Chi tiết 7 Cách nấu lẩu gà thơm ngon, đúng vị cho cả gia đình
Tác giả: Quốc TrọngNgày cập nhật: 16/04/202557Tác giả: Quốc Trọng15064
Lẩu gà là món ăn quen thuộc, hấp dẫn và phù hợp với nhiều dịp sum họp gia đình hay tụ tập bạn bè. Với hương vị thơm ngon, nước lẩu đậm đà hòa quyện cùng thịt gà mềm ngọt, đây chắc chắn là lựa chọn hoàn hảo cho những ngày se lạnh. Nếu bạn đang tìm cách nấu lẩu gà đơn giản mà vẫn ngon đúng điệu, hãy cùng tham khảo công thức dưới đây!
Rau muống cắt thành từng đoạn vừa miệng. Cắt phần cọng cải thảo sau khi loại bỏ lá. Bắp chuối sữa bào mỏng, ngâm trong nước chanh.
Húng quế đem nhặt lá. Sả đập dập và cắt khúc. Chuẩn bị 1,5 lít nước dùng, lấy từ nước luộc củ cải để nước trong và có vị ngọt.
Gà cần làm sạch, trụng nước sôi 5 phút để da bóng và khử mùi. Hãy trụng khi nước thật sôi. Sau đó chặt gà thành miếng vừa miệng, xếp ra đĩa.
Gà cần làm sạch, trụng nước sôi 5 phút để da bóng và khử mùi
Bước 2: Nấu nước lẩu
Đổ dầu ăn vào chảo, phi thơm sả, ớt, hành tím. Sau khi phi thơm thì cho vào nước dùng đã chuẩn bị. Nêm nếm thêm ½ muỗng canh bột chanh, 1 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh hạt nêm, ½ muỗng chanh đường và ½ muỗng canh muối hột. Nấu nước dùng sôi khoảng 5 phút, cho vào nồi lẩu, thêm lá húng quế.
Nấu nước lẩu gà chua cay
Bước 3: Hoàn thiện món ăn
Sắp bún vào chén, nhúng rau và gà vào nồi lẩu đang sôi. Mùi thơm nồng nàn của húng quế, ớt và sả lan tỏa. Chan một ít nước dùng trong vào chén bún, thưởng thức cùng với miếng gà dai giòn, vị ngọt của rau và nước lẩu đậm đà.
Món lẩu gà chua cay chắc chắn sẽ để lại hương vị đáng nhớ cho mỗi thành viên trong gia đình bạn.
Thành phẩm món lẩu gà chua cay
2. Cách làm lẩu gà lá giang
2.1. Nguyên liệu chuẩn bị
Gà nguyên con (khoảng 2kg)
300g lá giang tươi xanh
Bún tươi hoặc mì tôm tùy chọn,…
Hành, tỏi, ớt, gừng và rau ngò
Rau ăn kèm với lẩu: rau muống, rau cải, bắp chuối và rau đắng,…
2.2. Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt gà: Rửa sạch, chà muối để loại bỏ mùi rồi rửa lại bằng nước. Sau đó, chặt gà thành miếng vừa ăn, tránh chặt quá dày để thịt không bị nấu lâu và khó ăn.
Rau ăn kèm: Nhặt sạch và rửa kỹ.
Hành, tỏi, gừng: Lột vỏ, làm sạch rồi băm nhỏ.
Sả: Bóc sạch rồi đập giập.
Rau ăn kèm lẩu nhặt sạch và rửa kỹ
Bước 2: Ướp gia vị cho thịt gà
Ướp gà với các gia vị theo tỷ lệ: 1 muỗng cà phê muối + 1/2 muỗng cà phê đường + 2 muỗng cà phê bột nêm + 1 muỗng cà phê dầu ăn.
Trộn đều và để khoảng 15 phút cho gia vị thấm đều vào thịt.
Ướp gia vị cho thịt gà
Bước 3: Xào thịt gà
Đầu tiên, phi hành, sả và ớt thơm với một ít dầu ăn.
Tiếp đó, khi hành, sả, ớt đã dậy mùi thơm, cho gà đã ướp vào và xào đều tay đến khi thịt săn lại. Một mẹo tăng hấp dẫn cho món lẩu là thêm chút đường để làm nước màu trong quá trình xào.
Cho gà đã ướp vào và xào đều tay đến khi thịt săn lại
Bước 4: Nấu nước dùng lẩu gà lá giang miền Nam
Thêm 2 lít nước sôi vào nồi và đun ở lửa nhỏ trong khoảng 30 phút. Để nước trong, lâu lâu mở nắp và hớt bỏ bọt.
