Dãy số thập phân với các số lẻ phía sau dấu phẩy khiến nhiều người khó chịu khi tính toán trên Excel. Vậy làm thế nào để tự động làm tròn trong Excel? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ các cách làm tròn số trong Excel đơn giản và nhanh chóng nhất!
Bạn có thể làm tròn số trong trang tính Excel mà không cần dùng hàm. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn chọn vùng dữ liệu cần làm tròn số.
Bước 2: Tại thẻ Home, trong mục Number, bạn nhấn vào Decrease Decimal có biểu tượng mũi tên hướng sang phải để giảm số lượng chữ số thập phân sau dấu phẩy đến khi ưng ý.
Bạn chọn vùng dữ liệu rồi nhấn vào biểu tượng mũi tên hướng sang phải ở mục Number để giảm chữ số thập phân.
Lưu ý: Cách làm chỉ thay đổi cách hiển thị dữ liệu thay vì giá trị thực.
Nếu muốn thay đổi cách hiển thị lẫn làm tròn giá trị thực, bạn có thể sử dụng hàm ROUND trong hầu hết các trường hợp.
ROUND: =ROUND(Number,Num_digits) Trong đó:
|
Ví dụ: Công thức =ROUND (5.75, 1) sẽ cho ra kết quả là 5.8. Công thức này nghĩa là làm tròn số 5.75 đến 1 vị trí thập phân.
Lưu ý:
- Num_digits: Có thể là số âm hoặc dương, cụ thể:
Num_digits = 0 có nghĩa là làm tròn về số nguyên.
Num_digits < 0 có nghĩa là làm tròn phần nguyên (bên trái dấu phẩy).
Num_digits > 0 có nghĩa là làm tròn phần thập phân (bên phải dấu phẩy).
- Chữ số phía sau vị trí muốn làm tròn nhỏ hơn 5 thì sẽ làm tròn xuống.
- Chữ số phía sau vị trí muốn làm tròn lớn hơn hoặc bằng 5 thì sẽ làm tròn lên.
Để làm tròn số bằng hàm ROUND, bạn chỉ cần mở file Excel lên rồi nhập công thức vào. Cụ thể, bạn có thể xem ví dụ minh họa cho từng trường hợp áp dụng cách làm tròn trong Excel bằng hàm ROUND như sau:
Trường hợp 1: Num_digits = 0 (Làm tròn đến số nguyên gần nhất)
Bạn nhập công thức: =ROUND(B2,0) thì sẽ làm tròn 8.3756 đến số nguyên gần nhất là 8.
Hàm ROUND làm tròn giá trị ô B2 (8.3756) về số nguyên gần nhất là 8.
Trường hợp 2: Num_digits > 0 (Làm tròn đến vị trí số thập phân chỉ định)
Nếu Num_digits = 1 thì làm tròn về 1 chữ số thập phân, Num_digits = 2 thì lấy 2 số lẻ sau dấu phẩy.
Bạn nhập công thức: =ROUND(B2,2) thì sẽ làm tròn 8.3756 với 2 chữ số thập phân là 8.38.
Hàm ROUND làm tròn số 8.3785 về hai chữ số thập phân là 8.38.
Trường hợp 3: Num_digits < 0 thì sẽ làm tròn sang phía bên trái dấu phẩy.
Nếu Num_digits = -1 thì làm tròn về hàng chục còn Num_digits = -2 thì làm tròn đến hàng trăm.
Khi bạn nhập công thức =ROUND(B2,-2) thì sẽ làm tròn số 168.3756 về hàng trăm, kết quả là 200.
Hàm ROUND có Num_digits là -2 thì làm tròn số 168.3756 thành 200.
Bên cạnh ROUND, bạn cũng có thể cân nhắc hàm ROUNDUP để làm tròn số trong Excel với giá trị lớn hơn số gốc. Cụ thể:
=ROUNDUP(number,num_digits) Trong đó:
|
Ví dụ: Nhập công thức =ROUNDUP(4.3278,0) thì kết quả sẽ là 5. Công thức này nghĩa là làm tròn số 4.3278 về số nguyên lớn hơn gần nhất.
