Còn mấy ngày nữa đến tết Nguyên đán 2025 là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm. Tết Nguyên đán không chỉ là dịp lễ lớn trong năm mà còn là khoảng thời gian ý nghĩa để mọi người quây quần bên gia đình, ôn lại những kỷ niệm đã qua và đón chào năm mới.
Vậy mùng 1 Tết 2025 ngày nào theo Dương lịch? Kỳ nghỉ Tết 2025 sẽ kéo dài bao nhiêu ngày? Hãy cùng Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn khám phá trong bài viết này nhé!
Mấy ngày nữa đến tết Nguyên đán 2025?
Tết Nguyên đán 2025 còn gọi là Tết Ất Tỵ, bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng Giêng Âm lịch. Theo lịch Dương, mùng 1 Tết Âm lịch năm nay sẽ rơi vào thứ Tư, ngày 29 tháng 01 năm 2025.
Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 sẽ rơi vào thứ Tư, ngày 29 tháng 01 năm 2025
Như vậy, tết Nguyên đán 2025 đang đến rất gần. Bạn hãy mau chóng lên kế hoạch đón Tết như dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ Tết, đến thiết kế các hoạt động đón xuân ý nghĩa bên gia đình,...
Tết Nguyên đán 2025 được nghỉ bao nhiêu ngày?
Ngày 26/11/2024, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025. Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ tổng cộng 9 ngày, bao gồm 5 ngày nghỉ lễ chính thức và 4 ngày cuối tuần. Lịch nghỉ cụ thể như sau:
Như vậy, kỳ nghỉ Tết kéo dài từ ngày 27/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, tạo điều kiện cho mọi người tận hưởng trọn vẹn không khí Tết cổ truyền.
Chúng ta đã biết được mùng 1 tết 2025 ngày nào, vậy hãy cùng tìm hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Nguyên đán nhé.
Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Tết cổ truyền, là dịp lễ lớn và quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam. Lễ Tết bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước, khi người dân thường tổ chức lễ hội để đánh dấu sự kết thúc của một mùa vụ cũ và đón chào một năm mới với hy vọng mùa màng bội thu.
Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn và quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam
Theo sử sách, tết Nguyên đán có liên quan đến lịch âm được sử dụng phổ biến tại các quốc gia Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Từ "Nguyên đán" có gốc Hán Việt, trong đó "Nguyên" nghĩa là khởi đầu, "Đán" nghĩa là buổi sáng. Ghép lại, Tết Nguyên đán mang ý nghĩa "buổi sáng khởi đầu của một năm mới".
Tết Nguyên đán dần được hình thành và phát triển qua nhiều triều đại, từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến nay. Trải qua từng thời kỳ, phong tục Tết không chỉ mang tính chất lễ nghi mà còn trở thành biểu tượng của văn hóa, tinh thần gắn kết cộng đồng.
Tết Nguyên đán không chỉ đơn thuần là một dịp lễ lớn mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần và văn hóa của người Việt như:
Tết Nguyên đán chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần và văn hóa của người Việt
Tết Nguyên đán không chỉ là dịp lễ lớn nhất trong năm mà còn là thời điểm diễn ra nhiều hoạt động truyền thống đặc sắc, gắn liền với văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Dưới đây là những hoạt động phổ biến và ý nghĩa trong dịp Tết:
Những ngày trước Tết, người Việt thường dọn dẹp và trang trí nhà cửa để loại bỏ những điều không may mắn của năm cũ, chào đón năm mới với tinh thần phấn khởi. Người dân sẽ trang trí nhà cửa bằng các loại hoa như hoa mai, hoa đào, cây quất, treo câu đối đỏ,... với mong ước tài lộc và may mắn sẽ đến.
Cúng gia tiên là nghi lễ quan trọng để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên. Bàn thờ gia tiên thường được trang hoàng trang trọng, bày biện mâm cỗ cúng với đầy đủ các món ăn truyền thống.
Hoạt động cúng giao thừa (trừ tịch) sẽ diễn ra vào đêm 30 Tết (hoặc đêm trước mùng 1 Tết) với ý nghĩa tiễn năm cũ, đón năm mới. Ngoài cúng trong nhà, nhiều gia đình còn thực hiện lễ cúng ngoài trời để bày tỏ lòng kính ngưỡng với các vị thần linh.