Cuối cùng, vò dập lá giang thêm vào nồi, nêm nếm cho vừa miệng. Có thể thêm rau thơm, rau ngò, hành, và tỏi ớt băm nhỏ để làm cho nồi lẩu trở nên thơm ngon hơn.
Thành phẩm nồi lẩu gà lá giang
3. Cách nấu lẩu gà với nấm
3.1. Nguyên liệu chuẩn bị
Một con gà ta, tùy số lượng người ăn mà chọn gà lớn hay nhỏ. Lý tưởng nhất là gà khoảng 2kg
Gia vị: Dầu ăn, đường, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, muối
Sau khi chuẩn bị đủ các nguyên liệu này, bạn hãy tiến hành sơ chế và làm sạch nguyên liệu, rồi tiến hành nấu nước dùng lẩu gà nấm.
3.2. Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: Ướp thực phẩm
Ướp nguồn thực phẩm chính là ướp thịt gà. Sau khi làm sạch, dùng một nắm muối trắng hạt to hoặc rượu gừng để chà xát cả trong lẫn ngoài con gà nhằm khử mùi hôi, sau đó rửa sạch bằng nước. Xương ống cần được làm sạch, luộc sơ qua rồi ninh nhừ.
Phần thịt của gà được lọc riêng để ăn trong lẩu, trong khi xương có thể cho cùng xương ống vào ninh nước dùng. Thịt gà để lẩu cần ướp cùng bột ngọt, hạt nêm, tỏi băm và hạt tiêu xay rồi để thấm trong khoảng 30 phút.
Rau củ, nấm làm sạch và rửa với nước, sau đó để ráo.
Ướp thịt gà với gia vị cho ngấm
Bước 2: Cách nấu nước lẩu gà nấm
Sử dụng nước từ xương ống và xương gà để tạo nên nước lẩu gà nấm. Khi xương đã được ninh nhừ, thêm củ cải trắng và bắp ngọt để nước dùng ngọt thanh. Tiếp đó, cho một ít dầu ăn vào một nồi khác, phi hành tím cho thơm rồi đổ nước từ xương đã lọc bỏ vào làm nước lẩu.
Thả đẳng sâm, kỷ tử, táo đỏ, muối và hạt tiêu vào, đun sôi nhẹ nhàng.Trứng, khi nước đã sôi, hãy chuẩn bị một nồi nước khác để luộc mì trứng. Sau khi mì chín, vớt ra và ngâm ngay vào bát nước lạnh để ngăn không cho các sợi mì dính vào nhau.
Nẩu lẩu gà nấm
Cuối cùng, bạn hãy sắp xếp thịt gà nhúng lẩu, mì, rau và nấm ra đĩa. Đặt nồi nước lẩu trên bếp từ để duy trì độ nóng. Bạn cũng có thể chuẩn bị một vài loại gia vị chấm như muối tiêu chanh, tùy vào sở thích riêng của mỗi thành viên trong gia đình.
4. Cách nấu lẩu gà thập cẩm
4.1. Nguyên liệu chuẩn bị
Gà ta: 1 con tầm 1-1.5 kg.
Xương ống heo: 300g.
Nấm: có thể chọn nhiều loại như nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm, nấm đùi gà (mỗi loại khoảng 200g).
Gia vị lẩu gà: Hạt nêm, nước mắm, muối, tiêu, đường, mì chính, dầu ăn.
Miến hoặc bún, mì: Tùy thuộc sở thích.
Đậu phụ.
4.2. Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế gà
Gà rửa sạch với nước muối pha loãng hoặc rượu trắng để khử mùi hôi.
Xả gà lại với nước sạch, chặt thành miếng vừa ăn, để ráo nước.
Sơ chế xương ống heo
Rửa xương: Rửa xương ống heo dưới vòi nước sạch, bóp kỹ với muối để loại bỏ mùi hôi và cặn bẩn.
Chần xương: Đun sôi một nồi nước, thêm 1-2 lát gừng và giấm hoặc rượu trắng. Cho xương vào chần khoảng 3-5 phút, rồi vớt ra rửa lại bằng nước lạnh.
Rửa xương ống heo dưới vòi nước rồi chần sơ 3-5 phút
Sơ chế nấm và các loại rau kèm
Nấm hương: Ngâm nấm hương khô trong nước ấm khoảng 15-20 phút, sau đó rửa sạch.