Lưu ý:
ROUNDUP làm tròn các số từ 1 đến 9.
ROUNDUP có thể làm tròn sang bên trái hoặc phải của dấu phẩy.
Num_digits = 0 thì làm tròn lên số nguyên gần nhất.
Num_digits > 0 thì làm tròn đến vị trí thập phân chỉ định.
Num_digits < 0 thì làm tròn đến vị trí bên trái số thập phân mà bạn chỉ định.
Kết quả làm tròn sẽ phụ thuộc vào cách bạn đặt công thức hàm ROUNDUP. Dưới đây là các ví dụ minh họa về việc dùng hàm ROUNDUP theo từng trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Num_digits = 0 thì làm tròn thành số nguyên có giá trị lớn hơn số gốc.
Hàm ROUNDUP làm tròn số 8.3756 thành số nguyên lớn hơn gần nhất là 9.
Trường hợp 2: Num_digits > 0 thì làm tròn đến vị trí số thập phân chỉ định (bên phải dấu phẩy).
Nếu Num_digits = 1 thì lấy 1 số thập phân, Num_digits = 2 thì lấy 2 số thập phân.
Hàm ROUNDUP có Num_digits là 2 thì làm tròn số 8.3756 thành 8.38.
Trường hợp 3: Num_digits < 0 thì làm tròn về phía bên trái dấu phẩy.
Nếu Num_digits = -1 thì làm tròn đến hàng chục, Num_digits = -2 thì làm tròn hàng trăm.
Công thức hàm ROUNDUP có Num_digits là -2 thì làm tròn số 138.3756 thành 200.
ROUNDDOWN cũng là một trong các hàm Excel quen thuộc được dùng để làm tròn số.
Ngược lại với ROUNDUP, hàm ROUNDDOWN được dùng trong trường hợp bạn muốn làm tròn về giá trị nhỏ hơn số gốc.
=ROUNDDOWN(number,num_digits) Trong đó:
|
Ví dụ: Công thức =ROUNDDOWN(7.2347,0) có nghĩa là làm tròn số 7.2347 về số nguyên nhỏ hơn gần nhất, kết quả sẽ bằng 7.
Lưu ý:
ROUNDDOWN trong Excel làm tròn các số từ 1 đến 9.
ROUNDDOWN có thể làm tròn về phía bên trái hoặc phải của dấu phẩy.
Num_digits = 0 thì làm tròn về số nguyên.
Num_digits > 0 thì làm tròn về phía bên phải dấu phẩy.
Num_digits < 0 thì làm tròn về phía bên trái dấu phẩy.
Cách làm tròn số trong Excel bằng hàm ROUNDDOWN khá đơn giản, tùy vào công thức mà bạn đặt. Cụ thể:
Trường hợp 1: Num_digits = 0 thì làm tròn về số nguyên có giá trị nhỏ hơn số gốc.
Công thức hàm ROUNDDOWN có Num_digits bằng 0 thì làm tròn số 8.3756 về số nguyên nhỏ hơn là 8.
Trường hợp 2: Num_digits > 0 thì làm tròn về số thập phân bên phải dấu phẩy.
Nếu Num_digits = 1 thì số làm tròn lấy 1 số thập phân, Num_digits = 2 thì lấy 2 số thập phân.
Num_digits bằng 2 thì hàm ROUNDDOWN làm tròn số 8.3756 thành số nhỏ hơn là 8.37.
Trường hợp 3: Num_digits < 0 thì làm tròn sang phía bên trái dấu phẩy.
Num_digits = -1 thì làm tròn về hàng chục còn Num_digits = -2 thì làm tròn về hàng trăm.
Num_digits bằng -2 thì làm tròn số 188.3756 về hàng trăm cho ra kết quả là 100.
Hàm MROUND khá quen thuộc với nhiều người khi muốn làm tròn trong trang tính Excel đến một bội số của số bất kỳ, cụ thể:
=MROUND(number,multiple) Trong đó:
|
Ví dụ:
- Công thức =MROUND(13,3) là làm tròn số 13 về bội số gần nhất của 3, kết quả bằng 12.
