0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

Tết Hạ Nguyên là gì? Gợi ý các hoạt động nên làm trong ngày Tết Hạ Nguyên

489
 

Tết Hạ Nguyên là một trong những ngày Tết quan trọng trong đời sống tinh thần và tâm linh của người Việt Nam. Cùng Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu Tết Hạ Nguyên là gì và các hoạt động nên làm trong ngày Tết Hạ Nguyên. Mời bạn đọc tham khảo!

Tết Hạ Nguyên là gì?

Tết Hạ Nguyên là gì?

1. Tết Hạ Nguyên là gì?

Tết Hạ Nguyên hay còn gọi là Lễ mừng lúa mới, đây là dịp lễ truyền thống của các dân tộc Việt Nam diễn ra vào ngày Rằm tháng mười âm lịch hàng năm. Dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn, cảm tạ trời đất đã cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người dân được ấm no hạnh phúc. 

Tết Hạ Nguyên hay còn gọi là Lễ mừng lúa mới

Tết Hạ Nguyên hay còn gọi là Lễ mừng lúa mới

Về nguồn gốc của Tết Hạ Nguyên, từ xưa, sau khi gặt xong hết vụ lúa tháng Tám, người nông dân được thảnh thơi vì trong nhà đã có lúa mới và rơm mới đầy đủ. Nhận thấy mọi thứ được thuận lợi là nhờ ơn của Đất - Trời nên người dân đã làm Lễ mừng lúa mới để bày tỏ sự tôn kính cũng như cầu mong cho vụ mùa tiếp theo được tươi tốt.

Từ đó về sau, cứ đến ngày Rằm tháng Mười Âm Lịch, người dân sẽ mang những gì thành quả từ mùa vụ vừa rồi mang về nhà, chế biến thành những món ăn truyền thống để dâng lên ông bà tổ tiên và Thổ thần. Ngày này đã trở thành một ngày lễ không thể thiếu trong cuộc đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và được gọi là lễ tạ ơn, lễ mừng lúa mới, lễ cơm mới hay Tết Hạ Nguyên.

2. Tết Hạ Nguyên có ý nghĩa gì?

Tưởng nhớ công ơn của Đức Phật và tổ tiên

Tết Hạ Nguyên cũng là dịp để các Phật tử được thể hiện lòng thành kính với công ơn của Đức Phật, Bồ Tát trong việc hướng con người đến chân - thiện mỹ và ghi nhớ công ơn của tổ tiên. Vì vậy, Tết Hạ Nguyên thường được tổ chức tại các chùa để mọi người noi gương Đức Phật.

Cầu an, cầu siêu cho người thân

Ngoài những ý nghĩa trên, người dân còn nhân dịp Tết Hạ Nguyên để lên chùa cầu nguyện cho sự an lành, hạnh phúc cho gia đình và đặc biệt là ông bà, cha mẹ. Sau khi lễ Phật xong, nhiều gia đình tiếp tục viếng thăm tro cốt của người thân đã khuất, tưởng nhớ họ được bình an trong thế giới bên kia.

Tết Hạ Nguyên là dịp để cầu an cho người thân

Tết Hạ Nguyên là dịp để cầu an cho người thân

Hướng đến những điều thiện lành

Qua lễ Hạ Nguyên, mọi người nhấn mạnh sự quan trọng của việc sống hướng thiện. Trong không khí thiêng liêng của ngày lễ, mọi người tận hưởng niềm vui trong việc cúng kiếng và thực hiện các nghi lễ truyền thống với trái tim tràn đầy lòng thành kính. Đây không chỉ là dịp để kính trọng tổ tiên và cha mẹ mà còn là cơ hội để tôn vinh giá trị của sự nhân từ và lòng biết ơn trong xã hội.

3. Các hoạt động trong ngày tết Hạ Nguyên

Cúng Tổ Tiên và Tam Bảo

Việc làm chắc chắn không thể thiếu trong dịp Tết Hạ Nguyên chính là chuẩn bị mâm cúng tươm tất gồm nhang đèn, hoa quả, nấu xôi nếp mới,... để kính dâng lên Tam Bảo và tổ tiên, với lòng thành kính và tri ân. 

Tặng quà cho người thân

Trong dịp này, truyền thống biếu quà là một phần không thể thiếu của người dân, thể hiện lòng hiếu thảo và lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ cũng như các bậc tiền bối. Các món quà như gạo - nếp mới hay các đặc sản giao mùa Thu Đông thường được lựa chọn để biếu tặng trong ngày này.

Viếng chùa và thắp hương

Để cầu mong sự bình an và may mắn, mọi người thường đến chùa để thắp hương, cầu nguyện. Vì vậy, vào mỗi dịp Tết Hạ Nguyên, các ngôi chùa thường đón tiếp đông đảo phật tử, khiến ngày này có ý nghĩa tâm linh và tinh thần sâu sắc đối với những người theo đạo Phật.

