0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh bạch hầu tại nhà

225
 

Trước nguy cơ bệnh bạch hầu có thể bùng phát trở lại, chúng ta cần chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh để có cách phòng ngừa và ứng phó phù hợp. Cùng tìm hiểu bệnh bạch hầu lây qua đường nào, ai có nguy cơ lây nhiễm và cách phòng tránh bệnh bạch hầu tại nhà qua bài viết dưới đây!

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?

1. Thông tin về bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu (tên tiếng Anh là Diphtheria) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Đây cũng là dạng bệnh nhiễm độc bởi vi khuẩn này sản sinh ra ngoại độc tố có thể gây tổn thương các mô của cơ thể. 

Vi khuẩn bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng nhiễm chất tiết của người bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn có thể xâm nhập qua da tổn thương, gây ra bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm khuẩn, bệnh nhân có thể tiếp tục lây truyền bệnh cho người khác.

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm

Vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae có những đặc tính sau:

  • Vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt sau vài giờ dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp.
  • Vi khuẩn sẽ bị diệt sau vài ngày dưới ánh sáng khuếch tán.
  • Ở nhiệt độ 58°C, vi khuẩn sống được 10 phút.
  • Trong môi trường phenol 1% và cồn 60 độ, vi khuẩn chỉ sống được 1 phút.

Vào năm 1923, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển thành công một loại vắc-xin giải độc tố bạch hầu. Từ đó đến nay, mức độ nghiêm trọng của dịch bạch hầu đã giảm đáng kể trên toàn thế giới.

>> Xem thêm: Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh bạch hầu bạn cần lưu ý

2. Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?

Bệnh bạch hầu là một căn bệnh truyền nhiễm và thường lây qua những đường sau:

Lây qua đường hô hấp

Nguồn gây bệnh bạch hầu chủ yếu do các bệnh nhân nhiễm bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn nhưng chưa có biểu hiện nên không phát hiện được bệnh . Vi khuẩn bạch hầu lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua các giọt bắn nhỏ khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện.

Bệnh bạch hầu lây qua đường hô hấp và tiếp xúc

Bệnh bạch hầu lây qua đường hô hấp và tiếp xúc

Lây qua đường tiếp xúc

Bệnh bạch hầu còn lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, họng hoặc các vết loét của người bệnh cũng có thể truyền vi khuẩn bạch hầu. Chạm vào đồ vật hoặc bề mặt bị nhiễm vi khuẩn từ dịch tiết của người bệnh, chẳng hạn như đồ chơi, khăn mặt, hoặc dụng cụ ăn uống cũng có thể lây bệnh. 

Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua các vết thương hoặc vết cắt trên da, gây ra bệnh bạch hầu da, và từ đó lây lan cho người khác.

3. Ai có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh bạch hầu?

Tất cả mọi người nếu chưa có kháng thể chống lại bệnh bạch hầu hoặc kháng thể đã suy giảm theo thời gian đều có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh:

  • Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên: Kháng thể phòng bạch hầu thụ động từ mẹ dần bị mất, khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu. Do đó, trẻ cần được tiêm phòng sớm để phòng ngừa bệnh nguy hiểm này.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi: Thường bỏ qua nhiều mũi nhắc quan trọng trong đời, rơi vào “khoảng trống miễn dịch”. Kháng thể từ vắc-xin tiêm từ nhỏ sẽ giảm dần theo thời gian, không đủ để chống chọi lại bệnh bạch hầu.

Trẻ nhỏ và người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

Trẻ nhỏ và người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

  • Những người chưa tiêm phòng đầy đủ hoặc chưa tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu theo lịch trình cũng có nguy cơ bị lây nhiễm. Hiệu quả của vắc-xin đạt khoảng 97%, miễn dịch có hiệu quả lên đến 10 năm và sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu không tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm, nguy cơ mắc bệnh vẫn tồn tại.
  • Người lớn tuổi có nhiều bệnh nền, bệnh mãn tính, biến chứng tim, thận,... hoặc người sử dụng các phương tiện hỗ trợ  trong cơ thể như thay tim nhân tạo, đặt shunt ở não thất, đặt catheter ở tĩnh mạch, có nguy cơ cao bị lây nhiễm do hệ miễn dịch suy yếu.
  • Người đã nhiễm bệnh bạch hầu sẽ có miễn dịch cả đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị suy giảm miễn dịch, tỷ lệ tái nhiễm bệnh vào khoảng 2-5%.

4. Cách phòng tránh bệnh bạch hầu

Cách phòng tránh bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là thông qua tiêm vắc xin. Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu có trong các loại vắc-xin kết hợp như vắc-xin 3 trong 1, 4 trong 1, 5 trong 1, và 6 trong 1 dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tuổi.

  • Vắc-xin 6 trong 1: Phòng ngừa 6 bệnh - ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và bệnh do Hib.
  • Vắc-xin 5 trong 1: Phòng 5 bệnh - ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và bệnh do Hib.
  • Vắc-xin ComBE Five: Thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, phòng 5 bệnh - ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do Hib và viêm gan B.
  • Vắc-xin 4 trong 1: Phòng ngừa các bệnh - bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.
  • Vắc-xin 3 trong 1: Phòng ngừa các bệnh - bạch hầu, ho gà, uốn ván.

