Cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện dẻo thơm, chuẩn Sài Gòn
Tác giả: Lê LinhNgày cập nhật: 25/04/202558Tác giả: Lê Linh15240
Cơm tấm là món ăn quen thuộc, đậm chất Sài Gòn và được nhiều người yêu thích. Giờ đây, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện để chế biến món ngon này ngay tại nhà. Chỉ với vài bước đơn giản và một chút bí quyết nhỏ, bạn sẽ có ngay phần cơm tơi xốp, thơm dẻo đúng điệu.
Cơm tấm là món ăn quen thuộc, đậm chất Sài Gòn
1. Xem nhanh cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện
Thời gian chuẩn bị
Thời gian chế biến
Khẩu phần
Độ khó
5 phút
45 phút
3 người
Dễ
2. Chuẩn bị
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu
Định lượng
Gạo tấm
100g
Muối
1/2 muỗng cafe
Dầu ăn
1 muỗng cafe
Cách chọn mua gạo tấm ngon
Để nấu được món cơm tấm thơm ngon, điều quan trọng đầu tiên là phải chọn đúng loại gạo tấm chất lượng. Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn nhận biết và lựa chọn gạo tấm ngon:
Ưu tiên gạo tấm đã sàng lọc kỹ: Hãy chọn loại gạo tấm đã được làm sạch, không bị pha trộn với các loại gạo khác hay lẫn tạp chất như trấu, bụi, sạn. Gạo đạt chuẩn thường được đóng gói kỹ, bảo quản tốt và có độ đồng đều cao.
Quan sát màu sắc và hình dạng hạt gạo: Gạo tấm ngon có màu trắng đục tự nhiên, không ngả vàng, không có dấu hiệu mốc hay bị mọt. Tránh chọn gạo có hạt quá đen, vụn nát quá nhiều hoặc có mùi lạ vì đó có thể là gạo cũ hoặc kém chất lượng.
Kiểm tra bằng cảm quan: Bạn có thể thử cắn nhẹ vài hạt gạo khô, nếu gạo giòn, dễ gãy là gạo mới, nếu cứng và dai có thể là gạo cũ. Gạo tấm ngon sau khi nấu sẽ cho ra hạt cơm ráo nhưng không khô, mềm, tơi xốp, ngọt nhẹ và vẫn giữ được hương vị thơm ngon ngay cả khi để nguội.
Mua gạo từ nguồn uy tín: Ưu tiên mua tại các cửa hàng, siêu thị uy tín, nơi bán gạo có bao bì rõ ràng, đầy đủ thông tin như: Nơi sản xuất, hạn sử dụng, ngày đóng gói. Tránh mua gạo bán trôi nổi, không có nhãn mác rõ ràng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hãy chọn loại gạo tấm đã được làm sạch, không bị pha trộn với các loại gạo khác
Chuẩn bị dụng cụ
Nồi cơm điện
Rổ hoặc rá nhỏ
Thau
Muỗng đong
Chén/ly đong gạo và nước
Muôi xới cơm
3. Hướng dẫn cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện
Bước 1: Ngâm gạo
Trước tiên, bạn nên ngâm gạo tấm trong khoảng 20–30 phút để hạt gạo hút đủ nước, giúp cơm chín đều hơn khi nấu.
Sau đó, để gạo ráo trong khoảng 10 phút nhằm tránh tình trạng cơm bị nhão hay dính bết.
Bạn nên ngâm gạo tấm trong khoảng 20–30 phút
Bước 2: Vo gạo
Tiếp theo, vo gạo với nước sạch nhiều lần cho đến khi nước trong, không còn đục. Việc này giúp loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất còn bám trên hạt gạo, từ đó cơm sau khi nấu sẽ thơm ngon và sạch hơn.
Vo gạo với nước sạch nhiều lần cho đến khi nước trong, không còn đục
Bước 3: Đong nước
Lượng nước cần cho vào tùy thuộc vào độ khô hoặc mềm bạn mong muốn. Thông thường, bạn nên thêm khoảng nửa chén nước so với lượng gạo.
Ví dụ: Nếu dùng 2 chén gạo, bạn hãy đong khoảng 2.5 chén nước. Đây là cách không chỉ giúp cơm giữ được độ tơi mà không bị khô cứng.
