0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

Cách điều trị bệnh bạch hầu

398
 

Bệnh bạch hầu đang là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dễ dàng lây lan hiện nay. Cùng Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu ngày cách điều trị bệnh bạch hầu cùng những cách phòng tránh hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi sự nguy hiểm của căn bệnh truyền nhiễm này nhé!

Cách điều trị bệnh bạch hầu

Cách điều trị bệnh bạch hầu

1. Bệnh bạch hầu là gì? Biến chứng của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có tên tên tiếng anh là Diphtheria, đây là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Vi khuẩn bạch hầu rất dễ lây lan trong cộng đồng qua đường hô hấp (khi nói chuyện, ho, hắt hơi,...) khiến giọt bắn có chứa vi khuẩn hòa vào không khí và người khỏe mạnh hít phải sẽ dễ mắc bệnh nếu không có miễn dịch chống vi khuẩn bạch hầu. Bên cạnh đó, bệnh này cũng có thể lây lan gián tiếp khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các vật dụng chứa mầm mống bệnh (như giọt bắn, các chất bài tiết,...)

Bệnh bạch hầu do vi khuẩn bạch hầu gây nên

Bệnh bạch hầu do vi khuẩn bạch hầu gây nên

Người mắc bệnh có thể bị thay đổi giọng nói, ăn uống khó khăn, dễ bị sặc, suy hô hấp,... Trường hợp nặng có thể rơi vào tình trạng hôn mê và tử vong. Bên cạnh đó, bệnh bạch hầu cũng gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng não, suy tủy, chảy máu nội tạng,...

2. Triệu chứng của bệnh bạch hầu

Người mắc bệnh bạch hầu thường gặp phải các triệu chứng phổ biến như sau:

  • Sốt cao từ 39 đến 40 độ C kéo dài ít nhất 3 - 4 ngày. Đây là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh này.
  • Đau họng: Người bệnh cảm thấy khó khăn và đau phần cổ họng khi nuốt nước bọt, thức ăn hoặc nước uống.
  • Phát ban: Một số bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng phát ban trên ngực, lưng, bụng,...
  • Cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, thiếu năng lượng thời gian dài.
  • Cảm thấy buồn nôn, khó tiêu, không thèm ăn hoặc một số vấn đề về tiêu hóa.

Người mắc bệnh bạch hầu có thể không có tất cả các triệu chứng trên hoặc triệu chứng rất nhẹ và khó phát hiện.

3. Cách điều trị bệnh bạch hầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Căn cứ tại Mục 6 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020, Bộ Y tế hướng dẫn cách điều trị bệnh bạch hầu như sau:

Điều trị cụ thể bằng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD):

Sử dụng ngay khi nghi ngờ mắc bệnh. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, không phụ thuộc vào lứa tuổi và cân nặng. Cần test trước khi tiêm, nếu dương tính thì áp dụng phương pháp giải mẫn cảm (Besredka)

  • Bạch hầu hầu họng hoặc thanh quản trong 2 ngày đầu: 20.000 - 40.000 UI
  • Bạch hầu mũi họng: 40.000 - 60.000 UI
  • Bạch hầu ác tính: 80.000 - 100.000 UI

Trong thể nặng, có thể xem xét truyền tĩnh mạch SAD (cần theo dõi sát các dấu hiệu phản vệ và chuẩn bị sẵn sàng để cấp cứu phản vệ nếu xảy ra). Cách thức truyền: Pha toàn bộ SAD trong 250 - 500ml muối 0,9% truyền tĩnh mạch chậm 2-4 giờ.

Phương pháp Besredka

Tiêm 0,1 ml huyết thanh bạch hầu và đợi 15 phút. Nếu không có phản ứng thì tiêm thêm 0,25 ml huyết thanh bạch hầu. Nếu không có phản ứng sau 15 phút thì tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch phần còn lại.

