Lẩu cua đồng không chỉ là món ăn dân dã đậm chất đồng quê mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những bữa cơm sum họp cuối tuần. Vị ngọt thanh từ nước cua, thơm béo từ mắm ruốc, thêm chút rau xanh và topping hấp dẫn. Bài viết này sẽ mách bạn 4 cách nấu lẩu cua đồng từ công thức truyền thống đến biến tấu lạ miệng. Cùng vào bếp và “đổi gió” cho bữa ăn cuối tuần nhé!
Hướng dẫn chi tiết 4 cách làm lẩu cua đồng tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu để nấu lẩu cua đồng
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế các nguyên liệu trước khi nấu
Bước 2: Hầm xương và sơ chế gạch cua
Hầm xương cùng với khoảng 2 lít nước và 2 củ hành tím trong 2 - 3 tiếng để lấy nước dùng ngọt.
Phi thơm tỏi và hành tím băm với một ít dầu ăn, sau đó cho phần gạch cua vào xào cho đến khi dậy mùi thơm, gạch săn lại thì tắt bếp.
Bước 3: Nấu nước cua
Lọc phần nước cua đã chuẩn bị, đổ vào nồi và nêm vào 1 muỗng cà phê muối.
Bắc nồi lên bếp, đun lửa vừa. Khi nước bắt đầu sôi, phần riêu cua sẽ nổi lên bề mặt. Nhẹ tay vớt phần riêu cua ra để riêng.
Lọc bỏ xác và nấu nước cua
Bước 4: Nấu nước lẩu
Phi thơm gia vị và bắt đầu nước lẩu cua
Thưởng thức
Dọn nồi lẩu ra bàn, kèm theo bún tươi, rau sống, thịt bò thái mỏng và đậu hũ. Khi ăn, lần lượt nhúng rau, đậu và thịt bò vào nồi nước lẩu đang sôi. Riêu cua và gạch nổi lên thơm ngậy, hòa quyện với nước dùng ngọt thanh sẽ khiến món ăn thêm trọn vị.
Thành phẩm lẩu cua đồng thơm ngon, có thể ăn kèm với bún và đậu hũ
Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu cua đồng miền Tây
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Nấu nước dùng từ cua đồng
Thả sả đập dập vào nấu nước lẩu cua đồng
Bước 3: Xào nguyên liệu và hoàn thiện nồi lẩu
Quy trình xào nguyên liệu và nấu nước lẩu
Bước 4: Nêm nếm và hoàn thành
Nêm gia vị vừa ăn là có thể thưởng thức
Thành phẩm
Nồi lẩu cua đồng miền Tây sau khi hoàn thành có màu sắc hấp dẫn, hương thơm lan tỏa từ gạch cua, sả và cà chua. Vị ngọt thanh từ thịt cua hòa quyện cùng các loại rau dân dã tạo nên một món ăn đậm chất miền quê nhưng vẫn vô cùng đặc biệt, thích hợp cho những buổi sum họp cuối tuần hay dịp quây quần bên gia đình.
Thành phẩm lẩu cua đồng miền Tây đậm đà hấp dẫn
Nguyên liệu chính của món lẩu cua đồng hột vịt lộn
Bước 1: Lọc cua lấy nước dùng
Sơ chế cua, xay và lọc lấy nước
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu
Tiến hành sơ chế các nguyên liệu và xào chung
Bước 3: Nấu nước lẩu
Đặt nồi nước cua lên bếp, đun với lửa vừa. Khi thấy gạch cua bắt đầu kết tảng và nổi lên mặt, nhẹ nhàng vớt ra để riêng. Không khuấy để tránh làm vỡ phần riêu. Sau đó, đổ phần cà chua đã xào vào nồi nước dùng.
Khi nước lẩu sôi lại, dùng muỗng xắn từng viên chả cá thả vào nồi. Nêm nếm lại nước dùng với muối, hạt nêm và chút đường sao cho vừa miệng.
