0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

Cách nấu lẩu Thái bằng gói gia vị cực ngon, nhanh gọn tại nhà

Tác giả: Lê LinhNgày cập nhật: 28/04/202558
 

Lẩu Thái là món ăn nổi bật với hương vị chua cay hấp dẫn, kết hợp mùi thơm của sả và lá chanh. Nếu bạn muốn thưởng thức nồi lẩu chuẩn vị mà không mất nhiều thời gian, chỉ cần sử dụng gói gia vị lẩu Thái hoặc chai gia vị pha sẵn. Hãy cùng khám phá cách nấu lẩu Thái bằng gói gia vị dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo thơm ngon qua công thức dưới đây.

Món lẩu thái với nhiều topping hải sản
Nấu lẩu Thái bằng gói gia vị tiện lợi thơm ngon

1. Xem nhanh cách làm

Cách làmThời gian chuẩn bịThời gian chế biếnKhẩu phầnĐộ khó
Lẩu Thái bằng gói gia vị15 phút20–25 phút3–4 ngườiDễ

2. Chuẩn bị

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệuĐịnh lượng
Gói gia vị lẩu Thái1 gói
Nước lọc1.5–2 lít
Sả cây2 cây
Lá chanh, ớt, tỏiTùy ý
Tôm, mực, cá, nghêu500–700g
Thịt bò, bạch tuộc, nấm, rauTùy chọn
Mì, bún, miếnTùy ý

Nguyên liệu thịt bò, tôm, rau cải, gói gia vị để nấu lẩu

Nguyên liệu chính nấu lẩu Thái

Cách chọn nguyên liệu ngon

Để nồi lẩu Thái bằng gói gia vị đạt chuẩn hương vị chua cay đặc trưng, việc lựa chọn nguyên liệu đóng vai trò then chốt:

Gói gia vị lẩu Thái:

Nên chọn các gói gia vị từ thương hiệu uy tín như Barona, Cholimex, Lobo, hoặc Knorr Thái để đảm bảo hương vị đúng chuẩn và an toàn. Nếu dùng chai gia vị lẩu Thái, bạn nên lắc kỹ trước khi sử dụng để phần tinh dầu và gia vị không bị đọng dưới đáy.

Các loại gia vị lẩu Thái đang hot

Top những gói gia vị nấu lẩu Thái

Hải sản tươi sống:

  • Tôm nên còn sống hoặc có lớp vỏ bóng, mùi tự nhiên.
  • Mực ngon có lớp da trơn bóng, thịt săn chắc, không chảy nhớt.
  • Nghêu hoặc sò nên chọn loại còn sống, ngâm nước muối để nhả cát trước khi nấu.

Dụng cụ cần có

  • Nồi lẩu điện hoặc bếp gas mini
  • Muỗng khuấy, dao, thớt
  • Rổ rau, đĩa đựng topping

3. Hướng dẫn cách nấu lẩu Thái bằng gói gia vị

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Sơ chế các loại rau, nấm, hải sản và thịt. Tôm bóc vỏ, bỏ đầu và rút chỉ đen ở lưng để tránh bị đắng, có thể giữ lại phần đuôi để món ăn thêm đẹp mắt. Mực tươi được làm sạch, bỏ phần túi mực và nội tạng bên trong, sau đó cắt khoanh tròn hoặc khứa nhẹ theo kiểu caro giúp mực chín đều và bắt mắt khi nhúng lẩu.

Thịt bò thái lát mỏng theo thớ ngang để khi nhúng không bị dai, nếu để lạnh nhẹ trước khi thái sẽ dễ hơn.

Rau xanh như cải thảo, rau muống, rau nhút… cần được nhặt kỹ, rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, sau đó để ráo nước. Các loại nấm như kim châm, bào ngư hay nấm đùi gà thì cắt bỏ gốc, rửa sạch rồi tách nhỏ vừa ăn.

Các nguyên liệu được sơ chế và bày ra đĩa

Sơ chế các loại nguyên liệu nấu lẩu

Bước 2: Nấu nước lẩu Thái bằng gói gia vị

Đun sôi khoảng 1.5 – 2 lít nước. Cho gói gia vị lẩu Thái (hoặc cách nấu lẩu Thái bằng chai gia vị) vào nồi, khuấy đều cho tan. Thêm sả đập dập, lá chanh, ớt và tỏi để nước lẩu thơm hơn. Đây chính là cách nấu nước lẩu Thái bằng gói gia vị vừa nhanh, vừa đậm đà.

