Cách nấu gạo lứt bằng bếp ga ngon dẻo, không bị khét tại nhà
Tác giả: Lê LinhNgày cập nhật: 08/05/202524Tác giả: Lê Linh15459
Chế biến cơm gạo lứt trên bếp ga không hề khó như bạn tưởng. Với hướng dẫn cách nấu gạo lứt bằng bếp ga, bạn sẽ có món cơm vừa mềm dẻo, vừa đầy đủ dinh dưỡng mà không cần thiết bị cầu kỳ. Cùng khám phá ngay cách nấu cơm gạo lứt đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn này nhé.
Nấu cơm gạo lứt dẻo ngon bằng bếp ga
1. Xem nhanh cách nấu gạo lứt bằng bếp ga
Thời gian chuẩn bị
Thời gian chế biến
Khẩu phần
Độ khó
10 phút
30 phút
2-3 người
Dễ
2. Chuẩn bị
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu
Định lượng
Gạo lứt
1 chén
Nước lọc
1 lít
Cách chọn mua gạo lứt ngon
Để chọn được gạo lứt ngon, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau:
Hạt gạo lứt thường có lớp vỏ cám mỏng bao quanh, khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi sần và nhìn bóng tự nhiên.
Nên ưu tiên chọn những hạt còn nguyên vẹn, ít gãy, có mùi thơm nhẹ đặc trưng của gạo mới thu hoạch.
Tránh mua những loại gạo đã có dấu hiệu cũ, ẩm mốc, có mùi lạ hoặc bị sâu mọt vì dễ mất đi chất lượng và giá trị dinh dưỡng.
Tránh mua những loại gạo đã có dấu hiệu cũ, ẩm mốc
Chuẩn bị dụng cụ
Tô lớn
Đũa
Nồi nấu cơm
Bếp gas
3. Hướng dẫn cách nấu cơm gạo lứt bằng bếp ga
Bước 1: Sơ chế và ngâm gạo
Đầu tiên, cho gạo lứt vào một tô lớn rồi vo nhẹ nhàng với nước sạch khoảng 2–3 lần để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
Sau đó, ngâm gạo trong nước ít nhất từ 2–3 tiếng để hạt gạo nở đều, giúp cơm nấu ra mềm và dễ tiêu hóa hơn. Khi ngâm xong, vo lại một lần cuối rồi để ráo nước.
Ngâm gạo trong nước ít nhất từ 2–3 tiếng
Bước 2: Đong nước và nấu gạo
Cho phần gạo đã ngâm vào nồi, đong nước theo tỷ lệ 1 phần gạo và 1.5–2 phần nước (có thể điều chỉnh tùy loại gạo và sở thích ăn mềm hay khô).
Nếu sử dụng nồi thông thường, nên chọn loại nồi có đáy dày để cơm không bị cháy. Đun ở lửa vừa đến khi nước sôi, sau đó giảm xuống lửa nhỏ và tiếp tục nấu cho đến khi nước cạn gần hết.
Đong nước nấu gạo
Bước 3: Ủ cơm
Khi cơm gần cạn nước, hạ lửa về mức thấp nhất và nấu thêm vài phút để hạt cơm chín đều. Tắt bếp và đậy nắp ủ thêm khoảng 15–20 phút để cơm đạt độ dẻo và thơm nhất.
Ủ cơm 15-20 phút
Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện
Dùng đũa xới nhẹ để cơm tơi và không bị dính cục. Nếu thấy hạt cơm còn cứng, có thể đậy nắp và ủ thêm vài phút nữa. Lúc này cơm đã sẵn sàng để phục vụ.
Dùng đũa xới nhẹ để cơm tơi và không bị dính cục
4. Trình bày và thưởng thức
Múc cơm ra bát hoặc đĩa, có thể rắc thêm mè rang, muối vừng hoặc ăn kèm rau luộc, đậu phụ kho, cá kho để tăng thêm hương vị. Cơm gạo lứt không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng, rất phù hợp cho người ăn chay, giảm cân hoặc theo đuổi lối sống lành mạnh.
5. Những lưu ý để nấu cơm gạo lứt bằng bếp ga thành công
Nấu cơm gạo lứt bằng bếp gas tưởng đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự tinh ý để cơm chín đều, dẻo ngon mà không bị khét. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên ghi nhớ để có bữa cơm gạo lứt trọn vị và dễ thực hiện hơn:
Khi nấu cơm bằng nồi trên bếp gas, bạn nên cho thêm nước so với lượng nước thường dùng với nồi cơm điện, để đảm bảo cơm chín mềm và không bị khô.
Cho thêm khoảng 1 muỗng cà phê dầu ăn vào nồi để giúp hạt cơm bóng đẹp, hạn chế dính đáy và cháy khét.
Sử dụng nồi chống dính hoặc nồi gang để nấu cơm giúp giữ nhiệt tốt, cơm chín đều, dễ vệ sinh sau khi nấu.
Tuyệt đối không dùng lòng nồi cơm điện để nấu trực tiếp trên bếp gas vì sẽ làm nồi bị cong vênh, không thể dùng lại với nồi điện.
Khi nước trong nồi sôi, hạ lửa nhỏ và đun liu riu cho đến khi gần cạn, sau đó đậy nắp và ủ thêm 15–20 phút để cơm mềm đều.
Dùng nồi gang để nấu cơm giúp giữ nhiệt tốt, cơm chín đều
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách nấu gạo lứt bằng bếp ga mà bạn có thể dễ dàng áp dụng tại nhà. Chỉ cần một chút tỉ mỉ trong khâu ngâm gạo, canh lửa và ủ cơm, bạn sẽ có ngay món cơm gạo lứt mềm dẻo, bổ dưỡng, phù hợp cho cả gia đình.
Đừng quên theo dõi Món ngon mỗi ngày của Điện Máy Chợ Lớn để biết thêm nhiều công thức nấu ăn ngon ngay tại nhà bạn nhé.