7 bệnh da liễu thường gặp trong mùa nồm và cách phòng tránh
538Tác giả: Khánh Ly11309
Mùa nồm thường là thời điểm làn da trở nên nhạy cảm hơn do sự thay đổi trong môi trường và điều kiện thời tiết. Hãy đi trước bệnh một bước bằng cách tìm hiểu 7 bệnh da liễu thường gặp trong mùa nồm và cách phòng tránh chúng, thông qua bài viết dưới đây!
Bệnh da liễu thường gặp trong mùa nồm
1. Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một tình trạng da liễu phổ biến, thường xuất hiện nhiều hơn trong mùa nồm do sự tăng tiết bã nhờn và bít tắc lỗ chân lông. Nguyên nhân chủ yếu thường do da mặt tiết nhiều dầu, mồ hôi; da mặt không được làm sạch dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông bởi bã nhờn và vi khuẩn. Đối với nhiều người, điều này dẫn đến việc xuất hiện mụn mủ, mụn bọc,...
Da xuất hiện mụn trứng cá, mụn ẩn
Dấu hiệu thường thấy: Xuất hiện mụn đỏ, mụn bọc và mụn đầu đen trên mặt, lưng và ngực, cùng với da dầu và lỗ chân lông to.
Đối tượng dễ mắc bệnh: Thanh thiếu niên và người trẻ tuổi, đặc biệt là những người có da dầu.
Cách xử lý và phòng tránh: Đến thăm khám tại các phòng khám hoặc bệnh viện da liễu uy tín để được điều trị mụn đúng cách. Để phòng tránh, tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ngọt, giữ da sạch sẽ và không nặn mụn, chú trọng vào bước làm sạch da và dùng sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
2. Nấm da đầu
Nấm da đầu là bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra, thường gặp vào mùa nồm khi da đầu ẩm ướt và không được vệ sinh kỹ càng. Nguyên nhân chủ yếu là do nấm Trichophyton và Microsporum phát triển mạnh mẽ trong môi trường da đầu nhờn, ẩm ướt hoặc gội đầu bằng nguồn nước bẩn.
Nấm da đầu vảy trắng, tạo thành mảng
Dấu hiệu thường thấy: Triệu chứng bao gồm ngứa da đầu, có vảy trắng hoặc vàng, tóc dễ gãy và rụng thành từng mảng, da đầu đỏ và có thể có mụn nước nhỏ.
Đối tượng dễ mắc bệnh: Bất kỳ ai nếu không giữ vệ sinh da đầu sạch sẽ, khô thoáng hoặc sử dụng nguồn nước không đảm bảo để đội đầu đều có thể mắc nấm da đầu.
Cách xử lý và phòng tránh: Sử dụng dầu gội chống nấm theo chỉ định của bác sĩ và điều trị bằng thuốc kháng nấm uống nếu cần thiết. Để phòng tránh, tránh dùng chung đồ cá nhân như lược và mũ bảo hiểm, luôn giữ da đầu sạch sẽ và khô ráo trong mùa nồm, thay đổi và giặt sạch các đồ dùng cá nhân thường xuyên.
Nấm da chân, hay còn gọi là bệnh nấm kẽ chân, là bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra, thường gặp ở những người thường xuyên đi giày kín trong môi trường ẩm ướt. Nguyên nhân chủ yếu là do nấm Trichophyton phát triển mạnh hơn vào mùa nồm ẩm.
Kẽ chân có mụn đỏ, nứt
Dấu hiệu thường thấy: Ngứa ngáy, đỏ và nứt nẻ da ở kẽ chân, da chân có mùi khó chịu và xuất hiện mụn nước nhỏ.
Đối tượng dễ mắc bệnh: Những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, cũng như những người có thói quen đi giày trong thời gian dài, không vệ sinh chân sạch sẽ.
Cách xử lý và phòng tránh: Gặp bác sĩ da liễu để sử dụng kem hoặc thuốc chống nấm phù hợp. Giữ chân khô ráo, thay tất thường xuyên. Để phòng tránh, tránh đi giày kín trong thời gian dài, giữ chân khô ráo, đặc biệt sau khi tắm hoặc bơi, sử dụng phấn rôm hoặc bột chống nấm để giữ cho chân luôn khô thoáng.
4. Thủy đậu
Thủy đậu hay trái rạ là một bệnh do virus varicella-zoster gây ra, thường xảy ra nhiều vào mùa nồm khi điều kiện môi trường thuận lợi cho virus phát triển. Bệnh có thể lây truyền khi ta tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, thông qua đường hô hấp như hắt hơi, nước bọt, dịch từ mũi người mắc bệnh, hoặc tiếp xúc với vật dụng của người bệnh như quần áo, ga trải giường, hoặc vô tình tiếp xúc với mụn nước của người bị thủy đậu.
Thủy đậu dễ xuất hiện ở trẻ nhỏ
Dấu hiệu thường thấy: Xuất hiện các chấm đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể, sau đó thành nốt mụn nước ngứa ngáy, sốt cao, mệt mỏi, các nốt mụn nước phát triển thành vết loét và đóng vảy khi khô đi.
