0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

Cách làm giấm nuôi an toàn tại nhà với 6 phương pháp đơn giản

Tác giả: Quốc TrọngNgày cập nhật: 18/04/2025119
 

Bạn hoàn toàn có thể tự làm giấm nuôi tại nhà mà không cần đến chất bảo quản hay phụ gia. Với 6 cách đơn giản dưới đây, từ nguyên liệu quen thuộc như chuối, dứa, táo đến rượu - bạn sẽ dễ dàng có được hũ giấm thơm dịu, trong veo, dùng lâu vẫn ngon. Không chỉ an toàn cho sức khỏe mà còn tiết kiệm chi phí và mang đến hương vị đậm đà cho món ăn hàng ngày.

Bí quyết làm giấm nuôi tại nhà không cần chất bảo quảnLàm giấm táo đơn giản tại nhà với 6 phương pháp đơn giản

1. Cách làm giấm táo tại nhà

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Táo tươi: 1kg (ưu tiên chọn táo hữu cơ để đảm bảo an toàn sức khỏe)
  • Đường: 100 - 200 gram (tùy vào sở thích)
  • Nước lọc: 1 lít
  • Hũ thủy tinh hoặc hũ sành

Nguyên liệu cần chuẩn bị tại nhà khi làm giấm táoChuẩn bị nguyên liệu làm giấm táo

1.2. Cách làm giấm nuôi từ táo

Bước 1: Sơ chế táo

  • Rửa sạch táo, có thể ngâm trong dung dịch nước muối loãng khoảng 15 - 20 phút để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Bỏ cuống, cắt vỏ quanh táo nếu muốn. Nếu sử dụng táo hữu cơ, không cần gọt vỏ.
  • Thái nhỏ táo thành những miếng vuông kích thước khoảng 1 - 1.5 cm để tăng diện tích tiếp xúc, giúp quá trình lên men diễn ra nhanh hơn.

Sơ chế táo trước khi làm giấm nuôi từ táoRửa sạch táo kỹ trước khi làm giấm để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất

Bước 2: Quá trình lên men táo:

  • Sắp xếp táo vào hũ thủy tinh hoặc hũ sành, xen kẽ giữa các tầng táo với đường.
  • Đổ nước lọc ngập táo trong hũ.
  • Sử dụng một vật sạch, nặng (như chén thủy tinh) để dằn táo xuống để táo luôn được ngập trong nước.
  • Bịt kín miệng hũ bằng vải mỏng hoặc giấy ăn và cố định bằng dây thun. Cách này giúp giấm có không gian trao đổi khí và ngăn ngừa hư hỏng.

Tiến hành công đoạn lên men táoGiấm táo tự nhiên đang trong quá trình lên men tại nhà

Bước 3: Ủ giấm

  • Đặt hũ giấm tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
  • Thời gian ủ giấm từ 3 - 4 tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
  • Trong giai đoạn ủ, có thể xuất hiện lớp màng trắng trên bề mặt giấm. Đây là hiện tượng bình thường, bạn có thể loại bỏ lớp màng này hoặc để nguyên.

Giai đoạn ủ táo từ 3 - 4 tuầnLàm giấm táo thời gian ủ giấm từ 3 - 4 tuần

Bước 4: Lọc giấm

  • Khi giấm đạt độ chua mong muốn, hãy lọc bỏ bã táo để thu phần nước giấm.
  • Dùng vải xô hoặc rây lọc giấm một lần nữa để giấm trong và sạch hơn.
  • Sau khi lọc, bảo quản giấm táo trong chai thủy tinh, đóng kín nắp và để nơi thoáng mát.

Khi giấm đạt độ chua mong muốn thì lọc bỏ bã táoLọc giấm sau khi ủ: Loại bỏ bã táo để thu được phần giấm trong và sạch hơn

2. Cách làm giấm từ chuối

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 3 quả chuối tiêu chín
  • ½ chén rượu gạo từ 30 đến 35 độ
  • 2 muỗng đường
  • 1 lọ thủy tinh, 1 miếng vải xô
  • 1 lít nước sôi để nguội
  • 1 trái dừa (Nước dừa)

Chuẩn bị các nguyên liệu làm giấm từ chuốiCác nguyên liệu cần thiết để làm giấm chuối tại nhà

2.2. Cách làm giấm nuôi từ chuối tại nhà

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Bóc vỏ chuối tiêu chín, thái chúng thành lát dày khoảng 0,5cm.
  • Rửa sạch bình thủy tinh và tráng qua nước nóng, chặt dừa lấy phần nước

Bước 2: Làm dung dịch giấm

  • Hòa tan đường trong một chén nhỏ với 1 lít nước sôi để nguội.
  • Đổ rượu gạo vào bình, rồi chắt hỗn hợp nước đường vào bình, thêm nước dừa và cuối cùng là chuối thái lát. Đậy bình kín bằng vải xô trong vòng 3 - 5 ngày.