Tiêm vắc xin là cách phòng tránh bệnh bạch cầu hiệu quả

Tiêm vắc xin là cách phòng tránh bệnh bạch cầu hiệu quả

Trẻ em:

  • Bắt đầu từ 2 tháng tuổi với 4 mũi tiêm cơ bản lúc 2, 3, và 4 tháng tuổi.
  • Mũi nhắc lại thứ tư cách mũi thứ ba khoảng 1 năm.
  • Tiêm nhắc lại sau 7 năm và sau đó cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần.
  • Nếu trẻ được tiêm mũi đầu tiên khi trên 6 tuổi, tiến hành tiêm 2 mũi cách nhau 30 ngày và nhắc lại bằng mũi thứ 3 sau 6-9 tháng.

Người lớn:

  • Tiêm vắc-xin tổng hợp với 1 mũi theo chu kỳ 10 năm, bắt đầu từ mũi tiêm cuối cùng trong độ tuổi 14-16 tuổi.
  • Nếu không nhớ lần tiêm cuối cùng, tiêm 2 mũi cách nhau 30 ngày và nhắc lại với mũi thứ 3 sau 6-9 tháng.

Các biện hạn chế lây nhiễm bệnh bạch hầu

Các biện hạn chế lây nhiễm bệnh bạch hầu

Ngoài ra, người dân cũng cần lưu ý những việc làm hàng ngày sau để tăng cường bảo vệ sức khỏe bản thân như:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
  • Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi.
  • Vệ sinh miệng, mũi, họng hàng ngày.
  • Vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học,... đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Phát hiện, cách ly và đưa người bệnh đến cơ sở ý tế kịp thời.
  • Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định của cán bộ y tế.

>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh bạch hầu

5. Biện pháp dự phòng bệnh bạch hầu toàn xã hội

  • Tổ chức tiêm phòng bệnh bạch hầu đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đảm bảo mọi trẻ em đều được tiêm đủ các mũi vắc-xin phòng bạch hầu theo lịch trình khuyến cáo. Khuyến khích và tạo điều kiện cho người lớn tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu mỗi 10 năm để duy trì miễn dịch.
  • Tổ chức các chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh bạch hầu, tầm quan trọng của tiêm phòng và các biện pháp phòng ngừa. Cung cấp thông tin về triệu chứng, cách lây lan và biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu cho người dân.
  • Tất cả những người bị viêm họng giả mạc nghi ngờ bệnh bạch hầu cần phải được đưa vào bệnh viện để cách ly nghiêm ngặt cho đến khi kết quả trả về âm tính (-) với vi khuẩn bạch hầu (2 lần).
  • Những người tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu cần được cách ly và tiêm nhắc lại mũi giải độc tố bạch hầu.
  • Tăng cường các biện pháp vệ sinh cá nhân và khử trùng các bề mặt và đồ dùng có khả năng nhiễm khuẩn bằng cresyl, cloramin B. Đồ dùng, quần áo của người bệnh... phải được luộc sôi hoặc phơi nắng.
  • Thiết lập hệ thống giám sát để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh bạch hầu và phản ứng nhanh chóng để ngăn chặn sự lây lan. 
  • Đặc biệt chú trọng giám sát các trường hợp viêm họng giả mạc tại những nơi từng có ổ dịch cũ. Tiến hành ngoáy họng bệnh nhân cũ và những người lân cận (nếu có thể) để xét nghiệm tìm người lành mang vi khuẩn bạch hầu.
  • Cứ khoảng 5 năm nên tiến hành đánh giá tình trạng tiêm chủng một lần để phát hiện sớm những trường hợp bỏ sót không tiêm phòng bệnh bạch hầu.

Kết: Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn vừa cung cấp đến bạn đọc thông tin về bệnh bạch hầu, cách lây lan và biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu. Nếu không được làm tốt công tác cách ly, điều trị dự phòng, dịch bệnh bạch hầu có nguy cơ lây lan và bùng phát trong cộng đồng. Hãy chủ động đi trước bệnh một bước để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Máy lọc không khí chính hãng, giá rẻ tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn 

Máy lọc không khí là giải pháp làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn hiệu quả, giúp không gian sống của bạn trở nên trong lành và an toàn hơn. Nếu bạn muốn mua máy lọc không khí chính hãng với giá hợp lý, bạn có thể đến Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn để trải nghiệm và mua sắm. Tại đây, bạn dễ dàng tìm cho mình sản phẩm đến từ những thương hiệu nổi tiếng như LG, Samsung, Sharp, Hitachi,... với giá cực kỳ hợp lý, chế độ bảo hành chính hãng cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác. Hãy đến với hệ thống Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn để trải nghiệm mua sắm tuyệt vời tại đây ! 

Tham khảo một số mẫu máy lọc không khí cực HOT tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Daikin Máy Lọc Không Khí MC30YVM7 - Malaysia

Gọi 19002628 để được giảm thêm
Rẻ hơn: 3.990.000 đ
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Sharp Máy Lọc Không Khí FP-S40V-W - Thái Lan

Gọi 19002628 để được giảm thêm
Rẻ hơn: 4.190.000 đ
4.790.000đ -13%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Sharp Máy Lọc Không Khí FP-S40V-T - Thái Lan

Gọi 19002628 để được giảm thêm
Rẻ hơn: 4.490.000 đ
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Bài viết này có giúp ích cho bạn không?

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app

Tin nổi bật