Trong quá trình sử dụng bếp từ, có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng thức ăn khi đang nấu bị trào ra ngoài từ đó tạo thành các vết cháy trên mặt bếp. Hôm nay, hãy cùng Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu cách làm sạch mặt bếp từ bị cháy đơn giản qua bài viết sau nhé!
Cách làm sạch mặt bếp từ bị cháy
Cấu tạo của bếp từ bao gồm các bộ phận chính như mặt bếp, cuộn dây điện, điều khiển và mạch điện. Nguyên lý hoạt động của bếp từ là tạo ra trường từ bằng cuộn dây điện, khi nguồn điện được kích hoạt trường từ sẽ tạo ra một dòng điện xoay chiều từ đó tạo ra nhiệt độ cao để nấu chín thức ăn.
Bếp từ là thiết bị gia dụng phổ biến hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bếp từ có thiết kế và hình dáng khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi cá nhân, mà bạn có thể lựa chọn bếp từ đơn, đôi, 3 hoặc 4. Ngoài ra, bếp từ còn chia ra làm 2 loại đó là bếp âm và dương thích hợp với mọi không gian sống của mỗi gia đình.
Trong quá trình nấu ăn, có thể thức ăn và nguyên liệu trong nồi nấu sẽ bị rơi vãi ra mặt bếp từ khi bếp đang nấu ở nhiệt độ cao. Điều này không chỉ gây mất vệ sinh, mà còn có khả năng dẫn đến cháy mặt bếp nếu không được xử lý kịp thời.
Ngoài ra, khi nấu những món chiên xào thì dầu mỡ thường hay bắn ra ngoài và dễ tiếp xúc với mặt bếp từ. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, các vết dầu mỡ sẽ tạo ra vết ố, cháy và bám cứng trên mặt bếp làm giảm hiệu suất hoạt động của bếp và gây ra tình trạng cháy mặt bếp.
Nguyên nhân khiến mặt bếp từ bị cháy
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mặt kính của bếp từ bị xước, vỡ và khiến bếp không thể hoạt động hiệu quả là do việc kéo lê, thao tác va chạm mạnh đồ vật trên mặt bếp. Việc này có thể làm hư hỏng mặt kính chịu nhiệt, dẫn đến việc không thể truyền nhiệt đều và tăng nguy cơ cháy mặt bếp.
>>>Xem thêm: Cách sử dụng bếp từ an toàn, bền bỉ
Bước 1: Cho 2 - 3 muỗng baking soda vào những chỗ bị cháy trên mặt bếp từ, sau đó xịt thêm một ít giấm ăn lên.
Bước 2: Giữ nguyên hỗn hợp dung dịch đó trên mặt bếp khoảng 30 - 60 giây, để hỗn hợp này có thể phản ứng sủi bọt từ đó làm tan các vết cháy hoặc dầu mỡ bám trên mặt bếp.
Bước 3: Đợi bọt tan gần hết, chuẩn bị khăn vải mềm và dùng nó lau sạch những chỗ bị cháy và dầu mỡ còn dính trên bếp.
Sử dụng baking soda và giấm ăn
Bước 4: Nếu những vết bạn sau khi lau vẫn không sạch, tiếp tục lặp lại các bước trên. Để hỗn hợp dung dịch đó thêm tầm 10 phút, rồi tiến hành lau sạch.
Bước 5: Khi đã lau sạch các vết bẩn, dùng một chiếc khăn mềm sạch khác để lau lại mặt bếp. Xịt lên bếp nước lau kính, hoặc nước sạch rồi lấy khăn giấy để lau khô giúp mặt bếp thêm sáng bóng.
Bước 1: Nghiêng dạo cạo vệ sinh bếp từ chuyên dụng một góc 40 độ, rồi nhẹ nhàng cạo đi các lớp cháy trên mặt bếp. Hạn chế tác động mạnh lên mặt bếp, vì có thể khiến mặt kính bị nứt vỡ hoặc trầy xước.
Bước 2: Sau đó, dùng khăn vải mềm lau sạch lại bề mặt bếp là xong.
Sử dụng dao cạo chuyên dụng
Bước 1: Pha nước cốt chanh với nước sạch thành một hỗn hợp dung dịch loãng theo tỉ lệ 1:1.
Bước 2: Dùng khăn ẩm thấm vào dung dịch đã pha sẵn, rồi lau toàn bộ mặt bếp đặc biệt là những chỗ có vết cháy nặng.
Sử dụng nước cốt chanh
Bước 3: Cuối cùng, dùng nước sạch lau lại mặt bếp với khăn vải mềm cho khi thấy bếp không còn vết cháy và sáng bóng thì bạn đã hoàn thành xong.
Làm sạch với nước rửa chén
Cách này chỉ hiệu quả với các vết bẩn dầu mỡ thông thường, và không có độ bám dính cao nên bạn có thể cân nhắc thêm trước khi sử dụng phương pháp này theo các bước sau:
Bước 1: Cho nước rửa chén trực tiếp lên bề mặt bếp từ.
Bước 2: Dùng khăn vải, hoặc miếng bọt biển để lau sạch.
Bước 3: Sau khi lau xong, dùng khăn vải mềm và nước sạch lau lại lần nữa.
Làm sạch với nước rửa chén
Làm sạch với Cif và khăn vải
Bước 1: Cần chuẩn bị một chai dung dịch lau bếp chuyên dụng Cif, và khăn sạch khô.
Bước 2: Xịt Cif trực tiếp lên bề mặt bếp và các vết cháy, lúc đó dung dịch này sẽ bắt đầu làm các vết bám cứng đầy trở nên mềm và bong ra khỏi mặt bếp.
Bước 3: Sau khi xịt xong, dùng khăn vải khô mềm lau nhẹ toàn bộ mặt bếp là đã hoàn thành xong.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng bếp từ, bạn nên lưu ý những điều sau:
● Chỉ sử dụng các loại nồi có đáy từ tính như: gang, inox 403,... để đun nấu. Vì bếp từ chỉ có thể dùng được trên những dụng cụ nấu, được làm từ những chất liệu này.
● Không nên để nước tràn ra trong khi dùng bếp, vì mặt bếp được làm từ kính nên khi gặp nước có thể sẽ gặp hiện tượng nứt kính vì sốc nhiệt đột ngột.
● Trước khi vệ sinh mặt bếp từ, nên chú ý ngắt nguồn điện của bếp và đợi bếp nguội hoàn toàn thì mới có thể tiến hành quá trình tẩy rửa. Điều này giúp ngăn chặn việc cháy nổ do chập điện, cũng như đảm bảo an toàn cho bạn.
Những lưu ý cần thiết khi sử dụng bếp từ
● Vệ sinh mặt bếp thường xuyên, đặc biệt là sau khi nấu ăn để loại bỏ dầu mỡ và các vật dụng rơi vãi trên mặt bếp.
● Khi sử dụng đồ vật trên mặt bếp, hạn chế kéo lê và va chạm mạnh để tránh xước, vỡ mặt kính chịu nhiệt.
● Thực hiện kiểm tra định kỳ và bảo trì bếp từ, để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và an toàn.
>>>Xem thêm: Top 6 nồi inox 5 đáy dùng cho bếp từ tại Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn
Trên đây là bài viết về cách làm sạch bề mặt bếp từ, mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn chọn được đúng cách cũng như đảm bảo an toàn hơn khi thực hiện việc vệ sinh bề mặt bếp.
Tham khảo thêm các loại bếp từ đang bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn:
Bao Công Lắp Đặt + Cắt Đá + Vật Tư Trị Giá 500.000đ
và Bộ quà 11.000.000đTải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.