2 cách làm lạp xưởng chay mềm dai, dễ làm mà đậm đà chuẩn vị
Tác giả: Quốc TrọngNgày cập nhật: 06/05/202527Tác giả: Quốc Trọng15351
Bạn đang tìm món chay dễ làm nhưng vẫn thơm ngon và đậm đà? Lạp xưởng chay chính là gợi ý lý tưởng. Với nguyên liệu dễ tìm và cách chế biến không quá cầu kỳ, chỉ cần một chút thời gian là bạn đã có ngay món ăn hấp dẫn cho cả gia đình. Tham khảo ngay 2 cách làm lạp xưởng chay chuẩn vị ngay dưới đây!
Cách làm lạp xưởng chay thơm ngon
1. Cách làm lạp xưởng chay
1.1. Nguyên liệu chuẩn bị
Nguyên liệu
Định lượng
Hẹm chay
150 gr (có thể dùng chả lụa chay thay thế)
Sườn non chay
3 miếng
Bánh tráng
6 cái
Bột khoai sợi
15 cái
Củ dền
20 gr
Nấm đùi gà
100 gr (có thể thay bằng nấm bào ngư hoặc nấm rơm)
Bột năng
3 muỗng canh
Bột mì
3 muỗng canh
Rượu Mai Quế Lộ
2 muỗng canh
Nước mắm chay
1 ít
Hành tím băm
2 muỗng cà phê
Hạt nêm chay
2 muỗng cà phê
Hạt tiêu sọ
1 muỗng canh
Đường / Tiêu
1 ít
Dầu ăn
1 ít
Lá chuối
1 ít
1.2. Cách chế biến lạp xưởng chay
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Khi mua về, hãy ngâm sườn non chay trong nước khoảng 1 giờ để nó mềm hơn. Sau đó, vớt ra, ép khô và xé sợi.
Xay nhuyễn hem chay và củ dền sau khi cắt nhỏ.
Ngâm nước và rửa sạch nấm đùi gà, sau đó để ráo và cắt dọc làm 4.
Sơ chế các nguyên liệu làm lạp xưởng chay
Bước 2: Chiên sơ bột khoai và sườn chay
Đặt chảo lên bếp, cho khoảng 5 muỗng canh dầu ăn và chiên bột khoai. Khi bột khoai đã giòn, gắp ra ngâm trong nước, sau đó để ráo.
Tiếp tục chiên giòn sườn non chay xé nhỏ, sau đó để ráo dầu.
Chiên bột khoai vàng giòn thì gắp ra ngâm nước
Bước 3: Xào nhân
Đun nóng chảo, phi thơm hành tím băm. Khi hành đã vàng và thơm, cho nấm đùi gà và hem chay xay vào. Thêm 3 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng cà phê hạt nêm chay, 1 muỗng cà phê nước mắm chay và đảo đều.
Thêm sườn non chay và củ dền vào xào cùng. Thêm tiêu hạt và đảo đều.
Trộn bột năng và bột mì với 1 muỗng canh nước rồi cho vào. Khuấy đều để nhân kết dính.
Cuối cùng, cho bột khoai cắt nhỏ và rượu mai quế lộ vào, tắt bếp và trộn đều.
Trộn và xào nhân
Bước 4: Gói lạp xưởng
Trải lá chuối dưới bánh tráng, làm ẩm bánh tráng rồi cuộn nhân thành hình lạp xưởng.
Sau khi cuốn xong, gói trong lá chuối và màng bọc thực phẩm, buộc chặt hai đầu.
Gói lạp xưởng với bánh tráng và lá chuối
Bước 5: Hấp lạp xưởng
Đun nước trong nồi và hấp lạp xưởng trong 30 phút.
Bước 6: Phơi lạp xưởng
Sau khi hấp, để nguội và bóc lá chuối ra. Phơi nắng nhiều lần, mỗi lần khoảng 8 giờ cho đến khi khô và săn lại.
