0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

Tìm hiểu các phong tục ngày Tết cổ truyền

3,176
 

Không đơn thuần là dịp để cả gia đình sum vầy bên nhau, Tết cổ truyền còn là thời khắc khởi đầu cho một chu kỳ mới. Vì thế mà các phong tục ngày Tết ở Việt Nam khá phong phú, được ví von như lời chúc cho năm mới đầy may mắn, bình an và thuận lợi. Nào, hãy cùng Điện Máy Chợ Lớn tìm hiểu rõ hơn về phong tục tập quán ngày Tết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tết Nguyên Đán là gì? Ý nghĩa và thời gian diễn ra

Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng và ý nghĩa nhất của người Việt trong một năm, được biết đến là cột mốc đánh dấu sự khởi đầu của một năm, một tháng, một chu kỳ sản xuất nông nghiệp mới. Nếu đọc theo phiên âm, Tết Nguyên Đán được gọi là “Tiết Nguyên Đán”. Theo đó, “Tiết” hay “Tết” nghĩa là dịp hội, dịp lễ vui vẻ, “Nguyên” mang ý nghĩa là đầu và “Đán” là buổi sớm, vì vậy, Tết Nguyên Đán có thể được hiểu là tiết lễ đầu năm mới.

Chính vì mang ý nghĩa của sự khởi đầu mới, nên đối với mỗi người dân Việt, Tết là dịp để thành viên trong gia đình, dòng họ được tụ họp, sum vầy và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Đặc biệt trong ba ngày Tết đầu năm, mọi người đều xem các chương trình vui nhộn, nghĩ đến những điều hạnh phúc và bỏ qua những điều chưa tốt của năm cũ. Ngoài ra, Tết Nguyên Đán còn là thời điểm mọi người nhớ về ông bà tổ tiên và thể hiện sự trân trọng với nguồn cội của gia đình, dòng họ.

Tại Việt Nam, Tết Nguyên Đán Cổ Truyền thường được diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 7 tháng Giêng. Người dân thường chuẩn bị sắm sửa, dọn dẹp vào 7 ngày cuối của năm cũ và vui chơi, nghỉ ngơi vào 7 ngày đầu năm mới.

Ý nghĩa và định nghĩa của Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn, quan trọng mang đậm nét đẹp văn hóa và tín ngưỡng của người Việt.

2. Khám phá 15 phong tục Tết Nguyên Đán ý nghĩa, đậm bản sắc Việt

Dưới đây là tổng hợp các phong tục ngày Tết Nguyên Đán mà mỗi người con Việt Nam nên một lần biết đến và tìm hiểu.

2.1. Tống cựu nghinh tân - Dọn nhà cuối năm

Vào những ngày cuối năm, người Việt thường sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, bỏ những món đồ cũ không dùng đến trong năm cũ và sắm sửa đồ dùng, quần áo mới chuẩn bị đón xuân. Phong tục Tết Nguyên Đán này mang ý nghĩa là mong muốn một năm mới loại bỏ những điều không tốt của năm cũ để đón chào những điều mới và may mắn trong năm sắp tới.

Những sản phẩm mọi người thường sắm sửa trong năm mới là đồ trang trí, bánh kẹo mứt Tết, hoa, quần áo,... Đặc biệt, những sản phẩm thiết bị thông minh, đồ điện tử gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, điện thoại, loa karaoke,... phục vụ cho dịp Tết được nhiều gia đình lựa chọn.

Mách nhỏ: Hòa chung không khí đón Tết Giáp Thìn 2024, Điện Máy Chợ Lớn còn mang đến nhiều chương trình khuyến mãi cực hấp dẫn cho quý khách thả ga mua sắm - chẳng ngại về giá. Ngay hôm nay, nếu không biết sắm sửa đồ điện tử thông minh chất lượng giá tốt ở đâu, hãy ghé đến Siêu thị Điện Máy Chợ Lớn với hệ thống cửa hàng trải khắp cả nước (Xem chi tiết), hoặc đặt hàng ngay trên website https://dienmaycholon.com/ để được hỗ trợ giao tận nhà!

2.2. Cúng Ông Công, Ông Táo 

Vào mỗi 23 tháng Chạp, theo truyền thống người Việt thì đây là ngày Ông Công, Ông Táo trở về thiên đình để báo cáo mọi người trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng. Vào ngày này, mọi gia đình đều sẽ dọn sạch sẽ nhà bếp, mua ba con cá chép vàng, áo mã bằng giấy, tiền vàng để cúng Ông Công, Ông Táo về trời. Sau khi hoàn thành lễ cúng, những con cá chép vàng sẽ được mang đi phóng sanh hoặc một số gia đình sẽ chuẩn bị cá chép bằng giấy, nhựa,...

