăn kèm hoặc dùng làm nguyên liệu cho các món ăn khác.
Thưởng thức rượu nếp thơm nồng nhẹ đúng chuẩn
2. Những tác dụng tuyệt vời của rượu nếp
Rượu nếp không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống có hương vị thơm ngon độc đáo, mà còn mang lại hàng loạt lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe!
2.1. Rượu nếp giúp hồi phục cơ thể, kích thích tiêu hóa
Những dưỡng chất trong rượu nếp có tác dụng phục hồi cơ thể. Sử dụng lượng rượu phù hợp sẽ kích thích hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Ngoài ra, rượu nếp còn giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Uống rượu nếp cho tác dụng hồi phục cơ thể, hỗ trợ tiêu hoá
2.2. Rượu nếp hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường
Được làm từ những giống nếp cao cấp như nếp cái hoa vàng, rượu nếp giữ nguyên lớp vỏ lụa và cám bên ngoài sau khi xay, tạo nên một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời.
Lớp cám này rất giàu Vitamin nhóm B, chất xơ, gluxit, lipid, chất khoáng,… có lợi cho cơ thể và có khả năng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường huyết.
2.3. Rượu nếp tốt cho hệ tim mạch
Khi tiêu thụ rượu nếp đúng mức, nó giúp tăng cường lưu thông máu, nhanh chóng đảm bảo máu đến các bộ phận cơ thể, từ đó phòng ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ và cao huyết áp,...
2.4. Rượu nếp hỗ trợ làm đẹp da
Rượu nếp cẩm là loại mặt nạ dưỡng da hiệu quả. Quá trình lên men nếp cẩm sinh ra vitamin B và các dưỡng chất khác giúp cung cấp độ ẩm và làm đẹp da.
Rượu nếp bổ sung dưỡng chất có lợi cho da
2.5. Rượu nếp như một vị thuốc trong Đông y
Nếp chứa nhiều chất xơ không hòa tan có tác dụng điều trị các bệnh như bệnh đường ruột. Đặc biệt, rượu nấu từ nếp cẩm có tính ẩm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm dạ dày. Hơn nữa, nếp cẩm nấu xôi là dược phẩm tuyệt vời cho những ai có dạ dày yếu.
2.6. Rượu nếp có lợi cho phụ nữ mang thai
Nấu rượu từ nếp cẩm là lựa chọn tốt cho các bà bầu khi sử dụng với liều lượng hợp lý.
Trong nếp cẩm có chứa nhiều dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin B, vitamin A, canxi, phốt pho, magie, sắt, kẽm, và đặc biệt là vitamin C, anthocyanin, axit folic, vitamin D,... rất cần thiết cho phụ nữ sau sinh.
Rượu nếp cẩm - món bổ dưỡng giúp mẹ bầu sau sinh phục hồi nhanh
Tự tay làm một mẻ rượu nếp thơm dẻo tại nhà không chỉ là cách lưu giữ nét đẹp ẩm thực truyền thống, mà còn là dịp để kết nối với những giá trị xưa cũ - nơi từng hạt nếp, viên men đều gói trọn hương vị quê nhà. Với cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và hướng dẫn chi tiết trên, bạn hoàn toàn có thể bắt tay vào làm ngay để thưởng thức hoặc dành tặng người thân một món quà ý nghĩa.