Nên thêm khoảng nửa chén nước so với lượng gạo
Bước 4: Thêm gia vị
Để tăng hương vị cho cơm tấm, bạn có thể cho thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn và nửa muỗng cà phê muối vào nồi trước khi nấu.
Có thể cho thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn và nửa muỗng cà phê muối
Bước 5: Tiến hành nấu cơm
Đóng nắp nồi cơm điện và bật chế độ nấu như bình thường. Trong lúc chờ, bạn không cần mở nắp hay khuấy cơm để tránh làm mất nhiệt và ảnh hưởng đến chất lượng cơm.
Bước 6: Ủ cơm
Khi nồi chuyển sang chế độ “warm” (giữ ấm), bạn nên để yên thêm 15 phút trước khi rút điện.
Sau đó tiếp tục ủ thêm 10 phút nữa trước khi mở nắp.
Tiếp tục ủ cơm sau khi nồi chuyển sang chế độ “warm”
4. Trình bày và thưởng thức
Khi cơm đã chín, bạn xới tơi nhẹ tay để cơm bông xốp và tỏa hương. Cơm tấm sẽ ngon nhất khi ăn kèm với sườn nướng, bì, chả trứng, trứng ốp la cùng đồ chua và mỡ hành. Đừng quên chan thêm một chút nước mắm chua ngọt để làm dậy hương vị đặc trưng.
Có thể trình bày cơm thành từng phần riêng hoặc xếp gọn gàng trong dĩa, thêm rau sống, dưa leo thái lát để món ăn thêm phần bắt mắt và hấp dẫn.
Cơm tấm sẽ ngon nhất khi ăn kèm với sườn nướng, bì, chả trứng, trứng ốp la,...
5. Những lưu ý để nấu món cơm tấm bằng nồi cơm điện ngon, chuẩn vị
Để món cơm tấm đạt được độ thơm ngon, mềm dẻo và không bị khô hay nát, bạn nên ghi nhớ những điểm quan trọng sau:
Ngâm gạo trước khi nấu: Việc ngâm gạo trong khoảng 20–30 phút giúp hạt gạo tấm hút nước đều hơn, khi nấu sẽ chín đều, giữ được độ nguyên hạt và không bị vỡ vụn.
Dùng nước lọc thay vì nước máy: Nên ưu tiên sử dụng nước lọc sạch để nấu cơm. Nước máy hoặc nước đun sôi để nguội có thể chứa tạp chất hoặc mùi clo nhẹ, dễ ảnh hưởng đến hương vị tự nhiên của cơm.
Cân đối tỷ lệ nước và gạo: Tỷ lệ lý tưởng khi nấu cơm tấm là 1 phần gạo : 1.2 phần nước. Với tỷ lệ này, cơm sau khi nấu sẽ vừa chín tới, không quá khô nhưng cũng không bị nhão.
Tăng hương vị với lá dứa: Để cơm thêm thơm và hấp dẫn, bạn có thể thêm một vài lá dứa tươi vào nồi trong lúc nấu. Có thể đặt lá dứa lót dưới đáy nồi hoặc cho vào trực tiếp cùng gạo và nước.
Không mở nắp trong khi nấu: Trong suốt quá trình nấu, hạn chế mở nắp nồi để tránh làm bay hơi nước. Việc mất nhiệt và hơi sẽ khiến cơm bị sống hoặc khô không đều.
Cho cơm thời gian nghỉ sau khi nấu: Khi nồi chuyển sang chế độ giữ ấm, bạn nên để cơm "nghỉ" thêm khoảng 15 phút. Đây là cách giúp hơi nước trong nồi tiếp tục lan tỏa, làm hạt cơm khô ráo hơn, không bị dính và dễ xới tơi hơn.
Trong suốt quá trình nấu, hạn chế mở nắp nồi
Với cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện vừa đơn giản vừa tiện lợi, bạn không cần ra hàng quán mà vẫn có thể thưởng thức một bữa cơm thơm ngon đậm đà tại nhà. Hãy thử áp dụng công thức trên, biến tấu thêm với sườn nướng, chả trứng hay trứng ốp la để tạo nên một đĩa cơm tấm chuẩn vị và hấp dẫn cho cả gia đình.
Đừng quên theo dõi Góc tư vấn của Điện Máy Chợ Lớn để biết thêm nhiều công thức nấu ăn ngon ngay tại nhà bạn nhé.