0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

Tết Nguyên tiêu: Nguồn gốc, ý nghĩa và ngày diễn ra lễ chi tiết

6,425
 

Bên cạnh Tết Nguyên đán thì Tết Nguyên tiêu cũng được xem là một dịp lễ quan trọng trong năm của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ hội này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin này, đồng thời cập nhật ngày diễn ra Tết Nguyên tiêu 2024 chi tiết. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Tết Nguyên tiêu là ngày nào?

Tết Nguyên tiêu hay còn được gọi hội Rằm tháng Giêng. Đây là ngày hội trăng rằm đầu tiên của năm mới, “Nguyên” là mở đầu, đầu tiên và “Tiêu” có nghĩa là ban đêm. Tết Nguyên tiêu diễn ra từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) đến hết ngày 15 (ngày rằm) tháng Giêng âm lịch. Năm 2024, lễ hội Rằm tháng Giêng nhằm vào thứ bảy ngày 24 tháng 2 dương lịch.

Thông thường trong dịp Tết Nguyên tiêu, người ta sẽ dâng lễ cũng để bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Đồng thời, cúng Rằm tháng Giêng còn để cầu mong một năm mới nhiều may mắn, vạn sự hanh thông, làm ăn thuận lợi. Tùy vào phong tục của địa phương mà người dân sẽ tổ chức các hoạt động đón Rằm tháng Giêng khác nhau.

tết nguyên tiêu là ngày nào

Tết Nguyên tiêu là dịp thể hiện lòng thành kính với ông bà, đồng thời lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành.

2. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Nguyên tiêu

Dưới đây là những thông tin về nguồn gốc cũng như ý nghĩa hội Rằm tháng Giêng:

2.1. Nguồn gốc Tết Nguyên tiêu

Xã hội ngày nay lưu truyền nhiều nguồn gốc của ngày Rằm tháng Giêng. Theo dân gian, Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng của ông bà xưa. Sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, người nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho vụ mùa mới. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Một tài liệu khác cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo. Vào ngày này, đức Phật giáng lâm nên chư tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Do đó, người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật, đồng thời đi chùa cầu an, cầu may,...

Trong khi đó, TS. Trần Long - Giảng viên khoa Văn hóa, ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP. HCM cho rằng Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ câu chuyện liên quan đến vua Hán Văn của Trung Quốc. Theo đó, nhà vua lên ngôi đúng ngày Rằm tháng Giêng nên hằng năm cứ đến ngày này, vua sẽ ra ngoài chung vui với người dân. Chứ đêm (dạ) trong cổ ngữ Trung Hoa được đọc là “tiêu”, đâu còn là đêm rằm đầu tiên của năm nên vua Hán Văn gọi là ngày Tết Nguyên tiêu.

2.2. Ý nghĩa ngày Tết Nguyên tiêu

Tết Nguyên tiêu là dịp để con cháu bày tỏ niềm thành kính với ông bà tổ tiên, cầu mong năm mới an lành, nhiều tài lộc. Ngoài ra, hội Rằm tháng Giêng còn tượng trưng cho sự tao nhã, thoải mái, là thời gian để mọi người cùng thưởng thức phong cách đất trời và thư giãn dưới ánh trăng.

3. Tìm hiểu phong tục lễ hội Tết Nguyên tiêu ở các nước

Ngoài Việt Nam, lễ hội Rằm tháng Giêng còn được tổ chức ở nhiều quốc gia khác. Mỗi nước có cách đón lễ khác nhau, cụ thể như:

3.1. Tết Nguyên tiêu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Tết Nguyên tiêu được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng. Lúc này, mọi người lên chùa cúng sao giải hạn và cầu xin một năm mới nhiều điều tốt lành. Đặc biệt, ở những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An thì lễ hội Rằm tháng Giêng còn tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc như múa lân sư rồng, diễu hành, thơ Nguyên tiêu, thả hoa đăng, trò chơi dân gian,...

tết thượng nguyên

Đồng bào người Hoa tại TP. HCM tổ chức các buổi diễu hành vào ngày lễ Rằm tháng Giêng.

3.2. Tết Nguyên tiêu tại Trung Quốc

Tết Nguyên tiêu ở Trung Quốc còn được gọi là Tết Thương nguyên hay Tết Trạng Nguyên. Vào ngày này, người dân sẽ cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi. Sau đó, mọi người sẽ tổ chức các hoạt động thú vị như ngâm thơ, ghi ước nguyện lên đèn lồng và thả lên trời, thi đoán hình trên lồng đèn.

3.3. Tết Nguyên tiêu tại các quốc gia khác

Các nước sử dụng lịch mặt trăng (âm lịch) như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đón Tết Nguyên tiêu.

  • Tại Hàn Quốc: Rằm tháng Giêng được gọi là lễ Daeboreum (대보름). Vào ngày lễ, người dân sẽ cùng nhau chơi trò Samulnori vào đêm trước Daeboreum, leo núi để trở thành người đầu tiên được nhìn thấy mặt trăng mọc.

