0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

Cách nấu cháo chân bò mềm ngon bổ dưỡng cho cả gia đình

Tác giả: Quốc TrọngNgày cập nhật: 23/05/202537
 

Cháo dựng bò, thường gọi là cháo chân bò, là món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, và đem lại sự ấm áp cho gia đình và người thân yêu. Món này là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn bổ sung dinh dưỡng cho cả nhà. Với công thức đơn giản dưới đây, bạn có thể dễ dàng chế biến món cháo này ngay tại nhà.

Hướng dẫn cách làm cháo chân bò bổ dưỡngCháo chân bò bổ dưỡng

1. Chuẩn bị nguyên liệu nấu cháo chân bò

Nguyên liệuĐịnh lượng
Chân bò (dựng bò)2.6 kg
Đậu xanh150g
Gạo200g
Đậu phộng300g
Củ mì1.5 kg
Củ nghệ200g
Gừng100g
Đu đủ1 quả (khoảng 1kg)
Rau mồng tơi300g
Hành lá, ngò gai (rau nêm)1 ít
Tỏi băm1/2 muỗng canh
Hành băm1/2 muỗng canh
Muối hạt50g
Gia vị thông dụng1 ít (muối, đường, hạt nêm, tiêu...)

2. Cách chọn mua nguyên liệu nấu cháo chân bò

Chọn mua chân bò tươi ngon

  • Chọn những miếng dựng bò có màu hồng tươi, vết cắt tự nhiên, sáng và khô ráo.
  • Nên chọn giò chân trước vì phần này hoạt động nhiều nên thịt và gân thường chắc và giòn hơn.
  • Tránh chọn chân giò có màu không tự nhiên, bị nhớt hoặc có hạt lạ bên trong.

Chọn mua đậu xanh

  • Nên lựa những hạt đậu xanh có màu xanh lục, bề mặt mịn và tươi.
  • Ưu tiên hạt bầu dục, hai đầu hơi tròn. Tránh hạt không cân đối vì thường không ngon.
  • Tránh mua hạt bị nấm mốc, màu sắc không đều hoặc có mùi hôi.

Chọn mua đậu phộng ngon

  • Hạt đậu phộng ngon thường to, tròn, chắc.
  • Vỏ ngoài đều màu, sáng bóng và khô ráo.
  • Tránh chọn hạt có mùi lạ hoặc bề mặt bị mốc, nấm đen.

BI quyết mua chân bò nấu cháo ngonChân bò tươi ngon

3. Cách nấu cháo chân bò thơm ngon, mềm nhừ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Chân bò: Thui sơ phần da, chặt thành khúc vừa ăn, rửa sạch và để ráo.
  • Đu đủ: Bỏ vỏ, lấy hạt ra, cắt thành miếng nhỏ.
  • Củ nghệ: Gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành khúc.

Sơ chế nguyên liệu làm cháo chân bòSơ chế nguyên liệu

Bước 2: Ướp chân bò với gừng xay khử mùi

  • Xay 100gr gừng cùng 200ml nước.
  • Đổ hỗn hợp lên dựng bò, xoay đều để thấm đều nước gừng.
  • Ướp trong 30 phút để khử mùi hôi và làm thịt thơm ngon hơn.

Ướp chân bò với gừng xay khử mùiSơ chế chân bó

Bước 3: Xào dựng bò

  • Bắc nồi, đợi nóng, cho 1 muỗng dầu ăn, hành tỏi băm phi thơm.
  • Cho dựng bò đã ướp vào, đảo đều.
  • Đậy nắp, nấu khoảng 15 phút giúp thịt săn và ngấm gia vị.

Tiến hành xào chân bòXào chân bò

Bước 4: Hầm dựng bò với nguyên liệu khác

  • Sau 15 phút nấu, thịt bò đã gần chín, bạn hãy thêm các thành phần sau vào nồi: 300g đậu phộng, đu đủ cắt khúc, củ nghệ tươi, 50g muối hạt, 1 muỗng canh hạt nêm và 1 muỗng canh bột ngọt, cùng với 4 lít nước.
  • Sử dụng vá canh để khuấy đều hỗn hợp này trong nồi.
  • Hạ nhỏ lửa và tiếp tục ninh nồi trong khoảng 2,5 giờ. Thời gian ninh lâu nhằm giúp thịt bò mềm và hoà quyện hương vị giữa các nguyên liệu.

Công đoạn hầm dựng bòHầm chân bò với đu đủ, đậu phộng,...

Bước 5: Lấy nguyên liệu đã hầm ra

  • Sau khi đã ninh bò được khoảng 3 giờ và để nguội, tổng cộng khoảng 5,5 giờ từ khi bắt đầu, thịt bò đã mềm nhừ.
  • Dùng vá vớt từng miếng thịt bò và đu đủ ra đĩa riêng.
  • Sơ chế thịt bò đã ninh: Lọc bỏ phần xương, cắt phần gân và thịt bò thành những miếng vừa ăn.

Dùng vá vớt từng miếng thịt bò và đu đủ ra đĩa riêngVớt chân bò ra ngoài để nguội

Bước 6: Chuẩn bị nấu cháo cơ bản

  • Sử dụng nước hầm còn lại trong nồi sau khi đã vớt thịt bò và đu đủ ra.
  • Thêm gạo và đậu xanh đã rửa sạch vào nồi nước này.
  • Bổ sung thêm 2 lít nước nữa.
  • Nấu với lửa vừa khoảng 1 giờ cho đến khi cháo chín. Thời gian này giúp gạo và đậu xanh nở đều, tạo độ sánh cho cháo.

