Cơm tấm là món ăn quen thuộc của người Sài Gòn, nổi bật với phần sườn nướng đậm đà, bì chả béo thơm và nước mắm chan đặc trưng. Giờ đây, bạn hoàn toàn có thể tự tay nấu món cơm tấm chuẩn vị ngay tại nhà với những nguyên liệu dễ tìm và cách làm không hề phức tạp. Hãy cùng vào bếp và tham khảo công thức dưới đây để có ngay một đĩa cơm tấm ngon đúng điệu, chẳng kém gì ngoài tiệm!
Chế biến cơm tấm ngon đúng chuẩn Sài Gòn ngay tại nhà
Nguyên liệu làm cơm tấm sườn bì chả
Bước 1: Nấu cơm
Vo sạch gạo tấm 2 - 3 lần để loại bỏ bụi và tạp chất. Sau đó, nấu gạo với lượng nước vừa phải để cơm mềm nhưng không nhão. Nên dùng nồi cơm điện hoặc xửng hấp để giữ hạt tấm được tơi đều và dẻo nhẹ, đúng kiểu truyền thống.
Bước 2: Chế biến sườn cốt lết nướng
Sườn cốt lết nướng vàng đều, thơm lừng, lên màu hấp dẫn
Bước 3: Chế biến bì lợn
Bì heo trộn thịt nạc sợi mỏng, thấm đều gia vị, chuẩn vị cơm tấm
Bước 4: Làm chả trứng
Chả trứng hấp vàng đều, mềm mịn, cắt miếng đẹp mắt ăn cùng cơm tấm
Thành phẩm
Thành quả đĩa cơm tấm sườn bì chả thơm ngon hấp dẫn
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm cơm tấm sườn trứng
Bước 1: Sơ chế và ướp sườn
Sơ chế và ướp sườn cốt lết với gia vị để thịt mềm và thấm đều
Bước 2: Chế biến các nguyên liệu khác
Sơ chế mỡ heo, hành lá, hành tím và tỏi để chuẩn bị nguyên liệu
Bước 3: Nướng sườn
Trước khi nướng, hãy phết một lớp dầu ăn mỏng lên vỉ để tránh thịt bị dính. Đặt miếng sườn đã ướp lên và nướng trên bếp than hoặc lò nướng cho đến khi thịt chín đều, có màu nâu vàng đẹp mắt và dậy mùi thơm đặc trưng.
Nướng sườn cốt lết đến khi chín đều, vàng nâu và dậy mùi thơm
Bước 4: Làm mỡ hành và tóp mỡ
Rưới mỡ nóng lên hành lá để làm mỡ hành chuẩn ngon, bắt mắt
Bước 5: Chiên trứng
Đập trứng vào chảo có sẵn dầu nóng. Rán một mặt đến khi lòng trắng chín và vàng nhẹ, sau đó lật mặt còn lại để trứng chín đều. Có thể điều chỉnh độ chín theo sở thích (lòng đào hoặc chín hẳn).
Chiên trứng gà vàng đều, lòng đào hay chín kỹ tùy khẩu vị
Thành phẩm
Một phần cơm tấm sườn trứng hoàn chỉnh sẽ có cơm tấm nóng hổi, sườn nướng mềm thấm vị, trứng chiên vàng óng, kèm theo mỡ hành thơm và tóp mỡ giòn béo. Khi chan thêm nước mắm chua ngọt sánh nhẹ lên trên, tất cả hòa quyện tạo nên hương vị đậm đà, hấp dẫn không thua gì món ăn ở tiệm.
Cơm tấm sườn trứng nóng hổi, hấp dẫn chẳng kém ngoài tiệm
Bước 1: Nấu hỗn hợp 3 muỗng nước mắm, 3 muỗng đường, 3 muỗng nước ấm và 1 muỗng giấm đến khi sôi và khuấy đều. Sau khi hỗn hợp nguội, thêm vào 1/2 muỗng mắm và 1/2 muỗng giấm để điều chỉnh hương vị vừa miệng.