- Công thức =MROUND(-13,-3) làm tròn số -13 về bội số gần nhất của -3, kết quả là 12.
- Công thức =MROUND(-13,3) sẽ xuất hiện lỗi #NUM! vì số -13 trái dấu với số 3.
Lưu ý:
Number và multiple lớn hơn 0 thì hàm MROUND cho ra kết quả làm tròn là bội số lớn hơn gần number nhất của multiple. Nếu multiple có hai bội số đều cách Number bằng nhau thì chọn bội số lớn và xa số 0 hơn.
Number và multiple nhỏ hơn 0 thì hàm MROUND cho ra kết quả làm tròn là bội số lớn hơn gần number nhất của multiple. Nếu multiple có hai bội số đều cách Number bằng nhau thì chọn bội số nhỏ và xa số 0 hơn.
Number và multiple phải cùng âm hoặc cùng dương, nếu trái dấu sẽ hiển thị lỗi #NUM!.
Number và multiple đều bằng 0 thì kết quả làm tròn của hàm MROUND là 0.
Number và multiple bằng nhau thì kết quả làm tròn của hàm MROUND là chính số đó.
Để làm tròn bằng hàm MROUND, bạn nhập công thức =MROUND(Number,Multiple).
Ví dụ: Công thức =MROUND(B2,2) có Multiple = 2 thì kết quả làm tròn sẽ là bội số của 2 gần giá trị B2 nhất.
Bội số của 2 gần 18 nhất bằng 18 nên đó chính là kết quả làm tròn của hàm MROUND.
Hàm CEILING được biết đến là công cụ làm tròn trong Excel với cách sử dụng khá dễ hiểu.
CEILING được dùng trong trường hợp làm tròn lên bội số nguyên gần nhất và xa số 0 hơn. Hàm có công thức bên dưới:
=CEILING(Number,Significance) Trong đó:
|
Ví dụ: Công thức =CEILING(5.5,1) nghĩa là làm tròn 5.5 lên bội số gần nhất của 1. Kết quả là 6.
Lưu ý:
Nếu số đối không phải giá trị số thì sẽ xuất hiện lỗi #VALUE!.
Nếu Number dương và Significance âm thì sẽ xuất hiện lỗi #NUM!.
Nếu Number âm và Significance dương thì sẽ xuất hiện lỗi #NUM!.
Nếu Number và Significance đều âm thì kết quả sẽ làm tròn xuống và xa số 0.
Nếu Number và Significance đều dương thì kết quả sẽ làm tròn lên và xa số 0.
Cách dùng hàm CEILING để làm tròn cho ra kết quả khác nhau trong nhiều trường hợp.
Trường hợp 1: Number và Significance đều dương thì kết quả hàm CEILING là bội số của Significance lớn hơn Number và cách xa số 0 nhất.
Công thức =CEILING(2.5,2) làm tròn số 2.5 thành bội số gần nhất của 2 và xa số 0 hơn. Kết quả là 4.
Hàm CEILING làm tròn số 2.5 lên bội số gần nhất của 2 và xa số 0 hơn thì kết quả là 4.
Trường hợp 2: Number và Significance đều âm thì kết quả hàm CEILING là bội số của Significance nhỏ hơn Number và cách xa số 0 nhất.
Kết quả của công thức =CEILING(-8.572,-8) là -16
Hàm CEILING làm tròn số -8.572 thành bội số của -8 xa số 0 nhất cho ra kết quả bằng -16.
Trường hợp 3: Number là số dương và Significance là số âm thì sẽ xuất hiện lỗi #NUM.
Nếu nhập công thức =CEILING(100,-8) thì kết quả sẽ xuất hiện lỗi #NUM.
Số 100 lớn hơn 0 còn số -8 nhỏ hơn 0 cách làm tròn số trong Excel bằng CEILING sẽ xuất hiện lỗi #NUM!.