Đối tượng dễ mắc bệnh: Trẻ em dưới 12 tuổi và người lớn chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng.
Cách xử lý và phòng tránh: Đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được khám và điều trị đúng cách, tránh để bệnh chuyển biến nặng hoặc để lại di chứng. Để phòng tránh, cần tiêm phòng vaccine thủy đậu, tránh tiếp xúc với người bị bệnh và giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên.
5. Mề đay
Mề đay là tình trạng da bị sưng, đỏ và ngứa do phản ứng dị ứng, thường xuất hiện vào mùa nồm khi độ ẩm cao và cơ thể dễ bị kích ứng. Nguyên nhân gây bệnh bao gồm dị ứng thức ăn, thuốc, côn trùng cắn và tiếp xúc với chất gây dị ứng trong môi trường như phấn hoa và bụi.
Nổi mề đay do độ ẩm cao và cơ thể kích ứng
Dấu hiệu thường thấy: Triệu chứng của mề đay bao gồm xuất hiện các nốt sưng đỏ, ngứa ngáy trên da, các nốt mề đay có thể xuất hiện và biến mất nhanh chóng.
Đối tượng dễ mắc bệnh: Đối tượng dễ mắc bệnh là những người có tiền sử dị ứng, trẻ em và người có hệ miễn dịch suy yếu.
Cách xử lý và phòng tránh: Không gãi ngứa để tránh nhiễm trùng, đến bệnh viện để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Để phòng tránh, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ, theo dõi và tránh các loại thức ăn hoặc thuốc có thể gây dị ứng.
Ghẻ lở là bệnh da liễu do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra, thường xuất hiện vào mùa nồm khi điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Nguyên nhân chủ yếu là do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây nên khi bạn không làm sạch cơ thể thường xuyên.
Ghẻ lở tạo thành mụn nước nhỏ, ngứa ngáy trên da
Dấu hiệu thường thấy: Ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm, xuất hiện các mụn nước nhỏ và đường hầm ghẻ dưới da, da bị viêm, đỏ và có thể có nhiễm trùng thứ phát.
Đối tượng dễ mắc bệnh: Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em, người sống trong môi trường ẩm ướt và chật chội, và những người có tiếp xúc gần gũi với người bị ghẻ.
Cách xử lý và phòng tránh: Đến gặp bác sĩ da liễu để được khám và chỉ định uống thuốc hoặc bôi thuốc nếu cần. Để phòng tránh, giữ vệ sinh cá nhân và tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh, giặt sạch và phơi khô quần áo, giường chiếu ở nhiệt độ cao.
7. Phát ban nhiệt
Phát ban nhiệt là một bệnh da liễu thường gặp ở mùa nồm ẩm khi da bị kích ứng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, thường xuất hiện ở các vùng da có nếp gấp như cổ, dưới cánh tay,... Bệnh này xảy ra khi quá nhiều mồ hôi tắc nghẽn lỗ chân lông. Thường thì phát ban nhiệt không nghiêm trọng và tự giảm khi nhiệt độ hạ. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng, phát ban nhiệt có thể trở nên khó chịu hơn, gây ngứa và mụn mủ.
Phát ban nhiệt thường nổi các cụm mụn nhỏ
Dấu hiệu thường thấy: Các cụm mụn nhỏ, kích ứng, đổi màu da và cảm giác ngứa, châm chích hoặc nóng rát.
Đối tượng dễ mắc bệnh: Trẻ sơ sinh dễ bị hơn vì tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện.
Cách xử lý và phòng tránh: Không nên tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc bôi ngoài da và tuyệt đối không tự dùng thuốc trên vùng da bị tổn thương. Có thể khám bác sĩ nếu tình trạng không thuyên giảm. Có thể áp dụng nhiều biện pháp tại nhà như làm mát da, giảm viêm và ngứa, cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng. Tránh gãi nhiều để không gây kích ứng và nguy cơ nhiễm trùng tăng cao.
Kết: Vừa rồi là 7 bệnh da liễu thường gặp trong mùa nồm mà Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tổng hợp và gửi đến bạn. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp phòng tránh, hy vọng bạn có thể giữ cho làn da cũng như cơ thể được khỏe mạnh vào mùa nồm ẩm khó chịu. Lưu ý rằng, luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề da liễu, không tự ý sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống để tránh bệnh tình chuyển biến xấu.
Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn mua hàng chính hãng, giá cả phải chăng, ưu đãi hấp dẫn
Thời điểm giao mùa khiến cơ thể và tinh thần chúng ta trở nên nhạy cảm, nhưng bạn yên tâm, mua hàng tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn mùa nào cũng có mức giá “dễ chịu”. Từ các sản phẩm điện lạnh, gia dụng, cho đến các sản phẩm điện thoại có thương hiệu uy tín như: điện thoại Samsung hay iPhone, OPPO,... đều đảm bảo chính hãng 100%, giá tốt và có nhiều ưu đãi giúp khách hàng mua sắm với giá hời hơn.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm sản phẩm Samsung Galaxy S24 256GB với mức giá khuyến mãi hấp dẫn và nhiều phần quà tặng giá trị tại chuỗi hệ thống Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn trên toàn quốc.