Nấm kim châm, nấm đùi gà: Cắt gốc, rửa nhẹ nhàng để tránh dập nát, để ráo.
Rửa sạch rau và cắt khúc vừa ăn. Ngâm rau trong nước muối pha loãng khoảng 5-10 phút rồi vớt ra để ráo nước.
Sơ chế củ quả
Củ cải và cà rốt: Rửa sạch, gọt vỏ và cắt miếng vừa ăn.
Khoai môn: Gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
Ngô (bắp): Rửa sạch, có thể để nguyên hoặc cắt đôi.
Hành tây: Lột vỏ, rửa sạch và cắt đôi.
Các loại rau củ đem đi sơ chế
Sơ chế gia vị khác
Gừng: Rửa sạch, cạo vỏ và thái lát.
Sả: Rửa sạch, đập dập và cắt khúc khoảng 5cm.
Hành khô, tỏi: Bóc vỏ, đập dập.
Ớt: Rửa sạch, thái lát hoặc để nguyên trái nếu ưa cay.
Bước 2: Ninh xương và gà cho nước dùng
Một trong những bí quyết để nấu lẩu gà thập cẩm thật ngon là công đoạn ninh nước xương lợn để nước có hương vị đậm đà, ngọt tự nhiên mà không cần dùng nhiều gia vị.
Cho gà và xương ống heo đã được sơ chế vào nồi, thêm khoảng 2-3 lít nước và đun sôi. Thêm hành tây bổ đôi, vài lát gừng và hành khô đập dập vào nồi để tạo mùi thơm và khử mùi.
Khi nước bắt đầu sôi, sử dụng muỗng để loại bỏ bọt, giúp nước dùng trong và sạch hơn.
Hạ bớt nhiệt, tiến hành ninh xương cùng gà trong khoảng 45 phút đến 1 giờ để tạo nên nước dùng ngọt tự nhiên.
Ninh nước xương ống heo và gà
Bước 3: Nấu nước lẩu gà thập cẩm
Để món lẩu thêm phần ngon ngọt và đậm đà, hãy kết hợp với các gia vị khác từ nước dùng đã ninh trước đó. Dưới đây là công thức nấu nước lẩu đơn giản nhưng cực kỳ đậm đà:
Đặt nồi lên bếp, cho hai thìa dầu ăn vào. Phi thơm hành, tỏi băm cùng gừng, sả, ớt. Khi các nguyên liệu đã vàng và dậy mùi thơm, thêm nước dùng đã ninh trước đó vào.
Nêm nếm gia vị cho nước lẩu với nước mắm, hạt nêm và đường tùy theo khẩu vị của bạn sao cho vừa miệng. Nếu thích cay, bạn có thể cho thêm sa tế.
Thêm cà rốt, củ cải và khoai môn vào nồi nước dùng. Đậy nắp và tiếp tục ninh nước lẩu trong vòng 10 - 15 phút để các loại củ quả mềm và nước dùng ngọt hơn.
Cuối cùng, cho nấm hương, nấm kim châm, và nấm đùi gà vào, mang lại hương vị thơm ngon và phong phú cho nước lẩu.
Lọc nước dùng, bắc lại lên bếp, cho hỗn hợp phi thơm vào.
Nấu sôi, nếm gia vị với muối hột, bột ngọt, đường, bột chanh.
Nấu nước lẩu gà, nêm nếm gia vị
Bước 4: Thưởng thức
Múc nước lẩu vào nồi, cho thịt gà, rau vào nấu chín.
Dùng kèm bún, chấm nước mắm ớt tăng hương vị.
Lẩu gà chanh ớt hấp dẫn
7. Cách nấu lẩu gà ớt hiểm
7.1. Nguyên liệu chuẩn bị
Gà ta: 1 con (khoảng 1.2kg)
Ớt hiểm: 100g
Kỷ tử: 5g
Sả: 100g
Tỏi: 20g (băm nhuyễn)
Hành tây: 1 củ (cắt múi cau)
Hành tím: 20g (băm nhuyễn)
Nước tương: 2 muỗng canh
Dầu ăn: 100ml
Hạt nêm: 30g
7.2. Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Làm sạch gà, dùng muối hạt chà xát rồi rửa lại với nước. Chặt gà thành 8 phần vừa ăn.
Giã nhuyễn 1/2 lượng ớt hiểm với muối hạt, chia làm 2 phần: 1 phần dùng ướp gà, 1 phần làm nước chấm.