Trường hợp 4: Number là số âm và Significance là số dương thì hàm CEILING sẽ làm tròn lên bội số của Significance lớn hơn Number và gần số 0 hơn.
Kết quả của công thức =CEILING(-8.572,8) là -8.
Hàm CEILING làm tròn số -8.572 thành bội số của 8 gần số 0 hơn chính là -8.
Trường hợp 5: Number hoặc Multiple bằng 0 thì kết quả làm tròn số bằng hàm CEILING trả ra bằng 0.
Bạn nhập công thức làm tròn =CEILING(23,0) thì kết quả sẽ bằng 0.
Multiple bằng 0 thì cách làm tròn số trong Excel bằng hàm CEILING cho ra kết quả là 0.
Trường hợp 6: Number bằng Multiple thì kết quả hàm CEILING chính là số đó.
Vì number và multiple đều bằng -5 nên kết quả làm tròn của hàm CEILING là -5.
Nắm rõ cách sử dụng hàm FLOOR có thể giúp bạn làm tròn bất kỳ số nào nhanh chóng trên trang tính Excel.
FLOOR là hàm dùng để làm tròn một số bất kỳ xuống bội số nguyên gần nó nhất và tiến tới 0. Công thức như sau:
=FLOOR(Number,Significance) Trong đó:
|
Ví dụ: Hàm =FLOOR(4.8,2) sẽ làm tròn số 4.8 xuống bội số gần nhất của 2, cho ra kết quả bằng 4.
Lưu ý:
Nếu đối số không phải giá trị số thì sẽ xuất hiện lỗi #VALUE!.
Nếu number dương và significance âm thì kết quả trả về lỗi #NUM!.
Nếu number và significance đều dương thì sẽ làm tròn xuống bội số của significance, nhỏ hơn number và gần số 0 hơn.
Nếu number và significance đều âm thì sẽ làm tròn xuống bội số của significance, lớn hơn number và gần số 0 hơn.
Nếu number âm và significance dương thì sẽ làm tròn xuống bội số của significance, nhỏ hơn number và xa số 0 hơn.
Nếu number hoặc significance bằng 0 thì kết quả làm tròn bằng 0.
Nếu number âm và significance bằng nhau thì kết quả làm tròn là chính nó.
Kết quả làm tròn của hàm FLOOR phụ thuộc vào number và significance trong công thức mà bạn đặt. Cụ thể, bạn có thể tham khảo các trường hợp sử dụng hàm FLOOR để làm tròn dưới đây:
Trường hợp 1: Number và significance đều lớn hơn 0 thì kết quả làm tròn của hàm FLOOR sẽ trả về bội số của significance, nhỏ hơn number và gần số 0 nhất.
Bạn nhập công thức =FLOOR(8.572,8) thì kết quả làm tròn bằng 8.
Hàm FLOOR làm tròn số 8.572 cho ra kết quả bằng 8.
Trường hợp 2: Number lớn hơn 0 và significance nhỏ hơn 0 thì kết quả làm tròn trả về lỗi #NUM!
Bạn nhập công thức =FLOOR(132,-6) để làm tròn thì sẽ xuất hiện lỗi #NUM!.
Vì number (132) lớn hơn 0 còn significance (-6) nhỏ hơn 0 nên xuất hiện lỗi #NUM!.
Trường hợp 3: Number là nhỏ hơn 0 và Significance lớn hơn 0 thì kết quả làm tròn trong Excel bằng bội số của Significance, nhỏ hơn Number và xa số 0 hơn.
Bạn nhập công thức làm tròn =FLOOR(-8.572,8) cho ra kết quả bằng -16.
Hàm FLOOR làm tròn số -8.572 về bội số của 8 và xa số 0 hơn cho ra kết quả bằng -16.
Trường hợp 4: Number và Significance đều nhỏ hơn 0 thì hàm FLOOR làm tròn về bội số của Significance, lớn hơn Number và gần số 0 hơn.
Công thức =FLOOR(-8.572,-8) cho ra kết quả làm tròn bằng -8.