  • Tại Nhật Bản: Tết Nguyên tiêu được gọi là lễ Koshogatsu (小 正月). Khi lễ hội diễn ra, người dân Nhật Bản sẽ cầu nguyện một mùa vụ bội thu và thường ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng ngày lễ Koshogatsu.

4. Mâm cỗ cúng Tết Nguyên tiêu cần có những gì?

Vào ngày lễ Rằm tháng Giêng không thể thiếu mâm cỗ dâng lên ông bà, tổ tiên. Tùy theo điều kiện gia đình mà chủ nhà chuẩn bị mâm lễ cúng phù hợp. Dưới đây là gợi ý mâm cỗ Tết Nguyên tiêu cho bạn tham khảo:

4.1. Mâm cỗ cúng mặn

  • Bánh trôi nước: 6 chén.

  • Thịt vai luộc: 500 gr.

  • Gà luộc: 1 đĩa.

  • Món xào thập cẩm: 1 đĩa.

  • Nem: 1 đĩa.

  • Canh măng: 1 tô.

  • Rau xào: 1 đĩa.

  • Xôi gấc: 1 đĩa.

  • Giò: 1 đĩa.

  • Hoa quả: 1 đĩa.

  • Các vật phẩm khác: Trầu cau, hương/nhan, hoa tươi, rượu, đèn dầu/nến, vàng mã.

tết nguyên tiêu ăn gì

Tết Nguyên tiêu ăn gì? Bạn có thể chuẩn bị mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Giêng gồm chè, chả giò, xôi, gà luộc,...

4.2. Mâm cỗ cúng chay

Nếu gia đình bạn cúng Phật, thì có thể chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng chay sau:

  • Trái cây: 1 đĩa.

  • Các món đậu: 1 đĩa.

  • Bánh trôi nước: 6 chén.

  • Xôi: 1 đĩa.

  • Món canh rau củ: 1 tô.

  • Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món.

Mách nhỏ:

Để chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu dễ dàng hơn, bạn có thể sắm các thiết bị gia dụng thông minh như nồi chảo chống dính, nồi chiên - nồi nướng, lò vi sóng,... Tại Siêu Thị  - Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn cung cấp đa dạng các thiết bị điện tử, gia dụng 100% chính hãng (có minh chứng tem sản xuất rõ nét) cùng chế độ bảo hành rõ ràng.

Hơn nữa, vào dịp đầu năm các sản phẩm tại Điện Máy Chợ Lớn có mức giá ưu đãi cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giúp bạn mua sắm với giá tốt nhất thị trường. Đến ngay Điện Máy Chợ Lớn gần nhất hoặc truy cập website https://dienmaycholon.com/ để “rinh” về cho gia đình mình những thiết bị tiện nghi nhé!

5. Một số thắc mắc liên quan đến Tết Nguyên tiêu

Dưới đây là một số giải đáp thắc mắc khác liên quan đến lễ Rằm tháng Giêng. Bạn hãy tham khảo để có thêm nhiều kiến thức hữu ích:

5.1. Cách cúng Tết Nguyên tiêu như thế nào?

Để cúng Rằm tháng Giêng, bạn nên thực hiện vào buổi sáng ngày 24/02/2024 (tức 15 tháng Giêng âm lịch). Các khung giờ cúng tốt gồm có giờ Thìn (từ 7 – 9 giờ), giờ Ngọ (Từ 11 – 13 giờ), giờ Mùi (từ 13 – 15 giờ).

Nếu bạn không có thời gian thì có thể cúng vào ngày 23/02/2024 (tức 14 tháng Giêng âm lịch). Các khung giờ tốt để cúng lễ gồm có giờ Thìn (7 – 9 giờ), giờ Tỵ (Từ 9 – 11 giờ), giờ Thân (từ 15 – 17 giờ), giờ Dậu (từ 17 – 19 giờ).

5.2. Tết Nguyên tiêu trong tiếng Anh là gì?

Tên tiếng Anh của ngày Tết Nguyên tiêu là Lantern Festival. Bạn hãy lưu lại trên iPhone để sử dụng khi giới thiệu ngày lễ quan trọng này với bạn bè quốc tế nhé.

5.3. Có những câu thành ngữ về nào về ngày Tết Nguyên tiêu?

Dưới đây là những câu thành ngữ nói về Rằm tháng Giêng:

  • Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng.

  • Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng.

  • Giỗ tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng.

Như vậy, bạn đã khám phá nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Nguyên tiêu chi tiết. Mong rằng những thông tin này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ hội Rằm tháng Giêng, mà còn chuẩn bị mâm cúng chỉn chu để tỏ lòng thành kính với ông bà, cầu một năm mới tốt lành nhé!

Apple iPhone 15 Pro 256GB

  • 128GB
  • 256GB
  • 512GB
  • 1TB
27.490.000 đ
31.990.000đ -14%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Apple iPhone 15 Pro Max 256GB Titan Tự Nhiên

Siêu khuyến mãi
28.990.000 đ
34.990.000đ -17%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Từ khóa

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app
app_storeapp_store

Tin nổi bật