Phơi nắng lạp xưởng đến khi săn lại
Thành phẩm
Khi chế biến xong, lạp xưởng chay có màu nâu đỏ bóng bẩy cùng hương thơm lôi cuốn lan tỏa khi chiên hoặc nướng. Lớp vỏ ngoài hơi giòn nhẹ, bên trong mềm dai, đậm vị. Món này dùng kèm cơm nóng hay kẹp bánh mì đều hợp, giúp bữa ăn thêm phần hấp dẫn và mới lạ.
Chiên bột khoai sợi đến khi bột có màu trắng, phồng và giòn, sau đó ngâm trong nước để khoai mềm.
Sơ chế tàu hũ ky và các nguyên liệu làm nhân
Bước 2: Chuẩn bị nhân nấm
Trong một tô lớn, kết hợp nấm đùi gà, sắn dây, hành tây và mì căn đã cắt nhỏ.
Trộn đều hỗn hợp với 3 muỗng canh nước tương, 3 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1.5 muỗng canh tiêu xay, 1 muỗng canh bột ngũ vị hương.
Nếu muốn nhân có màu đỏ đẹp, bạn có thể thêm màu thực phẩm hoặc một ít nước sốt xá xíu.
Để nhân thấm gia vị khoảng 20 phút.
Trộn hỗn hợp nhân nấm
Bước 3: Gói lạp xưởng chay
Gói với đậu hũ ky:
Trải đậu hũ ky, cho nhân và một lớp bột khoai lên rồi cuộn chặt tay.
Buộc đầu lại bằng dây, thắt lạp xưởng thành từng khoanh theo ý.
Gói lạp xưởng chay với tàu hũ ky
Gói với bánh tráng:
Trải đều 4 miếng bánh tráng, cho nhân và lớp khoai đã ngâm mềm lên, cuộn chặt tay.
Buộc lại và tạo thành từng khoanh vừa ăn.
Sau khi gói, bạn phết lớp màu điều bên ngoài để lạp xưởng thêm bắt mắt.
Gói lạp xưởng chay với bánh tráng
Bước 4: Chiên lạp xưởng
Nếu muốn ăn ngay, bạn có thể chiên lạp xưởng và thưởng thức.
Chiên lạp xưởng nếu muốn thưởng thức ngay
Nếu muốn bảo quản lâu, phơi nắng từ 8h sáng đến 5h chiều trong 2 ngày liên tục.
Ban ngày phơi ngoài trời, ban đêm để trong ngăn mát tủ lạnh mà không đậy nắp để tránh bị chua.
Thành phẩm
Lạp xưởng chay sau khi hoàn thiện có hương thơm đặc trưng, vị đậm đà pha chút cay nhẹ từ tiêu. Món ăn vừa lạ miệng vừa bắt cơm, rất phù hợp để thêm vào mâm cỗ chay ngày Tết hay dùng trong bữa ăn thường ngày để đổi vị.
Thành phẩm lạp xưởng gói bằng tàu hũ ky
3. Mẹo bảo quản lạp xưởng lâu không bị chua
Để lạp xưởng chưa dùng hết vào túi kín, nếu có điều kiện hãy hút chân không để bảo quản tốt hơn.
Giữ trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong 2 - 3 tháng.
Muốn bảo quản lâu hơn, đặt lạp xưởng vào ngăn đá tủ lạnh, có thể bảo quản đến 6 tháng.
Với công thức cách làm lạp xưởng chay vừa đơn giản vừa tiết kiệm, bạn hoàn toàn có thể tự tay chuẩn bị món ăn hấp dẫn này để bổ sung vào thực đơn chay hằng ngày. Lạp xưởng chay sau khi hoàn thành không chỉ thơm ngon, đậm vị mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh và phù hợp với khẩu vị nhiều người. Hãy thử áp dụng công thức này để làm mới bữa cơm gia đình và lan tỏa tinh thần ăn chay thanh đạm, tốt cho sức khỏe nhé!
Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên lưu lại công thức và chia sẻ với bạn bè cùng thực hiện nhé. Theo dõi thêm nhiều món chay ngon tại Món ngon mỗi ngày của Điện Máy Chợ Lớn!