0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

Mô hình kinh doanh Shopee là gì? Phân tích ưu và nhược điểm mô hình kinh doanh Shopee

2,400
 

Tính đến thời điểm hiện tại, mô hình kinh doanh trên Shopee đã trở nên phổ biến đối với các nhà bán hàng nhỏ lẻ và cả những thương hiệu lớn có tiếng. Tuy nhiên, các nhà bán hàng cần nắm rõ ưu và nhược điểm của nền tảng Shopee để kế hoạch kinh doanh của bạn diễn ra hiệu quả. 

Mô hình kinh doanh Shopee là gì?

Mô hình kinh doanh Shopee là gì?

1. Lịch sử hình thành Shopee

Shopee được ra mắt vào ngày 5/2/2015 tại Singapore bởi Sea Group (tên gọi trước đây là Garena). Sea Group là công ty đa quốc gia có trụ sở tại Singapore, được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li (Lý Tiểu Đông) và những người cộng sự của ông. 

Mô hình kinh doanh Shopee

Trụ sở chính của Shopee tại Singapore

Nhờ công nghệ tiên tiến, giá cả cạnh tranh, phương thức thanh toán linh hoạt và đặc biệt là diễn ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, sau 2 năm kể từ khi ra mắt, Shopee đã có hơn 45 triệu người dùng hàng tháng. 

Mô hình kinh doanh Shopee

Forrest Li - Cha đẻ của Shopee 

Sau khi gặt hái nhiều thành công tại Singapore, Shopee nhanh chóng mở rộng hoạt động sang các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á bao gồm Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Điều này giúp Shopee nhanh chóng trở thành một nền tảng mua sắm trực tuyến khổng lồ, đối đầu với Lazada, Taobao, Aliexpress,... 

Không chỉ dừng lại ở khu vực Đông Nam Á, Shopee tiếp tục phát triển sang những thị trường lớn như các quốc gia ở châu Mỹ, châu Âu. Theo app Annie (công cụ nghiên cứu thị trường ứng dụng thông minh), Shopee là ứng dụng mua sắm có lượng tải xuống lớn thứ 2 trên toàn cầu, chỉ sau “ông lớn” Amazon. 

2. Mô hình kinh doanh của Shopee

Ban đầu, mô hình kinh doanh Shopee thuộc kiểu C2C (Consumer to Consumer), hiểu đơn giản Shopee như một “cái chợ online", nơi trung gian kết nối giữa người bán và người mua. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân dễ dàng tham gia vào thị trường thương mại điện tử mà không cần phải có một cửa hàng offline.

 Mô hình kinh doanh Shopee
Mô hình kinh doanh Shopee ban đầu là C2C

Shopee cung cấp bảo mật mua sắm trực tiếp thông qua một dịch vụ ký quỹ riêng, có tên Shopee Guarantee. Dịch vụ này giúp bảo vệ cả người mua và người bán khỏi gian lận. Cụ thể hơn, khi người mua đặt hàng trên Shopee, số tiền thanh toán sẽ được giữ lại bởi Shopee, người bán sẽ không được nhận tiền cho đến khi người mua xác nhận rằng họ đã nhận được hàng của mình và họ hài lòng với tình trạng hàng hoá. Nếu người mua không hài lòng về món hàng nhận được, họ có thể yêu cầu hoàn lại tiền, Shopee sẽ giải quyết vấn đề này và trả lại tiền cho người mua nếu “yêu cầu trả hàng" hợp lý. Đây được xem là tính năng có một không hai của Shopee ở thời điểm mới ra mắt.

Mô hình kinh doanh Shopee

Shopee Guarantee bảo vệ người bán và người mua khỏi gian lận

Sau đó, Shopee đã mở rộng mô hình kinh doanh của mình với mô hình B2C (Business to Customer), thu hút nhiều doanh nghiệp lớn và các thương hiệu nổi tiếng bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.

Trong những năm tiếp theo, Shopee tung ra một loạt tính năng mới như:

  • Shopee Mall: Chương trình dành riêng cho các nhà bán hàng chính hãng, tập trung các sản phẩm chính hãng đến từ các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước.
  • Shopee Pay: Dự án ví điện tử được phát triển bởi chính Shopee, cho phép người dùng thanh toán một cách an toàn và tiện lợi. Dịch vụ này cũng hỗ trợ các chương trình khuyến mãi và hoàn tiền, thúc đẩy người dùng chi tiêu nhiều hơn trên nền tảng.
  • Shopee Live: Tính năng phát trực tiếp trên Shopee, nơi người bán có thể giới thiệu sản phẩm của họ trực tiếp tới người mua. Tính năng này giúp tạo ra sự tương tác tức thì giữa người bán và người mua, tăng cường sự tin cậy và thúc đẩy mua sắm. Người dùng có thể đặt câu hỏi, nhận xét và mua sản phẩm ngay trong lúc xem trực tiếp.
  • Shopee Food: Cung cấp dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, cho phép người dùng đặt món từ nhiều nhà hàng và quán ăn khác nhau. Dịch vụ này tận dụng nền tảng người dùng rộng lớn và hệ thống vận chuyển mạnh mẽ của Shopee để nhanh chóng phát triển và mở rộng. 