Nếu người bệnh có biểu hiện sự nhạy cảm khi thử phản ứng, thì không nên dùng toàn bộ liều. Tiến hành giải mẫn cảm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Điều trị cụ thể bằng kháng sinh:

  • Penicillin G: 50.000 - 100.000 đơn vị/kg/ngày chia 2 lần, tiêm bắp 14 ngày cho đến khi hết giả mạc.
  • Hoặc Erythromycin uống: trẻ em 30-50mg/kg/ngày; người lớn 500mg x 4 lần/ngày dùng 14 ngày cho đến khi hết giả mạc.
  • Hoặc Azithromycin: trẻ em: 10-12mg/kg/ngày, người lớn: 500mg/ngày x 14 ngày

Các điều trị khác:

  • Hỗ trợ hô hấp: Thông thoáng đường thở (nếu khó thở thanh quản độ II cần chỉ định mở khí quản giúp thông thoáng đường thở). Sử dụng Oxy liệu pháp sớm nếu có suy hô hấp, nếu không đáp ứng với Oxy có thể thở máy không xâm nhập/xâm nhập tùy mức độ với trường hợp có suy hô hấp.
  • Hỗ trợ tuần hoàn: đảm bảo cung cấp đầy đủ nước điện giải theo nhu cầu có tính đến bù trừ nếu sốt cao, khó thở, nôn…

Trong những trường hợp có sốc (da lạnh, dấu hiệu làm đầy mao mạch ≥ 3 giây, HA tâm thu < 90 mmHg ở người lớn, nước tiểu < 0,5ml/kg/giờ) sau bù dịch đủ (áp lực tĩnh mạch trung tâm 12-14 cm H2O, hoặc đo đường kính tĩnh mạch chủ dưới,....không hiệu quả) nên sử dụng thuốc vận mạch để đảm bảo huyết áp trung bình ≥ 65mmHg và Lactat máu < 2 mmol/l. Chú ý đánh giá quá tải dịch.

  • Cân bằng nước điện giải.
  • Nếu bệnh nhân có rối loạn nhịp tim (block nhĩ thất cấp 2 Mobitz II có thể dùng máy tạo nhịp tạm thời Pacemaker ngoài da hoặc qua tĩnh mạch cảnh.
  • Với trường hợp viêm cơ tim điều trị theo phác đồ viêm cơ tim, nếu viêm cơ tim nặng hoặc có sốc tim không đáp ứng với trợ tim có thể dùng ECMO V-A cho bệnh nhân nếu có điều kiện.
  • Bệnh nhân có suy đa tạng, suy thận có thể lọc máu liên tục (CVVH) nếu có chỉ định.
  • Có thể sử dụng corticoid trong trường hợp bạch hầu ác tính, và bạch hầu thanh quản có phù nề nhiều.
  • Đảm bảo dinh dưỡng: tĩnh mạch hoàn toàn hay kết hợp qua đường tiêu hóa tùy thuộc tình trạng người bệnh.

Tiêu chuẩn xuất viện và theo dõi điều trị:

  • Bệnh nhân ổn định sau 2 - 3 tuần điều trị
  • Soi cấy kiểm tra 2 lần âm tính và không biến chứng.
  • Phải tiêm phòng bạch hầu sau khi xuất viện
  • Theo dõi tiếp ngoại trú đủ 60-70 ngày

4. Cách điều trị bệnh bạch hầu tại nhà

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh bạch hầu tại nhà mà người bệnh có thể thực hiện bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng histamin để giảm thiểu triệu chứng ngứa do phát ban. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và đảm bảo sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn.
  • Sử dụng đá lạnh hoặc khăn ướt lạnh đắp lên khu vực phát ban để giảm ngứa, giảm sưng đau.
  • Trong thời gian bệnh, người bệnh có thể cảm thấy chán ăn do khả năng ăn uống khó khăn. Tuy nhiên, họ vẫn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày (đặc biệt là các chất xơ, vitamin và khoáng chất) để tăng cường hệ miễn dịch và cơ thể có đủ năng lượng chống lại bệnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể trong việc chống lại bệnh bạch hầu.