Đổ gói gia vị lẩu thái vào nồi lẩu

Cho gói lẩu Thái vào nồi nước dùng đun sôi

Bước 3: Hoàn thiện

Khi nước lẩu sôi, bạn nhúng dần nguyên liệu vào, từ thịt, hải sản đến rau, nấm và mì. Có thể thêm nước nếu dùng lâu để tránh mặn.

Sắp các đĩa thức ăn bên cạnh nồi lẩu để chuẩn bị nhúng lẩu

Nước lẩu thơm ngon, chuẩn vị Thái

4. Trình bày và thưởng thức

Sau khi hoàn tất nước lẩu, bạn múc nước dùng ra nồi lẩu điện hoặc nồi chuyên dụng, đặt giữa bàn ăn. Xếp các nguyên liệu nhúng như tôm, mực, cá, thịt bò, nghêu, bạch tuộc, nấm, rau muống, cải thảo... lên đĩa riêng, bày biện đẹp mắt quanh nồi lẩu.

Khi thưởng thức, đợi nước lẩu sôi lại rồi lần lượt cho hải sản, thịt, rau vào nhúng. Nhúng thực phẩm vừa chín tới để giữ được độ ngọt tự nhiên và độ giòn. Ăn kèm với mì gói hoặc bún tươi sẽ giúp món lẩu thêm phần hấp dẫn.

Lẩu Thái dùng nóng mới ngon, cảm nhận vị chua cay đặc trưng, thơm nồng mùi sả, lá chanh và các gia vị đậm đà, rất kích thích vị giác.

Món lẩu thái hấp dẫn, đậm màu

Lẩu Thái chua cay thơm ngon hấp dẫn

5. Một số lưu ý khi thực hiện nấu lẩu Thái bằng gói gia vị

  • Nếm thử và điều chỉnh gia vị: Khi sử dụng gói gia vị lẩu Thái, nên cho từ từ và nếm thử trước để tránh nước dùng quá mặn hoặc quá gắt. Có thể thêm nước cốt chanh tươi để tăng độ chua tự nhiên, hoặc bổ sung nước mắm ngon để cân bằng vị đậm đà theo ý thích.
  • Chú ý mức độ cay và chọn nước dùng: Nếu nhà có trẻ nhỏ, nên giảm lượng ớt hoặc chia nước lẩu thành hai phần với độ cay khác nhau. Để nước lẩu ngọt thanh hơn, bạn có thể hầm xương ống, xương gà hoặc thêm thịt gà tươi vào cùng nước dùng.
  • Cách nấu để nước dùng trong: Khi đun nước lẩu, nên để nồi mở nắp để hơi nước thoát ra, giúp nước dùng trong và không bị đục. Đồng thời, không cho quá nhiều gia vị cùng lúc mà cần điều chỉnh từ từ, nếm lại để đảm bảo hương vị hài hòa.
  • Đọc kỹ hướng dẫn gói gia vị và chuẩn bị nước chấm: Mỗi loại gói gia vị có tỉ lệ pha khác nhau, nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì để pha chuẩn vị nhất. Khi ăn kèm, bạn có thể chuẩn bị nước chấm hải sản xanh, muối ớt xanh hoặc nước mắm tỏi ớt truyền thống để món lẩu thêm đậm đà, hấp dẫn.

Các loại nước chấm ăn cùng lẩu

Ăn kèm với các loại nước chấm hải sản để thêm bùng vị

Cách nấu lẩu Thái bằng gói gia vị thật sự là giải pháp tuyệt vời cho những ai yêu ẩm thực Thái nhưng không có nhiều thời gian nấu nướng. Chỉ với vài thao tác đơn giản và nguyên liệu quen thuộc, bạn đã có ngay một bữa lẩu hấp dẫn, tròn vị, đủ để khiến cả gia đình quây quần và xuýt xoa!

Đừng quên theo dõi Góc tư vấn của Điện Máy Chợ Lớn để biết thêm công thức nấu ăn ngon, dễ làm tại nhà bạn nhé.

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Từ khóa

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app
app_storeapp_store