Viếng chùa và thắp hương trong ngày Tết Hạ Nguyên

Viếng chùa và thắp hương trong ngày Tết Hạ Nguyên

4. Gợi ý các món trong mâm cúng Tết Hạ Nguyên

Bánh cúng

Bánh cúng là một loại bánh truyền thống được làm từ bột gạo xay dân dã, là món ăn lâu đời của người miền Tây. Mỗi chiếc bánh được làm dẻo mịn, trắng nõn và gói ghém bên trong lớp lá chuối xanh mướt. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được chút vị mằn mặn, một chút ngọt ngào, đặc biệt là vị béo ngậy của nước cốt dừa.

Bánh cúng  

Bánh cúng  

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc được dùng từ gạo nếp mới cùng với màu sắc từ thực vật thiên nhiên như: màu đỏ từ hạt gấc, màu xanh từ lá dứa, màu tím của lá cẩm, màu vàng từ quả dành dành,... để thêm sự tỉ mỉ cho món ăn, bạn có thể ép xôi thành khuôn bông hoa và thêm vài chiếc là có mâm cơm trang trọng để cúng.

Bánh in

Bên cạnh bánh cúng, bánh in cũng là một lựa chọn tuyệt vời để thêm vào mâm cúng lễ. Mỗi chiếc bánh in trắng tinh khiết, với lớp bột mềm mịn và đậu xanh bùi bùi, ngọt ngào, tạo nên hương vị đặc biệt và hấp dẫn. Chắc chắn rằng chúng sẽ là một phần không thể thiếu và thích hợp cho mâm cúng trong dịp lễ quan trọng này.

 Bánh in

Bánh in

Thịt heo luộc

Thịt heo luộc là một món ăn gần gũi với đời sống người dân ta và đây cũng là món được lựa chọn để dâng lên mâm cũng trong dịp Tết Hạ Nguyên. Những miếng thịt heo luộc mềm, thơm ngon được luộc chín kỹ lưỡng, kết hợp cùng với đủ loại rau sống tươi mát. Khi thêm vào một chén mắm nêm hoặc mắm tôm đặc trưng, món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

Gà hấp/ gà luộc

Gà hấp hoặc gà luộc là món thờ cúng, món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ tết của người dân Việt Nam. Với lớp da vàng óng, căng bóng, gà hấp không chỉ ghi điểm bởi vẻ bề ngoài hấp dẫn mà còn bởi hương vị thơm ngon tự nhiên và từng thớ thịt mềm mại, dai ngọt. Chắc chắn, sự hiện diện của món này sẽ làm cho bàn cúng thêm trang trọng và tươm tất hơn rất nhiều.

Gà luộc

Gà luộc

5. Lưu ý khi làm Lễ mừng lúa mới

- Dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng bàn thờ gia tiên trong ngày Tết Hạ Nguyên.

- Chọn ngày và giờ đẹp để thực hiện cúng lễ, thường là một trong hai ngày, 14 hoặc 15 tháng Mười Âm Lịch. Giờ làm lễ thường nên vào sáng sớm hoặc chiều tối tùy theo phong thục của gia đình, địa phương.

- Chuẩn bị mâm cỗ cúng một cách chu đáo, tươm tất để làm lễ cúng trên bàn thờ tổ tiên và Tam Bảo.

- Dâng lễ cùng với lòng thành kính, sự biết ơn Đất - Trời, ông bà tổ tiên đã khuất, cầu mong cho năm tới mùa màng tươi tốt, gia đình khỏe mạnh, bình an.

- Viếng chùa và thắp hương để hồi hướng công đức cũng như hướng người thân tu tập để sớm đến cõi an lành. Chuẩn bị lễ vật dâng hương chùa như: nhang đèn, hoa quả, đồ chay,... Không chuẩn bị lễ vật mặn như cỗ tam sinh trâu, dê, deo, thịt mồi, giò, chả,...

>>> Xem thêm: Tháng 5 có ngày lễ gì đặc biệt? TOP sự kiện nổi bật nhất

Vừa rồi là những thông tin thú vị về ngày Tết Hạ Nguyên. Nếu biết thêm những thông tin hay về chủ đề này, đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi để chất lượng bài viết ngày một cải thiện hơn.

Mua sắm hàng chính hãng với ưu đãi hấp dẫn tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn cung cấp đa dạng ngành hàng như: điện tử, điện lạnh, gia dụng, điện thoại iPhone và Android... với cam kết hàng chính hãng 100%. Khi mua hàng tại đây, quý khách sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng mức giá vô cùng phải chăng. Nhanh chân ghé chi nhánh gần nhất để trải nghiệm mua sắm ngay thôi nào!

Cùng tham khảo thêm giá bán một số mẫu iPhone chính hãng đang rất HOT tại Siêu thị Điện Máy Nội Thất Chợ Lớn nhé!

Apple iPhone 15 Pro 256GB

  • 128GB
  • 256GB
  • 512GB
  • 1TB
27.490.000 đ
31.990.000đ -14%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Apple iPhone 15 Pro Max 256GB Titan Tự Nhiên

Siêu khuyến mãi
29.290.000 đ
34.990.000đ -16%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Apple iPhone 15 Pro Max 512GB Titan Tự Nhiên

  • 256GB
  • 512GB
  • 1TB
35.590.000 đ
40.990.000đ -13%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Bài viết này có giúp ích cho bạn không?

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app

Tin nổi bật