Làm dung dịch giấm bằng rượu gạo, nước dừa và chuốiPha dung dịch giấm chuối với nước dừa, rượu và đường, ủ kín trong hũ thủy tinh

Bước 3: Kiểm tra dung dịch giấm

  • Khoảng 5 ngày sau khi ủ, mở nắp ra kiểm tra, bạn sẽ thấy giấm lên men, có lớp màng trên bề mặt - là con giấm, còn nước giấm phía dưới sẽ trong suốt.
  • Đậy lại bình và tiếp tục ủ thêm 1 tuần nữa để giấm đạt độ chua như ý. Sau khi mở nắp, gạt bỏ lớp màng và chiết giấm ra để sử dụng.

Công đoạn kiểm tra dung dịch giấm sau 5 ngày ủKiểm tra giấm sau khi ủ: Quan sát lớp con giấm nổi và nước trong suốt bên dưới

Bước 4: Tạo mẻ giấm mới

Nếu muốn tạo luôn mẻ giấm mới, hãy giữ lại con giấm và xác chuối trong hũ. Thêm rượu, đường và nước theo tỷ lệ 1:2:2 rồi đổ vào hũ, đậy vải xô. Chỉ 1 tuần sau, bạn lại có giấm mới.

Bước 5: Thành phẩm

Lọc giấm qua màng lọc để loại bỏ màng rồi sử dụng ngay hoặc chiết vào hũ nhỏ để dùng dần.

Thành phẩm giấm chuối lên men tự nhiênCách làm giấm chuối đơn giản tại nhà

3. Cách làm giấm từ nước dừa

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 3 quả chuối xiêm
  • 250g đường cát
  • 200ml rượu nếp
  • 1 quả nước dừa
  • 1.5 lít nước lọc

Chuẩn bị nguyên liệu làm giấm từ nước dừaHướng dẫn làm giấm từ nước dừa với các nguyên liệu đơn giản

3.2. Cách làm giấm từ nước dừa đơn giản

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Lột vỏ chuối, cắt lát rồi cho vào bình đựng.
  • Hòa tan 250g đường cát với chút nước nóng.

Bước 2: Làm giấm với nước dừa

  • Đổ chuối, nước đường, rượu nếp, nước dừa và nước lọc vào bình, đậy kín.
  • Bảo quản nơi thoáng mát, ít ánh nắng trong 2 - 3 tháng là xong.

Bước 3: Thành phẩm

Sau 2 - 3 tháng ủ, giấm tạo ra lớp con giấm to, trắng trong và có mùi thơm nhẹ tự nhiên.

Thành phẩm làm giấm từ nước dừa dễ dàng tại nhàCách làm giấm nuôi truyền thống từ nước dừa

4. Cách làm giấm từ rượu vang

4.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 lít rượu vang (đỏ hoặc nho)
  • 1 con giấm nuôi

Chuẩn bị nguyên liệu chính rượu vang trước khi làm giấmCách nuôi giấm từ rượu vang

4.2. Cách làm giấm nuôi từ rượu vang

Bước 1: Chuẩn bị hũ

Rửa sạch hũ đựng và để ráo.

chuẩn bị sẵn sàng hũ đựng trước khi làm giấmChuẩn bị hũ sạch đựng giấm

Bước 2: Làm giấm với rượu vang

  • Cho rượu vang và con giấm vào hũ. Đậy kín và để nơi thoáng mát trong 1 - 2 tháng.
  • Chiết giấm ra và giữ lại con giấm, đổ tiếp rượu vào để nuôi mẻ mới.

Bước 3: Thành phẩm

Giấm từ rượu vang có màu đỏ hồng bắt mắt, mùi thơm chua nhẹ đặc trưng của vang.

Thành phẩm giấm nuôi từ rượu vang thơm chua mùi vangLàm giấm nuôi từ rượu vang

5. Cách làm giấm từ rượu trắng

5.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 lít rượu trắng
  • 1 con giấm nuôi

5.2. Cách làm giấm nuôi từ rượu trắng

Mặc dù phương pháp tương tự, giấm từ rượu trắng thường có màu đục và hương chua tự nhiên hơn so với giấm từ rượu vang. Ngoài ra, giấm nuôi từ rượu trắng có thời gian ủ kéo dài hơn, trung bình từ 4 - 6 tháng, trong khi đó từ rượu vang chỉ cần 1 - 2 tháng để tạo ra một mẻ giấm mới.

Cách làm giấm từ rượu trắng tại nhàGiấm nuôi từ rượu trắng được lên men theo phương pháp tương tự như cách ủ rượu vang

6. Cách làm giấm gạo nuôi tại nhà

6.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo trắng: 200gr
  • Đường trắng: 20gr
  • Rượu: 1 bát nhỏ
  • Nước sôi để nguội: 500ml
  • Hũ đựng.