Hàm FLOOR làm tròn số -8.572 về bội số của -8 và gần số 0 hơn nên kết quả bằng -8.
Trường hợp 5: Number hoặc Significance bằng 0 thì kết quả làm tròn bằng 0.
Công thức =FLOOR(0,-15) có number bằng 0 nên kết quả cũng bằng 0.
Vì Number bằng 0 nên kết quả làm tròn của hàm FLOOR bằng 0.
Trường hợp 6: Number và Significance bằng nhau thì kết quả làm tròn bằng chính nó.
Kết quả làm tròn của công thức =FLOOR(-4,-4) bằng -4
Vì Number và Significance đều bằng -4 nên kết quả làm tròn bằng -4.
Nếu muốn làm tròn số xuống số nguyên thì hàm INT sẽ cho ra kết quả nhanh chóng.
Trong Excel, hàm INT sẽ làm tròn về số nguyên nhỏ hơn gần nhất. Công thức như sau:
=INT(number) Trong đó: Number là số mà bạn muốn hàm INT làm tròn. |
Ví dụ:
- Công thức =INT(5.6) sẽ làm tròn số 5.6 xuống 5.
- Công thức =INT(-5.6) sẽ làm tròn số -5.6 xuống số nguyên nhỏ hơn, kết quả bằng -6.
Khi muốn làm tròn số bằng hàm INT, bạn chỉ cần nhập công thức =INT(number) rất đơn giản.
Ví dụ: Công thức =INT(A1) sẽ cho ra kết quả là số nguyên nhỏ hơn gần nhất. Cụ thể, hàm INT làm tròn số 8.9 về số nguyên nhỏ hơn gần nhất chính là 8.
Hàm INT làm tròn số 8.9 về số nguyên nhỏ hơn gần nhất cho ra kết quả bằng 8.
Một trong những hàm hỗ trợ người dùng làm tròn số trong Excel chính là TRUNC với công thức cực đơn giản.
Hàm TRUNC trong Excel thực hiện làm tròn số bất kỳ bằng cách loại bỏ phần thập phân bên phải dấu phẩy. Hàm có cấu trúc như sau:
TRUNC: =TRUNC(number) Trong đó: Number là giá trị mà bạn cần hàm TRUNC làm tròn. |
Ví dụ: Công thức =TRUNC(12.3) loại bỏ hết phần thập phân và cho ra kết quả bằng 12.
Lưu ý: Number là số thực, có thể là số nguyên, phân số hoặc số thập phân.
Để dùng hàm TRUNC, bạn mở file Excel rồi nhập công thức =TRUNC(Number). Lúc này, number có thể là số hoặc tham số ô chứa giá trị cần làm tròn.
Ví dụ: Bạn nhập công thức =TRUNC(B2) thì hàm TRUNC sẽ làm tròn giá trị ô B2 (-19.753) thành -19.
Hàm TRUNC làm tròn số -19.753 bằng cách loại bỏ phần thập phân cho ra kết quả là -19.
Nếu muốn làm tròn số trong Excel, bạn có thể dùng hàm ODD để hỗ trợ tính toán.
Hàm ODD được sử dụng để làm tròn số thành số nguyên lẻ gần nhất và xa số 0 hơn. Cụ thể, nếu số đó dương thì làm tròn đến số lẻ lớn hơn tiếp theo. Còn số đó âm thì hàm ODD làm tròn đến số lẻ nhỏ hơn tiếp theo.
Công thức hàm ODD như sau:
=ODD(Number) Trong đó: Number là số mà bạn cần làm tròn. |
Ví dụ:
- Công thức =ODD(4.782) nghĩa là làm tròn số 4.782 lên số lẻ lớn hơn tiếp theo, kết quả là 5.
- Công thức =ODD(-4.782) làm tròn số -4.782 thành số lẻ nhỏ hơn tiếp theo chính là -5.
Lưu ý: Number là số thực, có thể là số nguyên, số thập phân hoặc phân số.
Bạn mở file Excel chứa dữ liệu cần làm tròn sau đó nhập công thức =ODD(Number) vào. Lúc này, number có thể là số hoặc tham số ô chứa giá trị cần làm tròn.