Hơn hết, Ông Công, Ông Táo là đại diện cho sự ấm no, hạnh phúc và sung túc của gia chủ. Chính vì thế, việc thực hiện lễ cúng Ông Công, Ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp là đại diện cho sự êm ấm, hạnh phúc và đủ đầy của gia đình.

Phong tục cúng ông Công, ông Táo ngày Tết

Cúng Ông Công, Ông Táo là một trong những phong tục Tết Nguyên Đán không thể thiếu vào mỗi ngày 23 tháng Chạp.

2.3. Tảo mộ - thăm mộ Ông Bà, Tổ Tiên

Đây là một trong những phong tục tập quán ngày Tết đặc trưng và độc đáo của người Việt. Bắt đầu từ 23 đến 30 tháng Chạp hàng năm, con cháu sẽ đi thăm, quét dọn, sửa sang lại mộ của tổ tiên. Đồng thời họ sẽ mang theo hương, hoa quả, bánh kẹo để cúng và mời vong linh tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu.

Tảo mộ hay thăm mộ Ông Bà, Tổ Tiên là nét đẹp trong văn hóa của người Việt thể hiện đạo hiếu, sự thành kính đối với đấng sinh thành, nguồn cội của gia đình, dòng họ. Đặc biệt đây cũng chính là truyền thống “uống nước nhớ nguồn” từ ngàn đời xưa của dân tộc Việt Nam cần được duy trì và phát huy.

2.4. Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét là những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt. Thông thường vào những ngày 27, 28, 29 tháng Chạp các gia đình sẽ bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu gói bánh gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt heo, chuối, lá chuối (lá dong),... và quây quần bên nhau. Hơn hết, gói bánh chưng, bánh tét không chỉ một gia đình cùng nhau gói mà có thể là cả làng, xóm tề tụ tại một nhà gói bánh cùng nhau và cùng trò chuyện.

Bánh chưng là bánh truyền thống của miền Bắc có hình vuông thường gói bằng lá dong xuất hiện trong sự tích “bánh chưng, bánh dày” nổi tiếng của người Việt. Mặc khác, bánh tét là bánh truyền thống ở miền Nam có hình trụ. Đặc biệt, những chiếc bánh chưng được gói càng vuông vức, căng đầy cùng những chiếc bánh tét gói càng tròn thì mang đến ý nghĩa năm mới sẽ càng đầy đủ, sung túc và thành công.

2.5. Chơi hoa Tết

Chơi hoa là một trong những phong tục Tết cổ truyền không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Những bông hoa đào, mai, cúc, quất,... càng rực rỡ, khoe sắc đẹp đẽ thì càng đại diện cho năm mới đủ đầy, may mắn. Tuy mỗi miền đều có loài hoa đặc trưng khác nhau, nhưng đều mang biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc cho gia chủ.

Theo đó, tại miền Bắc, người ta thường lựa chọn những cành đào đỏ, hồng dịu dàng cắm trên bàn thờ tổ tiên hoặc phòng khách. Hoặc trang trí bằng cây quất trĩu quả vàng ươm, mang đến cảm giác của tài lộc đủ đầy.

Mặc khác tại miền Trung hoặc miền Nam, mọi người thường sử dụng những chậu cây (cành) mai vàng. Vì theo quan niệm của người xưa thì cây mai mang ý nghĩa của sự cao sang và biểu tượng cho sự thăng tiến, tài lộc.

2.6. Đi chợ Tết

Khác hẳn ngày thường, không khí chợ Tết thường đông vui, náo nhiệt hơn hẳn. Bởi lúc này, mọi người sẽ đi chợ Tết mua sắm những đồ dùng, thức ăn, trái cây, quần áo, đồ trang trí,... để chuẩn bị đón Tết sum vầy, đủ đầy trong cả 3 mùng. Ngoài ra, đi chợ Tết còn là cơ hội để bạn tận hưởng trọn vẹn không khí những ngày giáp Tết và trở lại về với tuổi thơ cùng với bà, mẹ sắm đồ Tết, háo hức được thử những bộ quần áo mới.

Phong tục đi chợ ngày Tết

Mọi người đi chợ Tết để sắm sửa những món đồ trang trí sặc sỡ, đồ ăn, thức uống,... chuẩn bị đón Xuân.

2.7. Bày mâm Ngũ quả

Trong các phong tục ngày Tết của người Việt thì mâm Ngũ quả là điều không thể thiếu trong dịp lễ này. Được biết, mâm Ngũ quả là tượng trưng cho 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ theo quan niệm Khổng Giáo với ý nghĩa là mong cầu năm mới bình an, hạnh phúc, may mắn và đủ đầy, sung túc. Tùy vào mỗi vùng miền sẽ trưng bày những loại trái cây khác nhau, nhưng vẫn có một số loại quả thường được nhiều gia đình dùng như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài,...