3. Ưu và nhược điểm trong mô hình kinh doanh của Shopee

3.1 Ưu điểm kinh doanh Shopee

Để có được một nền tảng mua sắm trực tuyến lớn mạnh như hiện nay, Shopee đã phát huy tốt những thế mạnh như:

Đối với người bán

Đăng ký nhanh chóng, giao diện dễ sử dụng: Người bán có thể tham gia nền tảng Shopee chỉ với vài bước đơn giản, từ việc đăng ký tài khoản đến việc tạo gian hàng và đăng sản phẩm. Giao diện quản lý bán hàng của Shopee dễ sử dụng, giúp người bán nhanh chóng làm quen và bắt đầu kinh doanh.

Đa dạng ngành hàng: Shopee cung cấp một danh mục hàng hóa vô cùng đa dạng, từ thời trang, điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm đến thực phẩm và nhiều ngành hàng khác. Sự đa dạng này giúp Shopee đáp ứng được nhu cầu mua sắm của nhiều đối tượng người tiêu dùng, từ đó thu hút lượng lớn người dùng truy cập và mua sắm trên nền tảng.

Mô hình kinh doanh Shopee

Shopee với đa dạng ngành hàng

Chiến lược truyền thông hiệu quả: Shopee đầu tư mạnh vào các chiến dịch quảng cáo khi kết hợp với các ngôi sao nổi tiếng trên thế giới như: Thành Long, Cristiano Ronaldo, Blackpink, Sơn Tùng MTP,... trên nhiều kênh truyền thông khác nhau nhằm tăng mức độ nhận diện thương hiệu và quảng bá nền tảng rộng rãi. 

Mô hình kinh doanh Shopee

Hợp tác với nhiều siêu sao quốc tế

Chính sách bảo vệ người bán: Shopee cung cấp nhiều ưu đãi về phí vận chuyển, hợp tác với các đơn vị giao hàng uy tín để đảm bảo giao hàng nhanh chóng và an toàn. Các công cụ quản lý bán hàng như phân tích doanh số, quản lý tồn kho, hỗ trợ quảng cáo sản phẩm, giúp người bán tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Đối với người mua

Giá cả cạnh tranh, nhiều ưu đãi hấp dẫn: Các sản phẩm trên Shopee thường có mức giá cạnh tranh. Kết hợp với việc Shopee thường xuyên tung ra các voucher giảm giá, freeship, chính sách hoàn xu, các sự kiện mua sắm lớn như ngày đôi 1.1, 12.12,  sale giữa tháng, và các ưu đãi đặc biệt, đảm bảo người tiêu dùng có thể mua được sản phẩm chất lượng tốt với mức giá hợp lý.

Mô hình kinh doanh Shopee

Chương trình Siêu Sale, tung nhiều voucher

Trải nghiệm mua sắm tiện lợi, thông minh: Shopee có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, cho phép người dùng mua sắm mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, Shopee còn có tính năng kiếm sản phẩm bằng hình ảnh, hay sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, cá nhân hóa đề xuất sản phẩm.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Hệ thống đánh giá và xếp hạng giúp tạo ra một môi trường mua sắm minh bạch và đáng tin cậy, tăng cường sự tin tưởng của người tiêu dùng. Chính sách hoàn tiền nếu sản phẩm bị hư hỏng, lỗi, không đúng với mô tả,... giúp đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng.  

3.2 Nhược điểm kinh doanh Shopee

Dù vậy, Shopee vẫn tồn tại một số nhược điểm khiến người tiêu dùng chưa hài lòng như:

Dù có gian hàng Shopee Mall nhưng việc kiểm soát chất lượng sản phẩm vẫn còn chưa thực sự hiệu quả. Nhà bán hàng không uy tín vẫn có thể “đội lốt” gian hàng chính hãng để trộn các sản phẩm kém chất lượng.

Như các nền tảng thương mại điện tử khác, Shopee có thể thay đổi chính sách, ảnh hưởng đến lợi ích của người bán và người mua.