Trường hợp 1: Number là số dương. Hàm ODD sẽ làm tròn thành số lẻ gần nhất lớn hơn Number.
Ví dụ: Công thức =ODD(5.723) sẽ làm tròn số 5.723 thành số lẻ gần nhất lớn hơn, kết quả sẽ bằng 7.
Hàm ODD làm tròn số 5.723 cho ra kết quả tương ứng là 7.
Trường hợp 2: Number là số âm. Hàm ODD sẽ làm tròn thành số lẻ gần nhất nhỏ hơn Number.
Ví dụ: Bạn nhập =ODD(B2) thì hàm ODD sẽ làm tròn giá trị ô B2 (-19.753) thành số lẻ gần nhất nhỏ hơn. Kết quả cho ra là -21.
Hàm ODD làm tròn số -19.753 thành số lẻ gần nhất nhỏ hơn thì kết quả bằng -21.
EVEN là hàm đơn giản rất dễ sử dụng nên được nhiều người ưu tiên lựa chọn khi muốn làm tròn trong trang tính Excel.
Hàm EVEN trong Excel có chức năng làm tròn lên số nguyên chẵn gần nhất và xa số 0 hơn. Cụ thể, nếu số đó dương thì hàm EVEN sẽ làm tròn lên số nguyên chẵn lớn hơn tiếp theo. Còn nếu số đó âm thì sẽ làm tròn xuống số nguyên chẵn nhỏ hơn tiếp theo.
Công thức của hàm là:
EVEN: =EVEN(number) Trong đó: Number là số hoặc tham số chứa giá trị mà bạn cần làm tròn. |
Ví dụ:
- Công thức =EVEN(8.234) làm tròn thành số chẵn lớn hơn gần nhất, kết quả là 10.
- Công thức =EVEN(-8.234) làm tròn thành số chẵn nhỏ hơn gần nhất, kết quả bằng -10.
Lưu ý: Number là số thực, có thể là số nguyên, số thập phân hoặc phân số.
Để dùng hàm EVEN khi làm tròn, bạn nhập công thức =EVEN(number). Lúc này, number có thể là số hoặc tham số ô chứa giá trị cần hàm EVEN làm tròn.
Trường hợp 1: Number lớn hơn 0 thì hàm EVEN làm tròn lên số chẵn lớn hơn gần nhất.
Ví dụ: Công thức =EVEN(6.782) cho ra kết quả làm tròn bằng 8.
Hàm EVEN làm tròn số 6.782 cho ra kết quả bằng 8.
Trường hợp 2: Number nhỏ hơn 0 thì hàm EVEN làm tròn lên số chẵn nhỏ hơn gần nhất.
Ví dụ: Công thức =EVEN(B2) làm tròn giá trị ô B2 (-19.753) thành số chẵn nhỏ hơn gần nhất, kết quả là -20.
Hàm EVEN làm tròn số -19.753 thành -20.
Bài viết trên đã tổng hợp các cách làm tròn số trong Excel ngay cả khi bạn muốn dùng hoặc không dùng hàm hỗ trợ. Mỗi cách làm tròn sẽ có công thức và cho ra kết quả khác nhau. Hy vọng những thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn trong quá trình tính toán trên Excel.
Bạn có thể thực hiện làm tròn số trong Excel trên chiếc điện thoại của mình nhanh chóng nếu cấu hình máy đủ mạnh, dung lượng lưu trữ đủ lớn. Hãy đến ngay địa chỉ Siêu Thị Điện Máy Chợ Lớn gần nhất để được nhân viên hỗ trợ tư vấn chính xác. Tất cả sản phẩm đều có bảo hành 12 tháng và hỗ trợ 1 đổi 1 nếu có vấn đề phát sinh từ nhà sản xuất. Thêm vào đó, đơn vị sẵn sàng vận chuyển sản phẩm về tận nhà miễn phí để người tiêu dùng sở hữu chiếc điện thoại yêu thích trong thời gian sớm nhất. |
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.