Ướp gà với hành tím, tỏi băm, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh nước tương, để 15 phút cho thấm gia vị.
Sả rửa sạch, đập dập.
Kỷ tử rửa sạch, để ráo.
Giã nhuyễn ớt xanh với muối hạt
Bước 2: Chiên gà và nấu nước lẩu
Bắc chảo lên bếp, đun sôi 100ml dầu ăn, chiên sơ sả cho dậy mùi thơm, vớt ra.
Chiên gà trong chảo dầu từ 8 - 10 phút đến khi chín vàng, vớt ra cho ráo dầu.
Nấu nước dùng:
Bắc nồi lên bếp, cho 2 lít nước đun sôi.
Cho hành tây, sả đã chiên và gà chiên vào.
Tiếp tục cho 100g ớt hiểm nguyên trái, 30g hạt nêm, 1 muỗng canh nước tương, nêm nếm lại cho vừa miệng.
Nấu lửa vừa trong 10 phút đến khi gà chín mềm.
Cuối cùng, cho kỷ tử vào, nẫu thêm 1 phút rồi tắt bếp.
Nấu nước lẩu gà ớt hiểm
Bước 3: Thưởng thức
Lẩu gà ớt hiểm được dịch ra nồi lẩu điện để giữ độ nóng.
Thưởng thức cùng bún tươi hoặc mì tươi.
Chấm với muối ớt hiểm đã giã nhuyễn hoặc nước mắm chanh tỏi ớt.
Thành phẩm món lẩu gà ớt hiểm
8. Cách mua gà tươi ngon, đảm bảo chất lượng
Chọn được gà tươi ngon, an toàn không chỉ giúp món ăn thơm ngon hơn mà còn đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn nhận biết và chọn mua gà đúng chuẩn.
8.1. Cách chọn gà còn sống
Đối với gà còn sống, bạn cần quan sát kỹ các đặc điểm sau để nhận diện gà khỏe mạnh:
Dáng đi và phản xạ: Gà khỏe sẽ di chuyển nhanh nhẹn, linh hoạt, hoạt động tích cực. Ngược lại, những con gà có dấu hiệu ủ rũ, chậm chạp, cụp đuôi hoặc gật gù thường là gà bị bệnh.
Lông gà: Gà khỏe có bộ lông mượt, bóng và ôm sát cơ thể. Ngược lại, gà bệnh thường xù lông, lông dựng đứng hoặc có dấu hiệu ẩm ướt.
Mắt và mỏ: Nên chọn gà có đôi mắt tinh anh, sáng rõ. Gà bị bệnh thường có mắt lờ đờ, nhắm nghiền, đôi khi chảy dịch ở mắt và mũi.
Chân và mào: Chân gà khỏe thường chắc chắn, không có dấu hiệu sưng tấy hay bầm tím. Mào gà phải có màu đỏ tươi, không bị tím tái hoặc nhợt nhạt.
8.2. Cách chọn gà làm sẵn
Nếu mua gà đã được làm sạch, bạn nên lưu ý một số yếu tố quan trọng sau:
Kích cỡ gà: Nên chọn những con gà có trọng lượng vừa phải, không quá nhỏ cũng không quá lớn. Nếu gà quá nhỏ có thể là gà chưa trưởng thành, còn gà quá to có thể đã bị bơm nước.
Màu sắc da gà: Gà ngon có lớp da màu vàng óng tự nhiên, mỏng mịn, không quá gồ ghề. Khi ấn vào, da có độ đàn hồi tốt.
Thịt bên trong: Phần thịt gà tươi sẽ có màu đỏ hồng tự nhiên, không có vết bầm, tụ máu hay màu sắc bất thường. Nếu thịt gà có màu xám hoặc nhạt màu, có thể đó là gà chết trước khi làm thịt.
Kiểm tra bao bì (nếu mua gà đóng gói): Nên quan sát hạn sử dụng và ngày đóng gói. Đảm bảo bao bì còn nguyên vẹn, không bị rách hoặc có dấu hiệu rò rỉ nước.
Nên chọn những con gà có trọng lượng vừa phải
Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có ngay một nồi lẩu hấp dẫn để thưởng thức cùng người thân và bạn bè. Đừng quên biến tấu hương vị theo sở thích và chia sẻ thành quả của bạn nhé. Hãy theo dõi ngay Góc tư vấn của Điện Máy Chợ Lớn để biết thêm nhiều công thức nấu ăn ngon và hấp dẫn.