Trước ngày Tết, các gia đình thường đi tảo mộ để dọn dẹp phần mộ của người thân đã khuất, đồng thời thắp nhang tưởng nhớ. Đây là cách để gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình và bày tỏ lòng tri ân với tổ tiên.
Gói bánh chưng (miền Bắc) hoặc bánh tét (miền Trung, miền Nam) là hoạt động truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp xuân về, tượng trưng cho tinh thần đoàn kết gia đình. Những chiếc bánh với hương vị đậm đà, hình dáng vuông tròn thể hiện sự hòa hợp giữa trời và đất sẽ được gói và luộc để dùng trong dịp Tết hoặc biếu tặng bạn bè, làng xóm, giúp nghĩa tình thêm gắn kết.
Gói bánh chưng, bánh tét là hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết
Sau đêm giao thừa, người Việt thường đi chúc Tết họ hàng, làng xóm với lời chúc tốt đẹp như "Chúc mừng năm mới", "Vạn sự như ý", "An khang thịnh vượng",... Đây là cách thể hiện sự quan tâm và gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng. Kèm theo hoạt động chúc Tết thì người lớn thường tặng phong bao đỏ cho trẻ nhỏ và người già để mừng tuổi, chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc trong năm mới.
Trong những ngày đầu năm, người Việt thường đi lễ chùa để cầu bình an, tài lộc và sức khỏe. Đây cũng là lúc để gạt bỏ những lo toan của năm cũ và hướng tới sự an lành trong năm mới. Bên cạnh đó, mọi người thường đi hái cành cây hoặc xin chữ đầu năm từ các thầy đồ tại đình, chùa,... mang ý nghĩa cầu may mắn và tài lộc cho gia đình trong năm mới.
Mâm ngũ quả được bày trên bàn thờ tổ tiên, tượng trưng cho mong muốn một năm mới đầy đủ, thịnh vượng. Tùy từng vùng miền, các loại quả được lựa chọn có thể khác nhau nhưng hầu hết đều có các loại Mãng Cầu, Dừa, Đu đủ, Xoài. Dù các loại quả được lựa chọn là gì thì mâm ngũ quả đều mang ý nghĩa cầu xin tài lộc, may mắn sẽ đến với gia chủ trong năm mới.
Mâm ngũ quả ngày Tết
Người Việt quan niệm người đầu tiên bước vào nhà sau giao thừa sẽ mang lại vận may hoặc xui xẻo cho gia đình trong cả năm. Do đó, xông đất là phong tục được chú trọng, thường được giao cho người hợp tuổi hoặc có tính cách vui vẻ, tốt bụng.
Tết là dịp để thưởng thức những món ăn đặc trưng như bánh chưng, bánh tét, giò chả, thịt kho trứng, dưa hành, canh khổ qua, nem rán,... Những món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn thể hiện nét đặc sắc trong ẩm thực truyền thống của người Việt trong dịp Tết.
Những món ăn quen thuộc trong ngày Tết
Chúng ta vừa tìm hiểu thông tin mùng 1 Tết 2025 ngày nào, ý nghĩa của ngày tết Nguyên đán và những hoạt động mà người Việt thường thực hiện trong dịp lễ này. Qua hàng ngàn năm, Tết đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong đời sống của người Việt, thể hiện tinh thần đoàn kết, hiếu thảo và niềm hy vọng vào tương lai tốt đẹp.
Tết Nguyên đán 2025 không chỉ là thời điểm để sum họp và tận hưởng không khí lễ hội mà còn là dịp để mỗi người Việt gắn kết gia đình, tri ân tổ tiên và chuẩn bị tinh thần cho một năm mới thành công. Hãy lên kế hoạch từ bây giờ để chào đón năm Ất Tỵ thật ý nghĩa và trọn vẹn nhé!
Những sản phẩm gia dụng chất lượng, chính hãng từ Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ giúp bạn làm ra những món ăn ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe của bạn và người thân trong gia đình trong dịp Tết này.
Bạn hãy truy cập vào trang web dienmaycholon.com hoặc tham khảo ngay những thiết bị phù hợp và trang bị cho gian bếp nhà mình để có thể nấu ăn dễ dàng, tiện lợi hơn bạn nhé!
Gọi HOTLINE Để Giảm Thêm Từ XXX Đến 1 Triệu
và Bộ quà 11.000.000đTải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.