0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

Các lỗi thường gặp của bếp từ

8,031

Khi sử dụng bếp từ, bạn có thể gặp phải một số lỗi làm gián đoạn quá trình nấu nướng. Hôm nay, Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các lỗi thường gặp của bếp từ cũng như cách khắc phục hiệu quả thông qua bài viết dưới đây nhé!

Các lỗi thường gặp của bếp từ

Các lỗi thường gặp của bếp từ

1. Lỗi E0 - Bếp từ không nhận nồi 

Nguyên nhân: Đây là lỗi do bạn sử dụng nồi hay chảo không đúng với bếp từ, hoặc nồi có đường kính đáy nhỏ hơn 1/2 so với vòng từ khiến bếp không hoạt động được. 

Bếp từ không nhận nồi

Bếp từ không nhận nồi

Cách khắc phục: Chỉ cần đổi nồi phù hợp với bếp từ là được. Khi mua nồi chảo, cần chú ý đến xem nồi có dành cho bếp từ hay không đồng thời chọn kích thước nồi chảo phù hợp với vùng nấu.  

2. Lỗi E1 - Bếp từ bị quá nhiệt

Nguyên nhân: Khi sử dụng bếp từ lâu với công suất lớn, thì quạt tản nhiệt của bếp sẽ làm mát không kịp dẫn đến tình trạng bếp bị nóng. Khi đó hệ thống cảm biến của bếp sẽ tự động ngắt để đảm bảo an toàn cho bạn, cũng như các linh kiện điện tử bên trong. 

Bếp từ bị quá nhiệt

Bếp từ bị quá nhiệt

Cách khắc phục: Để khắc phục lỗi này, bạn cần thực hiện các bước sau

Bước 1: Tắt bếp và bỏ dụng cụ nấu ra khỏi vùng nấu. 

Bước 2: Kiểm tra lỗ thông gió có thông thoáng không, đảm bảo quạt tản nhiệt hoạt động bình thường. 

Bước 3: Để bếp nghỉ khoảng 10 - 15 phút, để quạt tản nhiệt làm việc giúp bếp nguội dần. Khi mọi thứ đã ổn định, bạn bắt đầu khởi động bếp lại và nấu nướng như bình thường. 

>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục bếp từ kêu tạch tạch không nóng

3. Lỗi E2 và E3 - Nguồn điện quá mạnh và quá yếu

Nguyên nhân: Do nguồn điện đang sử dụng cao hơn mức bình thường, và khi nguồn điện cao thì cảm biến của bếp sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo đồng thời tự động ngắt để đảm bảo an toàn. Ngược lại, nếu nguồn điện lắp cho bếp thấp hơn 170V thì thiết bị sẽ không hoạt động ổn định khiến bếp liên tục bị ngắt, làm gián đoạn quá trình nấu nướng. 

Cách khắc phục: Cần kiểm tra nguồn điện, nếu nguồn điện cao hoặc thấp hơn mức điện áp yêu cầu của bếp từ thì nên sử dụng ổn áp để dòng điện ổn định. Trước khi lắp đặt bếp từ, cần kiểm tra nguồn điện để đảm bảo bếp có thể hoạt động lâu dài tránh trường hợp hư hỏng trong quá trình sử dụng. 

4. Lỗi E4 - Quá tải điện hoặc nhiệt độ của nồi trên bếp quá cao

Nguyên nhân: Trong quá trình sử dụng bếp từ, nếu nghe thấy tiếng ‘’bíp’’ gián đoạn đồng thời khi đó màn hình của bếp hiển thị E4 thì lúc này bếp từ đã xảy ra lỗi. Nguyên nhân có thể là do nguồn điện bị quá tải, hoặc nhiệt độ nồi nằm trên bếp quá cao. 

