0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

Xem ngay 2 Cách làm giò thủ truyền thống giòn dai chuẩn vị

Tác giả: Quốc TrọngNgày cập nhật: 04/04/202559
 
 

Giò thủ là món ăn truyền thống được nhiều người yêu thích bởi hương vị đậm đà, giòn dai hấp dẫn. Dù là giò thủ truyền thống hay giò thủ trứng gà, bạn đều có thể tự làm ngay tại nhà với công thức đơn giản. Cùng khám phá cách làm giò thủ ngon đúng điệu qua bài viết dưới đây.

Khám phá cách làm giò thủ ngon đúng điệuGiò thủ là món ăn truyền thống được nhiều người yêu thích bởi hương vị đậm đà

1. Cách làm giò thủ truyền thống

1.1. Nguyên liệu chuẩn bị

  • 500g tai heo (nên chọn tai vừa, không quá to để có độ giòn ngon)
  • 500g lưỡi heo (chọn lưỡi màu đỏ tươi, phần gần họng màu trắng đồng nhất, không có mùi lạ)
  • 300g thịt đầu (thịt thủ)
  • 100g nấm hương (chọn loại cánh to, dày, màu hơi ngả nâu)
  • 50g mộc nhĩ (chọn loại khô, cánh dày)
  • Tỏi băm nhuyễn
  • Gia vị ướp thịt: 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh đường
  • Lá chuối (hoặc khuôn ép kim loại, chai nhựa)
  • 1 muỗng canh dầu ăn

1.2. Hướng dẫn cách làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Tai heo, lưỡi heo, thịt đầu rửa sạch, chần qua nước sôi có pha chút giấm và muối để khử mùi hôi. Cạo sạch lông, đặc biệt loại bỏ màng trắng trên lưỡi. Vớt thịt ra, xả nước lạnh, để ráo.
  • Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở mềm, cắt bỏ chân, rửa sạch.
  • Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.
  • Thái mỏng tất cả các nguyên liệu, đặc biệt tai heo phải thái thật mỏng để không bị cứng.

Sơ chế và vệ sinh sạch sẽ tai heoThủ được đem rửa sạch với muối và chanh

Bước 2: Ướp thịt

Trộn đều thịt đã sơ chế với 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh đường, lượng tỏi băm vừa đủ và 1 muỗng cà phê tiêu xay. Để thịt nghỉ và ngấm gia vị này trong khoảng 30 phút.

Trộn đều thịt đã sơ chế với hỗn hợp các gia vịTrộn gia vị với thịt và ướp trong 30 phút

Bước 3: Xào thịt

  • Đun nóng dầu ăn trong chảo, cho thịt đã ướp vào xào ở lửa lớn, đảo đều tay để thịt không bị cháy. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Khi thịt săn lại, cho nấm hương và mộc nhĩ vào xào chung.
  • Giảm nhỏ lửa, tiếp tục xào đến khi thịt ra chất keo (nhớt) và có cháy cạnh nhẹ.

Xào thịt vừa mới tẩm ướpĐun nóng dầu ăn trong chảo, cho thịt đã ướp vào xào ở lửa lớn

Bước 4: Gói giò thủ

Bạn có thể chọn một trong ba cách gói sau:

  • Gói bằng lá chuối: Trải lá chuối, cho thịt còn nóng vào, gói chặt tay và dùng dây chuối hoặc dây nilon buộc cố định. Để nguội rồi cho vào tủ lạnh khoảng 8 tiếng.

Trải lá chuối và gói chặt tay phần thịt làm chảGói bằng lá chuối

  • Gói bằng khuôn ép kim loại: Cho toàn bộ thịt đã xào vào khuôn, dùng sức nén chặt. Để nguội rồi cho vào tủ lạnh 6-8 tiếng đến khi giò đông lại. Sau đó lấy giò ra khỏi khuôn.
  • Gói bằng chai nhựa: Cắt bỏ phần trên chai nhựa (khoảng chai 1.5 lít), lồng túi nilon vào. Cho thịt còn nóng vào túi, dùng chày nén chặt từng lớp. Buộc kín miệng túi nilon khi thịt đầy. Để nguội rồi cho vào tủ lạnh.

Cho phần thịt làm giò thủ vào chai nhựaGiò thủ được gói bằng chai nhựa

Bước 5: Thành phẩm

Giò thủ thành phẩm có màu sắc bắt mắt với sự xen kẽ của sụn tai trắng, nấm mèo đen và mỡ đông trắng ngà. Khi ăn có vị đậm đà, giòn sần sật, béo ngậy rất hấp dẫn.