2.8. Cúng Tổ Tiên 

Trong mỗi gia đình người Việt đều có bàn thờ Tổ Tiên, ông bà được bày trí theo hướng đúng theo phong thủy, ngũ hành của gia chủ. Đặc biệt mỗi dịp cuối năm, bên cạnh việc lau dọn nhà cửa, mọi nhà còn chú trọng trong việc lau dọn bàn thờ để chuẩn bị đến chiều 30 tháng Chạp bày biện thức ăn, bánh kẹo, hoa cúng, mâm ngũ quả, thức ăn,...

Tương tự với việc tảo mộ ngày cuối năm, việc phong tục cúng ông bà, tổ tiên cũng mang giá trị nhân văn, đạo đức và lối sống của người Việt. Đồng thời nhắc nhở, truyền lại cho con cháu phải giữ gìn đạo hiếu và nhớ đến nguồn cội.

2.9. Đón Giao Thừa - sum họp bên gia đình

Đón Giao Thừa là phong tục Tết Nguyên Đán được người dân kế thừa và phát huy đến tận ngày nay. Đây được biết đến là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đồng thời là giây phút thiêng liêng đất trời giao hợp. Chính vì vậy, đón giao thừa được diễn ra vào thời khắc cuối cùng của năm cũ và mang ý nghĩa bỏ lại những điều xấu của năm cũ và đón chào những điều tốt đẹp của năm mới. Đặc biệt trong thời khắc đón giao thừa, gia đình có thể quây quần bên nhau ăn mâm cơm tất niên và ngắm pháo hoa rực rỡ trên bầu trời - báo hiệu năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn đang đến gần.

Phong tục đón giao thừa ngày Tết

Vào thời khắc giao thừa, gia đình quây quần bên nhau ăn uống và dành cho nhau những lời chúc năm mới ý nghĩa.

2.10. Hái Lộc

Vào thời điểm đúng giờ khắc giao thừa hoặc sáng sớm hôm sau, mọi người thường hái lộc đầu xuân. Đây là phong tục tín ngưỡng tốt đẹp của người Việt nhằm cầu chúc điều may mắn và rước tài lộc vào nhà.

2.11. Phong tục tập quán ngày Tết - xông đất đầu năm

Xông đất đầu năm là phong tục mang ý nghĩa quan trọng đối với người Việt đầu năm. Vì theo quan niệm của người xưa, người xông đất hợp tuổi với gia chủ sẽ giúp gia đình làm ăn phát đạt, may mắn và hạnh phúc. Do đó, một số gia đình còn xem và tìm kiếm người hợp tuổi, mệnh với gia chủ để nhờ họ xông đất. Thời điểm xông đất là sau phút giao thừa và người xông đất nên ăn mặc chỉnh tề, sau đó đi hết một vòng quanh nhà với hy vọng năm mới nhiều may mắn và tài lộc với gia chủ.

2.12. Xuất hành

Vào mùng 1 Tết đầu năm, nhiều người thường lựa chọn hướng, giờ và phương tiện để xuất hành ra khỏi nhà với mong muốn khi bước sang năm mới mọi sự đều thuận lợi, thông suốt và “thượng lộ bình an”. Ngoài ra, ở một số nơi, mọi người thường xuất hành vào giây phút đầu tiên sau giao thừa theo hướng và giờ đã được lựa chọn từ trước.

Phong tục xuất hành đầu năm ngày Tết

Xuất hành là một trong các phong tục ngày Tết được mọi người thực hiện với mong muốn mọi điều đều thuận lợi.

2.13. Chúc Tết ông bà cha mẹ, họ hàng và lì xì đầu năm

Chúc Tết không chỉ đơn thuần là phong tục tập quán ngày Tết mà còn là nét đẹp văn hóa nên được gìn giữ và phát huy. Theo đó, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ sang năm sức khỏe dồi dào, bình an và mọi điều thuận lợi. Ông bà, cha mẹ thì chúc các con cháu năm mới học tập và làm việc thật giỏi, mạnh khỏe, chóng lớn kèm theo là một phong bao lì xì đỏ tươi hình chữ nhật vuông vức. Bao lì xì bên trong chứa những đồng tiền mới có ý nghĩa là chúc cho người nhận đạt được mục tiêu, may mắn và thành công trong năm mới.