Ăn uống đủ chất khi bị bệnh bạch hầu

Ăn uống đủ chất khi bị bệnh bạch hầu

  • Súc miệng với nước muối sinh lý để vệ sinh hàng ngày và hỗ trợ cảm giác đau sưng, viêm họng.
  • Tránh uống các đồ uống có cồn (như rượu, bia,...), tránh tiếp xúc với các chất kích thích (như cafein, thuốc lá,...) và vận động nặng để tránh làm sức khỏe suy giảm.
  • Nếu bạn được bác sĩ hoặc cơ sở y tế hỗ trợ điều trị tại nhà thì hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc. Tìm hiểu kỹ càng và xác nhận các thông tin khi tự điều trị để tránh bệnh nặng hơn do điều trị sai cách.
  • Đồng thời, người bệnh cũng nên theo dõi các triệu chứng của bệnh để thông báo với bác sĩ kịp thời khi phát hiện bệnh nặng hơn.

>> Xem thêm: 7 bệnh da liễu thường gặp trong mùa nồm và cách phòng tránh

5. Cách phòng bệnh bạch hầu

Cách phòng bệnh bạch hầu hàng ngày

Cách phòng bệnh bạch hầu hàng ngày

Bên cạnh cách điều trị bệnh bạch hầu thì Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn cũng sẽ gửi đến bạn một số thông tin về cách phòng ngừa bệnh bạch hầu trong đời sống hàng ngày như sau:

  • Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi đi đến những nơi đông người: Việc đeo khẩu trang sẽ hạn chế được sự lây lan của mầm bệnh qua đường hô hấp, đặc biệt là khi bạn đi đến những nơi công cộng.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn: Đảm bảo bàn tay của bạn luôn sạch sẽ bằng cách rửa tay thường xuyên bằng nước với xà phòng, dung dịch vệ sinh chứa cồn để giảm thiểu mầm mống gây bệnh.
  • Không tiếp xúc gần hoặc không có biện pháp bảo hộ với những người đang mắc bệnh bạch hầu để tránh lây bệnh.
  • Không nên dùng chung các đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, chén bát, đũa, khăn tắm,...
  • Khi ho hoặc hắt hơi, bạn nên lấy tay hoặc khăn giấy che mũi và miệng.
  • Tiêm vắc-xin bạch cầu (bắt đầu tiêm cho trẻ từ 2 - 3 tháng tuổi).

6. Tổng kết

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn vừa gửi đến bạn các thông tin xoay quanh cách điều trị bệnh bạch hầu tại nhà và cách điều trị theo thông báo từ Bộ Y tế. Hy vọng rằng qua những thông tin trên, bạn và gia đình sẽ biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn.

Máy lọc không khí chính hãng, giá rẻ tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn 

Máy lọc không khí là giải pháp làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn hiệu quả, giúp không gian sống của bạn trở nên trong lành và an toàn hơn. Nếu bạn muốn mua máy lọc không khí chính hãng với giá hợp lý, bạn có thể đến Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn để trải nghiệm và mua sắm.
Tại đây, bạn dễ dàng tìm cho mình sản phẩm đến từ những thương hiệu nổi tiếng như LG, Samsung, Sharp, Hitachi,... với giá cực kỳ hợp lý, chế độ bảo hành chính hãng cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.
Hãy đến với hệ thống Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn để trải nghiệm mua sắm tuyệt vời tại đây!

LG Máy Lọc Không Khí Puricare 360 Hit AS60GHWG0

Gọi 19002628 để được giảm thêm
Rẻ hơn: 5.490.000 đ
7.990.000đ -31%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Đánh giá 5/5 (2)
Trả góp 0%
Máy lọc không khí AX60R5080WD/SV
13-icon-giadung-11

Samsung Máy lọc không khí AX60R5080WD/SV

Gọi 19002628 để được giảm thêm
Rẻ hơn: 7.390.000 đ
11.290.000đ -35%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app
app_storeapp_store

Tin nổi bật