Giò thủ thành phẩm có màu sắc bắt mắt với sự xen kẽ của sụn tai trắngThành phẩm giò thủ cực hấp dẫn

2. Cách làm giò thủ trứng gà

2.1. Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1kg giò sống
  • 8 quả trứng gà
  • 5 quả trứng muối
  • 3 quả trứng bắc thảo
  • 1 củ cà rốt
  • 250g đậu ve
  • 30g nấm mèo
  • Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, đường, muối, tiêu đen

2.2. Hướng dẫn cách làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cà rốt và đậu ve rửa sạch, cà rốt gọt vỏ, thái hạt lựu, chần sơ rồi ngâm nước lạnh. Đậu ve tước xơ, rửa sạch, thái hạt lựu, chần sơ rồi làm lạnh.
  • Rửa sạch trứng bắc thảo và trứng muối. Lòng đỏ trứng muối nướng ở 100°C trong 5 phút. Trứng bắc thảo cắt múi cau.
  • Đánh tan 8 quả trứng gà, chiên thành lớp mỏng, rộng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị đậu ve và cà rốtCà rốt và đậu ve rửa sạch, cà rốt gọt vỏ, thái hạt lựu, chần sơ rồi ngâm nước lạnh

Bước 2: Quết chả

  • Trộn giò sống với cà rốt, đậu ve, nấm mèo, nêm thêm 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê tiêu đen xay và 1/2 muỗng cà phê nước mắm. Quết mạnh tay cho hỗn hợp đều.
  • Cho hỗn hợp vào tủ lạnh 20 phút để thấm gia vị.

Trộn giò sống với cà rốt, đậu ve, nấm mèoTrộn giò sống với các loại rau củ

Bước 3: Cuộn và hấp chả

  • Trải 3 lớp màng bọc thực phẩm lên bề mặt phẳng, sau đó đặt lớp trứng gà đã chiên mỏng và rộng lên trên.
  • Tiếp theo, phết đều một lớp chả giò sống đã được trộn gia vị lên trên lớp trứng chiên, đảm bảo độ dày khoảng 2cm. Sau đó, đặt xen kẽ trứng muối đã nướng sơ và trứng bắc thảo đã cắt múi cau dọc theo chiều dài của lớp chả giò sống.
  • Cuối cùng, cuộn tròn và siết chặt tay màng bọc thực phẩm để giò được định hình chắc chắn. Đem cuộn giò này đi hấp trong khoảng 30 phút cho đến khi chín hoàn toàn, rồi để nguội tự nhiên trước khi tiến hành cắt thành khoanh vừa ăn.

Cuộn tròn phần nhân và siết chặt tay màng bọc thực phẩmCuộn và hấp chả cho chín

Bước 4: Thành phẩm

Giò thủ trứng gà có hương vị đậm đà, giòn dai của giò sống kết hợp với vị bùi béo của trứng, rất thích hợp để ăn kèm dưa chua, bánh mì hoặc cơm nóng.

Giò thủ trứng gà có hương vị đậm đàThành phẩm món giò thủ trứng

3. Lưu ý quan trọng khi làm và bảo quản giò thủ

Lựa chọn nguyên liệu tươi ngon: Thịt heo tươi, đặc biệt là tai heo, lưỡi heo và thịt thủ, cần có màu sắc tự nhiên, không có mùi lạ và độ đàn hồi tốt. Nấm hương và mộc nhĩ nên chọn loại khô, có mùi thơm đặc trưng, không bị ẩm mốc.

Sơ chế kỹ các nguyên liệu là một bước không thể bỏ qua. Việc này giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và mùi hôi đặc trưng, làm món ăn không bị hương vị.

Bảo quản đúng cách giúp giữ cho giò thủ luôn tươi ngon và an toàn

Thời gian bảo quản: Giò thủ tự làm thường không chứa chất bảo quản nên chỉ nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 5-7 ngày.

  • Bọc kín: Sau khi cắt một phần để ăn, phần còn lại cần được bọc kín bằng màng bọc thực phẩm hoặc cho vào hộp kín để tránh bị khô, ám mùi tủ lạnh và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Dấu hiệu hỏng: Khi thấy giò thủ có dấu hiệu bị nhớt ở bề mặt, có mùi chua hoặc màu sắc thay đổi bất thường thì tuyệt đối không nên tiếp tục sử dụng để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Lưu ý quan trọng khi làm và bảo quản giò thủLựa chọn thủ heo tươi ngon

Với công thức trên, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm những khoanh giò thủ thơm ngon, chuẩn vị ngay tại nhà. Chỉ cần một chút khéo léo trong khâu chế biến và bảo quản, giò thủ sẽ luôn tươi ngon và hấp dẫn. Hãy thử ngay cách làm giò thủ này để đổi vị cho bữa ăn gia đình.

Đừng quên theo dõi Góc tư vấn của Điện Máy Chợ Lớn để biết thêm nhiều công thức nấu ăn ngon ngày tại nhà bạn nhé!

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Từ khóa

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app
app_storeapp_store