2.14. Đi lễ Chùa

Đi lễ chùa đầu năm là thời điểm để mọi người cầu mong cho một năm mới với nhiều điều thuận lợi, suôn sẻ và hạnh phúc. Cùng với đó là thể hiện sự thành kính với Đức Phật, Quan Thế Âm cùng nhiều vị thần khác đã luôn bên cạnh phù hộ cho bản thân, gia đình và mọi người. Ngoài ra, việc đi lễ chùa vào 3 mùng Tết còn giúp bản thân gột rửa những muộn phiền của năm cũ, tâm trở nên thanh tịnh và sáng trong để bắt đầu đón nhận những điều mới, tốt đẹp hơn.

Lưu ý rằng khi đi lễ chùa đầu năm, bạn nên mặc đồ kín đáo, khi thắp hương và cuối lạy thể hiện sự thành tâm, kín cẩn và biết ơn. 

Phong tục đi lễ chùa ngày Tết

Đi lễ chùa đầu năm là phong tục Tết cổ truyền với mong muốn cầu mong sự may mắn, thuận lợi cho gia đình trong năm mới.

2.15. Xin chữ đầu năm 

Cuối cùng, trong danh sách các phong tục ngày Tết của người Việt không thể thiếu việc xin chữ đầu năm. Đặc biệt, theo quan niệm của người xưa, đầu năm suôn sẻ thì cả năm mọi chuyện đều thuận lợi như ý. Chính vì vậy, những bạn học sinh, người buôn bán, đầu tư,... thường sẽ xin chữ đầu năm.

3. Tết nên làm gì để cả năm được may mắn?

Bên cạnh những phong tục tập quán ngày Tết, người Việt còn có những tín ngưỡng và niềm tin cầu mong năm mới may mắn và bình an. Dưới đây là những điều nên và không nên làm vào những ngày đầu năm mới, bạn nên lưu ý:

  • Không nên sử dụng dao kéo: Bởi những vật sắt, nhọn có sát khí và có thể cắt đứt tình duyên, vận hội và tuổi thọ của gia chủ.

  • Không nên sử dụng kim chỉ: Việc may vá trong năm mới có thể khiến gia chủ có cuộc sống vất vả, khổ sở và cả năm bị thiếu hụt sâu.

  • Kiêng quét nhà: Người xưa quan niệm rằng quét nhà vào 3 mùng Tết là quét đi hết tiền tài, may mắn và vận đỏ của năm mới. Vì thế, trước 30 Tết mọi người thường dọn dẹp, quét tước sạch sẽ để đón giao thừa.

  • Kiêng đóng cửa nhà: Nếu đóng cửa nhà vào mùng 1 Tết có thể ngăn chặn những may mắn và vận khí vào gia đình.

  • Mua muối: Mua muối đầu năm giúp xua đuổi ma quỷ giúp đời sống mọi người được ấm no, sung túc.

  • Mặc quần áo mới, đồ màu đỏ: Điều này giúp mọi người trong dịp năm mới cảm thấy vui tươi, trẻ trung và có tâm trạng tốt đẹp, đặc biệt là đồ màu đỏ thể hiện cho sự may mắn, phát đạt.

  • Mua vàng ngày Thần Tài: Ngày vía Thần Tài diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng, vào ngày này nếu cúng và mua vàng sẽ nhận được may mắn, tài lộc cho cả năm.

  • Mua diêm, mua lửa: Ngày đầu năm, mọi người mua diêm, mua lửa sẽ mang về nhiều điều tốt lành cho gia đình.

Trên đây là tổng hợp các phong tục ngày Tết cổ truyền của người Việt được gìn giữ từ bao đời nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về phong tục Tết Nguyên Đán để thực hiện đúng cách, qua đó đón nhiều may mắn, bình an cho chính mình và người thân, bạn bè.

Và để "tậu" cho mình những model điện thoại mới nhất du xuân 2024 như iPhone 15 Pro hay Samsung Galaxy S24 series, OPPO Find N3,... với mức giá ưu đãi cùng nhiều phần quà tặng kèm hấp dẫn thì hãy đến ngay chi nhánh Siêu thị Điện Máy Nội Thất Chợ Lớn gần nhất hoặc truy cập website của chúng tôi nhé!

Apple iPhone 15 Plus 128GB

21.990.000 đ
25.990.000đ -15%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Apple iPhone 15 128GB

  • 128GB
  • 256GB
  • 512GB
19.290.000 đ
22.990.000đ -16%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Apple iPhone 15 Pro 256GB

  • 128GB
  • 256GB
  • 512GB
  • 1TB
27.490.000 đ
31.990.000đ -14%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Apple iPhone 15 Pro Max 256GB

  • 256GB
  • 512GB
  • 1TB
28.490.000 đ
34.990.000đ -19%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Từ khóa

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app
app_storeapp_store

Tin nổi bật