Phụ thuộc vào đơn vị vận chuyển (bên thứ 3), vấn đề về chất lượng dịch vụ vận chuyển và thời gian giao hàng có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Mô hình kinh doanh Shopee

Tốc độ giao hàng phải phụ thuộc vào bên thứ 3

Ứng dụng và nền tảng của Shopee đôi lúc còn bị lỗi, bị quá tải trong những dịp sale lớn, do lượng lớn người truy cập cùng một lúc, khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng.

4. Một số lưu ý dành cho người bán khi kinh doanh trên nền tảng Shopee

Những lưu ý trên sẽ giúp bạn xây dựng và phát triển một mô hình kinh doanh hiệu quả trên nền tảng Shopee, từ đó tối đa hóa cơ hội thành công trong thị trường thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ này.

Nghiên cứu thị trường và đối thủ: Trước khi bắt đầu bán hàng trên Shopee, nên nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và sự cạnh tranh từ các đối thủ. Điều này giúp bạn xác định được điểm mạnh của sản phẩm và đề xuất các chiến lược marketing phù hợp.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Dành thời gian để xây dựng hình ảnh thương hiệu trên Shopee bằng cách tạo logo chuyên nghiệp, mô tả sản phẩm chi tiết và ảnh sản phẩm chất lượng cao. Điều này giúp tăng tính nhận diện và sự tin tưởng từ phía khách hàng.

Quản lý kho hàng và chính sách giao hàng: Đảm bảo rằng bạn có đủ hàng để cung cấp cho khách hàng và thiết lập chính sách giao hàng rõ ràng. Việc quản lý kho hàng hiệu quả và lựa chọn đối tác vận chuyển đáng tin cậy là rất quan trọng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Điều chỉnh giá cả và chính sách khuyến mãi: Sử dụng các chiến lược giá cả và khuyến mãi để thu hút khách hàng, nhưng hãy đảm bảo rằng giá cả vẫn hợp lý và phù hợp với thị trường.

Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp: Hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp hỗ trợ chăm sóc khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Phản hồi và giải quyết các vấn đề từ khách hàng một cách nhanh chóng sẽ giúp bạn xây dựng lòng tin và duy trì quan hệ lâu dài.

Theo dõi và đánh giá hiệu quả: Sử dụng các công cụ phân tích mà Shopee cung cấp để theo dõi hiệu quả bán hàng, đánh giá các chiến dịch marketing và điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách khoa học.

Học hỏi và cải tiến liên tục: Thị trường thương mại điện tử luôn thay đổi nhanh chóng, vì vậy bạn nên luôn cập nhật và học hỏi từ các xu hướng mới và phản hồi từ khách hàng để cải tiến và phát triển kinh doanh của mình trên Shopee.

Kết: Vừa rồi là những thông tin xung quanh lịch sử hình thành của Shopee, mô hình kinh doanh Shopee và ưu nhược điểm của mô hình này. Hy vọng những chia sẻ đến từ Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ giúp những nhà bán hàng trực tuyến có thêm nhiều thông tin bổ ích về nền tảng mua sắm này.

Săn điện thoại xịn, đến ngay Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Lướt Shopee nếu bạn muốn mua/bán hàng hóa tiện lợi, còn nếu bạn muốn mua điện thoại chính hãng với mức giá hợp lý, chính sách hậu mãi tốt thì hãy đến ngay chi nhánh Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn gần nhất trên toàn quốc. Tại đây chuyên cung cấp các dòng điện thoại di động đến từ thương hiệu nổi tiếng như: điện thoại Samsung, iPhone hay OPPO, Vivo... tất cả đều đảm bảo chính hãng 100%, giá cả phải chăng và có nhiều ưu đãi cực hời.

Trả góp 0%
Galaxy A55 5G (8GB+128GB) Tím
68-icon-DI ĐỘNG

Samsung Galaxy A55 5G (8GB+128GB) Tím

Gọi 19002628 để được giảm thêm
Rẻ hơn: 7.990.000 đ
9.990.000đ -20%
Quà tặng trị giá 11.550.000đ
Trả góp 0%
Galaxy A35 5G (8GB+128GB) Xanh Dương
68-icon-DI ĐỘNG

Samsung Galaxy A35 5G (8GB+128GB) Xanh Dương

Giá khuyến mãi:
6.790.000 đ
8.290.000đ -18%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ
Trả góp 0%
Galaxy S23 FE 5G (8GB+128GB)
68-icon-DI ĐỘNG

Samsung Galaxy S23 FE 5G (8GB+128GB)

6.4" Full HD+
  • 8GB+128GB
  • 8GB+256GB
9.490.000 đ
14.890.000đ -36%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app
app_storeapp_store