Bước 2: Rửa sạch: ớt, sau đó đổ nước lạnh đủ ngập ớt và nấu sôi cho đến khi ớt mềm, sau đó dầm nhuyễn ớt bằng thìa.
Bước 3: Đun nóng 1 muỗng dầu ăn, cho 1 muỗng tỏi vào phi thơm, sau đó cho phần ớt đã dầm nhuyễn vào, thêm 1 muỗng đường, 1 muỗng giấm, nấu sôi khoảng 5 phút. Tắt bếp, để nguội rồi trộn phần ớt vào hỗn hợp nước mắm đã nấu.
Nước mắm khi pha xong sẽ có màu sắc hấp dẫn, hương vị cân bằng giữa mặn và cay, làm cho món cơm tấm thêm phần ngon miệng.
Công thức pha mắm sánh kẹo hấp dẫn dùng để ăn cơm tấm
Chuẩn bị nguyên liệu ướp sườn
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu quen thuộc như:
Mẹo giúp sườn mềm và dễ thấm gia vị
Để tăng độ mềm của thịt, bạn có thể lựa chọn một trong hai cách sau:
Trước khi ướp, nhớ thấm khô mặt thịt bằng khăn sạch để gia vị bám và thấm đều hơn. Sau đó, ướp sườn ít nhất từ 2 - 3 tiếng, hoặc tốt nhất để qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh để miếng thịt ngấm vị đậm đà.
Cách ướp sườn cốt lết cơm tấm đậm đà như nhà hàng
Nấu cơm tấm tại nhà bằng nồi cơm điện tuy đơn giản nhưng vẫn cần một vài mẹo nhỏ để cơm được tơi, thơm và dẻo vừa phải như ngoài tiệm. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
Ngâm gạo trước khi nấu
Gạo tấm có hạt nhỏ nên cần được ngâm trước để nấu chín đều hơn. Ngâm gạo trong nước khoảng 20 - 30 phút, sau đó vo nhẹ và để ráo trước khi nấu.
Cách đong nước
Tùy khẩu vị bạn thích cơm khô hay mềm mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp. Tuy nhiên, công thức chuẩn để nấu cơm tấm là:
Số chén gạo thêm ½ chén nước
Ví dụ: nếu nấu 2 chén gạo, bạn nên dùng 2.5 chén nước.
Mẹo nhỏ khi nấu cơm: Để cơm không bị dính đáy nồi và có màu đẹp hơn, bạn nên cho thêm vào nồi:
Trộn đều gạo với nước, muối và dầu trước khi bấm nút nấu.
Ủ cơm sau khi chín
Khi nồi cơm chuyển sang chế độ "giữ ấm", bạn nên để cơm tiếp tục hâm trong nồi khoảng 15 phút. Sau đó, rút điện và ủ thêm 10 phút nữa trước khi mở nắp. Cách này giúp hạt cơm chín đều, không bị nát hoặc dính đáy nồi, giữ được độ tơi và dẻo nhẹ đặc trưng của cơm tấm.
Cách nấu cơm tấm đơn giản tại nhà bằng nồi cơm điện
Chỉ với vài bước không quá phức tạp, bạn đã có thể tự tay chuẩn bị một đĩa cơm tấm chuẩn vị Sài Gòn tại nhà - đầy đủ sườn nướng, bì, chả trứng cùng nước mắm chan đậm đà. Mỗi công đoạn tuy đơn giản nhưng góp phần tạo nên một bữa ăn thơm ngon, bắt mắt và trọn vẹn hương vị như dùng tại quán.
Nếu bạn thấy hứng thú với những món ăn đậm chất Việt như cơm tấm, đừng quên ghé thăm Góc Tư vấn của Điện Máy Chợ Lớn để khám phá thêm thật nhiều công thức nấu ăn hấp dẫn khác, cùng những mẹo bếp hữu ích giúp việc nội trợ mỗi ngày trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn!
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.