Hiện nay, tủ lạnh là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Chúng ta sử dụng nó hàng ngày để bảo quản thực phẩm tươi ngon. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi về sơ đồ mạch điện tủ lạnh của chiếc tủ lạnh ấy chưa? Hãy cùng Siêu Thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn khám phá những điều thú vị về sơ đồ mạch điện tủ lạnh.
Tìm hiểu về sơ đồ mạch điện tủ lạnh
1. Sơ đồ mạch điện của tủ lạnh
Sơ đồ mạch điện của tủ lạnh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống làm lạnh, thể hiện thiết kế và cấu trúc của mạch điện. Nhờ đó, các bộ phận và thiết bị bên trong tủ lạnh có thể vận hành một cách đồng bộ và hiệu quả.
Sơ đồ này được thiết kế nhằm kiểm soát áp suất, dòng chảy và nhiệt độ của chất làm lạnh trong hệ thống. Nó giúp đảm bảo quá trình nén, bay hơi và lưu thông của chất làm lạnh diễn ra đúng chu trình, duy trì nhiệt độ ổn định bên trong tủ.
Trong hệ thống làm lạnh của tủ lạnh, sơ đồ mạch điện chính bao gồm block nén, nơi chứa khí gas và tạo ra sự chênh lệch áp suất, nhiệt độ giữa hai dàn. Dàn ngưng đặt bên ngoài tủ lạnh có nhiệm vụ làm giảm nhiệt độ của chất làm lạnh bằng cách hạ áp suất. Khi nhiệt độ giảm, chất làm lạnh chuyển từ dạng lỏng sang khí và đi qua các van tiết lưu.
Khi chất làm lạnh đi qua van tiết lưu, nó di chuyển từ vùng áp suất cao sang vùng áp suất thấp. Trong quá trình này, chất làm lạnh giãn nở và bay hơi, hấp thụ nhiệt để bắt đầu quá trình làm lạnh. Dàn bay hơi trong sơ đồ mạch điện cho phép chất làm lạnh hấp thụ nhiệt, giúp duy trì không gian mát bên trong tủ. Quá trình này diễn ra liên tục để giữ nhiệt độ ổn định. Đây cũng là lý do bạn có thể nghe thấy tiếng máy hoạt động theo chu kỳ khoảng 15 phút một lần - đó là dấu hiệu bình thường và không phải sự cố của tủ lạnh.
Nguyên tắc hoạt động của tủ lạnh
3. Chức năng của linh kiện trong tủ lạnh
3.1 Block tủ lạnh (máy nén)
Block hút môi chất lạnh (gas lạnh) từ dàn bay hơi, đồng thời duy trì mức áp suất cần thiết để quá trình bay hơi diễn ra ở nhiệt độ thấp. Hơi môi chất sau đó được nén từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ và đẩy vào dàn ngưng. Lưu lượng môi chất qua máy nén cần được điều chỉnh phù hợp với tải nhiệt của cả dàn bay hơi và dàn ngưng để đảm bảo hiệu suất làm lạnh tối ưu.
Block tủ lạnh (máy nén)
3.2 Đồng hồ trương trình (đồng hồ time)
Chức năng: Ngắt nguồn điện vào máy nén và cấp điện cho hệ thống điện trở xả đá, giúp loại bỏ lớp tuyết bám trên dàn lạnh, đảm bảo quá trình trao đổi nhiệt diễn ra hiệu quả.
Thời gian làm đá: Thường kéo dài khoảng 7-8 giờ.
Thời gian xả đá: Khoảng 15-20 phút.
Đồng hồ trương trình (đồng hồ time)
3.3 Thermostat (rơle khống chế nhiệt độ)
Chức năng: Điều chỉnh nhiệt độ trong tủ lạnh theo nhu cầu sử dụng.
Hoạt động tự động: Khi nhiệt độ trong tủ cao hơn mức cài đặt, hệ thống sẽ đóng điện để làm lạnh. Ngược lại, khi nhiệt độ giảm xuống thấp hơn mức đã đặt, hệ thống sẽ ngắt điện. Cơ chế này giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ.
Thermostat (rơle khống chế nhiệt độ)
3.4 Rơ le khởi động
Chức năng của rơ le này là kích hoạt mạch để động cơ hoạt động khi Block nhận được nguồn điện.
3.5 Rơ le bảo vệ tủ lạnh
Chức năng của rơ le này là tự động ngắt điện khi Block hoạt động quá tải, giúp bảo vệ máy nén khỏi tình trạng quá nhiệt hoặc dòng điện quá cao. Thông thường, rơ le bảo vệ có hai chân luôn trong trạng thái thông mạch.
Rơ le khởi động (trái) và rơ le bảo vệ tủ lạnh (phải)
3.6 Cảm biến âm (sò lạnh)
Chức năng của sò lạnh là kích hoạt tiếp điểm để bộ phận sấy hoạt động khi cảm biến âm của tủ lạnh đạt đến ngưỡng cài đặt. Thông thường, thiết bị hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ -5 đến -7°C.
Cảm biến âm (sò lạnh)
3.7 Cầu chì nhiệt
Chức năng của cầu chì nhiệt là bảo vệ tủ lạnh khi nhiệt độ tăng quá cao do bộ phận sấy hoạt động quá tải mà không tự ngắt. Thường được lắp nối tiếp với thanh sấy để ngăn nguy cơ cháy tủ lạnh.
Cầu chì nhiệt (trái) và quạt gió trong tủ lạnh (phải)
3.8 Quạt gió trong tủ lạnh
Quạt gió có chức năng duy trì luồng không khí trong buồng lạnh, giúp làm lạnh thực phẩm nhanh chóng.
3.9 Thanh sấy hoặc thanh điện trở
Chức năng của linh kiện này là loại bỏ tuyết và đảm bảo quá trình trao đổi nhiệt diễn ra hiệu quả. Gồm hai loại: thanh điện trở xả tuyết truyền thống và ống nhôm chứa dây điện trở (thanh sấy).
Thanh sấy hoặc thanh điện trở
3.10 Bóng đèn và công tắc đèn
Chức năng của linh kiện này là bật đèn khi mở cửa tủ và tắt đèn khi đóng cửa tủ.
Tóm lại, chúng ta đã hiểu rõ nguyên lý hoạt động của tủ lạnh cũng như sơ đồ mạch điện của nó. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Chốt ngay tủ lạnh giá hời tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn
Đến với Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn, bạn sẽ có rất nhiều mẫu tủ lạnh chất lượng để thoải mái lựa chọn. Không chỉ đa dạng về mẫu mã, dung tích mà giá thành sản phẩm cũng phong phú để bạn cân nhắc. Đặc biệt, siêu thị còn có chính sách mua trả góp 0%. Vậy nên hãy tranh thủ ghé qua chi nhánh gần nhất của Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn để chọn cho gia đình chiếc tủ lạnh phù hợp, ưng ý nhé!