Chuẩn bị nguyên liệu làm giấm gạo nuôiNguyên liệu chính để làm giấm nuôi từ gạo

6.2. Cách làm giấm nuôi từ gạo

Bước 1: Rang gạo

Chọn gạo thơm, khô và ít dẻo. Rửa gạo hai lần, sau đó phơi khô dưới nắng. Khi gạo khô, đổ vào chảo rang ở lửa nhỏ cho đến khi giòn thơm rồi để nguội trước khi ủ.

Lưu ý: Rang gạo vừa chín tới để giữ màu trắng đẹp cho giấm. Nếu rang vàng, giấm sẽ có màu vàng nhẹ.

Tiến hành công đoạn rang gạo trước khi nuôi giấmRang gạo đúng cách - Bí quyết tạo màu sắc đẹp và vị thanh cho giấm

Bước 2: Pha nước ủ giấm

Chuẩn bị một thau sạch, hòa tan 1/2 vá đường với 2 vá rượu và 20 vá nước lọc trong đó.

Bước 3: Ủ giấm gạo

Tiệt trùng hũ thủy tinh bằng nước nóng, phơi khô. Đổ gạo và hỗn hợp vừa pha ngập 3/4 hũ, đậy nắp, để nơi tối thoáng mát từ 1 - 2 tháng cho lên men.

Lưu ý: Sử dụng rượu gạo có nồng độ cồn 30% để giấm không nặng mùi.

Ủ giấm gạo trong hũ thủy tính bịch kínỦ giấm gạo đúng cách - Giữ sạch, kín và đủ thời gian để giấm lên men thơm dịu

Bước 4: Cho giấm ăn

Khi giấm đủ chua, rót giấm ra chai riêng bảo quản. Pha nước nuôi giấm mới theo tỉ lệ 1 vá đường:1 vá rượu:6 vá nước, cho vào hũ giấm để rút ngắn thời gian ủ xuống 3 - 4 tuần.

Lưu ý: Luôn chừa lại 1/4 - 1/5 hũ giấm cái khi chiết ra chai.

Khi giấm đủ chua, rót giấm ra chai riêng bảo quảnTỷ lệ pha giấm ăn từ giấm gạo, bí quyết để giấm chua chuẩn vị

Bước 5: Thành phẩm

Giấm gạo thơm dịu của gạo, nước trắng trong, vị chua nhẹ. Sử dụng nấu ăn hoặc làm món ngâm chua.

Hoàn tất giấm gạo sau khi được ủ thành côngThành phẩm giấm gạo trắng trong - Thơm tự nhiên, dịu nhẹ vị chua

7. Lưu ý khi làm giấm nuôi tại nhà

Làm giấm tại nhà không khó nhưng yêu cầu kiên nhẫn và tinh tế. Một số lưu ý quan trọng để đảm bảo mẻ giấm thành công:

  • Vệ sinh dụng cụ: Rửa sạch và tiệt trùng bình thủy tinh, hạn chế dùng kim loại để không ảnh hưởng chất lượng giấm.
  • Chọn nguyên liệu tốt: Dùng rượu trắng hoặc rượu nếp 10-15% cồn. Đường trắng hoặc đường phèn hỗ trợ lên men hiệu quả.
  • Tạo môi trường lên men lý tưởng: Giữ bình giấm nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Nhiệt độ lý tưởng từ 25 - 30°C. Đậy nắp hờ để giấm "thở".
  • Quá trình lên men: Lên men mất 2 - 4 tuần. Xuất hiện lớp váng trắng là dấu hiệu lên men tốt. Đạt độ chua mong muốn, lọc bỏ cặn và con giấm, bảo quản giấm trong tủ lạnh.
  • Bảo quản giấm: Giấm tự nhiên có thể giữ trong tủ lạnh vài tháng. Lọc cặn thường xuyên để giấm trong. Tránh tiếp xúc quá lâu với không khí để giấm luôn ngon.

Những lưu ý khi nuôi giấm tại nhàNhững mẹo nhỏ khi làm giấm nuôi tại nhà

Cách làm giấm tại gia tạo nên hương vị giấm tự nhiên, an toàn và tiết kiệm. Chỉ cần một vài nguyên liệu giản dị cùng các bước thực hiện đơn giản. Bạn có thể tự mình chế biến những mẻ giấm thơm ngon với hương vị đậm đà truyền thống.

Hy vọng những hướng dẫn chi tiết trên sẽ giúp bạn dễ dàng bắt tay vào thực hiện một mẻ giấm thơm ngon, tự nhiên và an toàn cho cả gia đình. Đừng quên theo dõi Góc tư vấn của Điện Máy Chợ Lớn để khám phá thêm nhiều công thức nấu ăn và mẹo vặt gia đình hữu ích mỗi ngày nhé!

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Từ khóa

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app
app_storeapp_store