Thêm gạo và đậu xanh vào nồi đang hầmNấu cháo chân bò

Bước 7: Thêm thịt bò và đu đủ vào cháo

Sau khi cháo đã nấu 1 giờ và gạo, đậu xanh đã nở bung, từ từ cho thịt bò và đu đủ vào nồi cháo. Thêm 1 lít nước nữa.

 Thêm thịt bò và đu đủ vào cháoCho chân bò cùng các nguyên liệu vào cháo

Bước 8: Nêm gia vị và hoàn thiện

  • Nêm vào nồi cháo 1 muỗng canh bột ngọt, 1,5 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh hạt nêm.
  • Khuấy cho tất cả được đảo đều và tiếp tục nấu thêm 5 phút nữa.
  • Nêm nếm lại để cháo hợp khẩu vị của bạn. Nấu thêm 10 phút nữa sau đó hãy tắt bếp.

Nêm gia vị cho nồi cháoNêm nếm thêm gia vị món cháo đậm đà

Bước 9: Thành phẩm và thưởng thức cháo bò

  • Cháo bò sau khi hoàn thiện có màu sắc hấp dẫn. Hương vị đậm đà hòa quyện giữa béo ngậy của thịt bò, ngọt mềm của đu đủ, bùi bùi của đậu phộng và mùi thơm dịu của củ nghệ, tạo nên món ngon mới lạ và hấp dẫn.
  • Món này không chỉ ngon mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chắc chắn sẽ làm cả gia đình hài lòng.
  • Múc cháo ra tô, thêm một ít rau nêm như hành lá, ngò gai đã thái nhỏ (nếu thích). Thưởng thức khi cháo còn nóng sẽ ngon nhất!

Thành phẩm món cháo chân bò mềm ngọtMón cháo chân bò mềm, ngọt tự nhiên

4. Lưu ý cách nấu cháo chân bò mềm, sánh mịn

Lựa chọn và sơ chế chân bò

Lựa chân bò: Tìm chân bò tươi, màu sắc tự nhiên, không có mùi lạ. Chân trước thường chứa nhiều gân và thịt, mang lại nước dùng ngọt và cháo thơm ngon hơn.

Vệ sinh kỹ lưỡng: Đây là bước chủ yếu để khử bỏ mùi hôi đặc trưng từ bò.

  • Cạo sạch lông và móng: Sử dụng dao để cạo sạch lông thừa và làm vệ sinh kẽ móng kỹ càng.
  • Rửa kỹ với muối và gừng/giấm: Chà chân bò với muối, gừng đập dập hoặc giấm/chanh để khử mùi hôi. Rửa sạch lần nữa dưới vòi nước.
  • Chần qua nước sôi: Đun sôi một nồi nước lớn, chần chân bò trong 10-15 phút. Trong quá trình chần, liên tục vớt bỏ bọt bẩn nổi lên. Sau đó, vớt chân bò ra và rửa lại dưới nước lạnh. Bước này đảm bảo nước dùng trong và không có mùi hôi.

Hầm chân bò và nấu nước dùng

  • Liên tục vớt bọt: Trong suốt quá trình hầm, vớt bọt đều đặn để nước trong, tránh tình trạng đục hay có mùi lạ.
  • Không thêm nước lạnh giữa chừng: Nếu cần thêm nước khi hầm, hãy đun sôi trước khi cho vào nồi. Thêm nước lạnh đột ngột có thể làm thịt dai và nước dùng bị đục.
  • Thêm gia vị tạo hương thơm: Khi hầm, bạn có thể thả vào vài củ hành tây nướng, gừng nướng, hoặc sả đập dập để nước dùng thêm thơm, ngọt và giảm mùi bò.

Nấu cháo

  • Chọn gạo và ngâm: Ưu tiên sử dụng gạo tẻ hoặc kết hợp với ít gạo nếp (tỷ lệ 8:2 hoặc 9:1) để cháo dẻo và mịn. Ngâm gạo 30 phút - 1 giờ trước khi nấu để gạo nhanh mềm và cháo ngon hơn.
  • Rang gạo (tùy chọn): Rang sơ gạo trên chảo nóng đến khi gạo hơi vàng và thơm, giúp cháo có mùi đặc trưng và không bị nát quá.
  • Tỷ lệ nước và gạo: Phụ thuộc vào độ sánh mong muốn, nhưng thường là 1:8 đến 1:10 (1 phần gạo, 8-10 phần nước).
  • Khuấy đều và thường xuyên: Khi nấu cháo, khuấy đều tay để tránh cháy đáy nồi và giúp hạt gạo nở đều, tạo độ sánh mịn.

Bí quyết cách chế biến cháo chân bò mềmLưu ý cách nấu cháo chân bò thơm, ngon, không bị hôi

Cách nấu cháo chân bò đòi hỏi sự khéo léo, từ bước sơ chế kỹ lưỡng, bí quyết hầm xương tạo nước dùng đậm đà, đến cách tạo nên cháo thơm ngon, dẻo mịn. Hy vọng bạn đã nắm được một số bí quyết hữu ích. Không chỉ là một món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng, cháo chân bò còn là phương thuốc dân gian tuyệt diệu, đặc biệt có lợi cho hệ xương khớp. Hãy tự tin thực hiện món này để đãi gia đình và bạn bè, cùng nhau tận hưởng hương vị ấm cúng và đậm chất.

Đừng quên theo dõi Món ngon mỗi ngày của Điện Máy Chợ Lớn để khám phá thêm nhiều món ăn chay ngon miệng, dễ làm mỗi ngày!

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Từ khóa

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app
app_storeapp_store