Quá tải điện hoặc nhiệt độ của nồi trên bếp quá cao

Quá tải điện hoặc nhiệt độ của nồi trên bếp quá cao

Cách khắc phục: Để khắc phục lỗi E4, bạn chỉ cần tắt bếp và sử dụng lại sau 30 phút. Đối với nguyên nhân do nhiệt độ nồi, thì nên nhấc nồi nấu ra khỏi bếp rồi đợi bếp nguội hẳn rồi mới có thể nấu tiếp. 

5. Lỗi E5 - Trở cảm biến (IGBT) của bếp quá nhiệt

Nguyên nhân: IGBT là linh kiện bán dẫn quan trọng của bếp từ, có khả năng bảo vệ quá trình nấu ăn diễn ra an toàn. Nếu trong lúc sử dụng, bạn để nhiệt độ nấu quá cao liên tục trong thời gian dài sẽ khiến trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt và khi đó bếp từ sẽ tự động ngắt ngay lập tức. 

Cách khắc phục: Đầu tiên, bạn cần tắt bếp và ngắt nguồn điện sau đó lấy dụng cụ nấu ra khỏi bếp. Để bếp từ nguội trong khoảng 10 - 15 phút, rồi bật bếp khởi động trở lại. 

6. Lỗi E6 - Nhiệt độ dưới đáy nồi hoặc cảm biến gặp sự cố

Nguyên nhân: Khi sử dụng, nếu nghe thấy tiếng ‘’bíp’’ gấp phát ra từ bếp thì có thể lúc này cảm biến nhiệt đang có vấn đề hoặc đáy nồi bị quá tải nhiệt và khi đó bếp sẽ tự ngưng hoạt động. 

Nhiệt độ dưới đáy nồi hoặc cảm biến gặp sự cố

Nhiệt độ dưới đáy nồi hoặc cảm biến gặp sự cố

Cách khắc phục: Nếu gặp lỗi này, bạn cần tắt bếp và nhấc dụng cụ nấu ra chỗ an toàn sau đó để bếp nguội khoảng 30 phút rồi sử dụng lại bình thường. 

7. Lỗi EF - Bề mặt bếp bị ướt

Nguyên nhân: Trong quá trình dùng bếp từ, bạn có thể vô tình làm bề mặt bếp bị ướt từ đó khiến bếp không thể làm nóng nồi để nấu thức ăn. 

Cách khắc phục: Tắt bếp ngay lập tức, dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng bề mặt bếp đến khi khô hoàn toàn. 

>>>Xem thêm: Bếp từ báo lỗi H có ý nghĩa gì? Nguyên nhân và cách xử lý ra sao?

8. Lỗi AD - Nồi quá nóng hoặc đáy nồi không bằng phẳng

Nguyên nhân: Giữa đáy nồi và mặt bếp có vật cản, hoặc đáy nồi không bằng phẳng từ đó khiến phần đáy không được tiếp xúc nhiều với mặt bếp làm bếp từ báo lỗi AD. 

Nồi quá nóng hoặc đáy nồi không bằng phẳng

Nồi quá nóng hoặc đáy nồi không bằng phẳng

Cách khắc phục: Kiểm tra đáy nồi và mặt bếp, xem có vật cản gì không sau đó hãy loại bỏ vật cản đó đồng thời lau sạch bề mặt bếp cũng như đáy nồi. Nếu đáy nồi không bằng phẳng, thì nên thay nồi mới phù hợp hơn. 

Khuyến cáo: Những mã lỗi trên, có những lỗi hư liên quan đến các bộ phận quan trọng của bếp từ. Vậy nên nếu bạn tự xử lý tại nhà, thì rất có thể sản phẩm đó sẽ bị từ chối bảo hành tại các trung tâm. Vậy nên bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng, trước khi quyết định việc sửa chữa bếp từ bị hỏng tại nhà. 

Trên đây là các lỗi bếp từ thường gặp khi sử dụng thiết bị, mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bạn sẽ nắm rõ  những thông tin này để sử dụng bếp từ an toàn, và hiệu quả.

Tham khảo thêm các loại máy lọc nước đang bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn:

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app
app_storeapp_store