Khi chả cá đã chín, lần lượt cho nấm rơm, phần cà chua còn lại và đậu hũ chiên vào nồi. Đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Đổ nước cua vừa lọc vào nồi xào để nấu lẩu
Bước 4: Thưởng thức
Khi ăn, đặt nồi lẩu lên bếp gas mini hoặc bếp điện để nước luôn sôi nhẹ. Đập từng quả hột vịt lộn vào nồi lẩu đang sôi, để trứng chín tại bàn.
Ăn kèm với bún tươi, rau mồng tơi, bông bí, mướp hương hoặc bất kỳ loại rau lẩu yêu thích nào. Phần riêu cua đã vớt ra lúc đầu có thể thêm vào từng bát để món ăn thêm đậm vị.
Thành phẩm lẩu cua đồng hột vịt lộn thanh đạm dễ ăn
Nguyên liệu làm lẩu cua đồng cá thác lác
Bước 1: Ướp cá thác lác
Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ phần lá, giữ lại phần đầu trắng.
Cho cá thác lác vào tô, thêm 1 muỗng canh đường, ½ muỗng cà phê hạt nêm và phần lá hành cắt nhỏ.
Dùng muỗng hoặc tay quết đều để cá dẻo, dai và thấm đều gia vị. Để qua một bên.
Sơ chế và ướp cá thác lác
Bước 2: Lọc cua lấy nước
Đổ phần cua xay vào tô lớn, thêm khoảng 1 lít nước lọc, khuấy đều để cua tan trong nước.
Lọc qua rây để loại bỏ xác, chỉ giữ lại phần nước cua nguyên chất. Lặp lại thao tác này khoảng 1 - 2 lần để nước cua mịn hơn.
Đặt nồi nước cua lên bếp, nấu với lửa vừa. Khi nước sôi, riêu cua sẽ nổi lên bề mặt, bạn dùng muỗng nhẹ nhàng vớt ra để riêng.
Xay cua và lọc lấy nước để nấu
Bước 3: Làm chả cua thịt
Cho thịt xay vào tô cùng 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê muối và 2 muỗng cà phê tiêu. Đập trứng vịt vào hỗn hợp rồi trộn đều.
Khi đã có riêu cua từ bước 2, bạn cho vào tô thịt trộn đều để tạo hỗn hợp chả cua thơm béo, sẵn sàng để nấu.
Công thức làm chả cua thịt
Bước 4: Nấu nước lẩu
Đun sôi lại nồi nước cua, sau đó lần lượt múc từng viên chả thịt riêu thả vào. Nấu khoảng 10 phút cho đến khi chả chín.
Tiếp đến, cho đầu hành lá vào nồi, nêm thêm 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng cà phê tiêu.
Đun thêm 5 phút nữa, nếm lại cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành món lẩu
Chuyển nước lẩu sang nồi lẩu điện hoặc bếp ga mini. Khi ăn, đun sôi lại nước lẩu, lần lượt cho rau mồng tơi, rau dền, nấm kim châm vào nhúng. Dùng kèm với bún tươi và chén mắm ớt cay sẽ càng thêm tròn vị.
Hoàn thành món lẩu cua đồng cá thác lác thơm ngon lạ miệng
Với 4 cách nấu lẩu cua đồng đa dạng từ truyền thống đến biến tấu như lẩu cua cá thác lác, lẩu hột vịt lộn hay phong cách miền Tây, hy vọng bạn đã chọn được phiên bản phù hợp để chiêu đãi gia đình dịp cuối tuần. Từng nồi lẩu nóng hổi, thơm lừng không chỉ giúp bữa ăn thêm phần tròn vị mà còn mang lại cảm giác ấm cúng, sum vầy bên những người thân yêu.
Đừng quên theo dõi Góc tư vấn của Điện Máy Chợ Lớn để cập nhật thêm nhiều công thức món ngon, mẹo bếp tiện ích và kinh nghiệm chăm sóc gia đình mỗi ngày!
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.