Cụm từ này xuất hiện khá nhiều trên mạng xã hội trong thời gian gần đây nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu Overthinking là gì? Thực tế, đây là một trạng thái liên quan đến vấn đề tâm lý tiêu cực kéo dài nên bạn cần hiểu rõ để hạn chế tình trạng xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các thông tin về Overthinking, hãy theo dõi để có cái nhìn sâu sắc về hiện tượng tâm lý này!
Overthinking là việc bạn dành quá nhiều năng lượng và thời gian để suy nghĩ về một vấn đề nào đó trong cuộc sống, thường nhỏ nhặt hoặc không quá cần thiết. Đồng thời, việc suy nghĩ này không thể chuyển thành hành động hoặc mang đến kết quả tích cực hơn, khiến bạn ngày càng rơi vào trạng thái lo âu. Tình trạng này xảy ra trong mọi tình huống từ công việc, học tập, mối quan hệ bạn bè, người thân đến quá trình tương tác với xã hội bên ngoài.
Hiện nay, có hai loại Overthinking bao gồm: suy tư về quá khứ và lo lắng về tương lai.
Overthinking có phải là rối loạn tâm thần không? Trong quá trình tìm hiểu nhiều người khá thắc mắc Overthinking là bệnh gì? Có phải rối loạn tâm thần hay trầm cảm không? Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, overthinking không phải là bệnh tâm thần, nhưng nó có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tâm thần tiềm ẩn khác. Tình trạng overthinking kéo dài quá lâu có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe như đau bụng, đau đầu, mất ngủ, ngủ không tròn giấc,... Hơn nữa, phản ứng căng thẳng trong cơ thể sẽ tạo ra các chất như cortisol làm suy giảm hệ miễn dịch của bạn. Trong một số trường hợp, việc suy nghĩ quá nhiều có thể khiến bạn có xu hướng tiêu cực như rối loạn ăn uống, nghiện chất kích thích,... lâu ngày dẫn đến trầm cảm. |
Overthinking là gì? Đây là hiện tượng tâm lý mà bạn suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề, thường theo chiều hướng tiêu cực.
Để nhận biết bản thân có đang rơi vào tình trạng overthinking hay không, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
Quá phân tích: Bạn có xu hướng phân tích quá nhiều và không thể ngừng suy nghĩ về các khía cạnh của một vấn đề nào đó.
Khó khăn khi đưa ra quyết định: Việc lo lắng về các hậu quả có thể xảy ra khiến bạn gặp khó khăn khi đưa ra quyết định.
Lo lắng về quá khứ hoặc tương lai: Thay vì tận hưởng hiện tại, bạn lại suy nghĩ quá nhiều về những sự việc xảy ra trong quá khứ và lo lắng cho tương lai sau này.
Khó ngủ: Tình trạng suy nghĩ quá nhiều khiến bạn không thể ngủ ngon và ít có thời gian thư giãn đầu óc.
Mất tập trung: Bạn dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ và lo lắng nên không thể tập trung khi học tập, làm việc, ảnh hưởng đến hiệu suất.
Cảm giác mệt mỏi: Suy nghĩ quá nhiều khiến bạn mệt mỏi về cả tinh thần lẫn thể chất.
Lo lắng không có căn cứ: Bạn luôn rơi vào trạng thái lo lắng mà không có căn cứ hay lý do cụ thể.
Overthinking xuất phát từ kỳ vọng của mỗi người về cuộc sống và khả năng chấp nhận rủi ro. Thực chất, mỗi người đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp khi mọi nhu cầu đều được đáp ứng. Tuy nhiên, những người đặt kỳ vọng quá cao, luôn tìm kiếm những điều hoàn hảo và không chấp nhận các tình huống rủi ro thường dễ gặp tình trạng overthinking hơn. Bởi họ luôn suy nghĩ thật nhiều về mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn để tìm ra câu trả lời thuyết phục về những việc đã, đang và sắp diễn ra.
Như đã chia sẻ ở trên, overthinking kéo dài có thể dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống, bao gồm:
Tình trạng suy nghĩ quá nhiều của overthinking kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như gây mệt mỏi, khó ngủ, buồn nôn, nhức đầu, thậm chí tăng nguy cơ đau tim, tự tử vì trầm cảm. Điều này khiến bạn bị suy kiệt năng lượng trầm trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Overthinking làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe thể chất như đau đầu, đau bụng và gián đoạn giấc ngủ. Sức khỏe không tốt sẽ làm giảm năng suất làm việc và học tập của bạn. Bởi overthinking khiến bạn không thể tập trung và mất đi năng lượng học tập/ làm việc vì dành quá nhiều thời gian cho những suy nghĩ tiêu cực.
Tác hại của Overthinking khiến bạn không thể tập trung, từ đó ảnh hưởng đến năng suất làm việc và học tập.
Overthinking ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của con người, nhưng bạn có thể nhanh chóng loại bỏ nó nếu kiên trì thực hiện theo các cách dưới đây:
Nhiều người thường lầm tưởng giữa việc suy nghĩ quá mức và cố gắng giải quyết vấn đề. Suy nghĩ để giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn tìm được giải pháp hiệu quả. Còn suy nghĩ quá mức chỉ khiến bạn rơi vào trạng thái lo âu và quanh quẩn không thoát khỏi được vấn đề đó.
Bên cạnh đó, suy nghĩ quá nhiều và tự phản tư (self-reflection) cũng hoàn toàn khác nhau. Tự phản tư là là tình trạng bạn học được điều gì đó tích cực hoặc có góc nhìn đa dạng hơn thông qua việc suy nghĩ. Còn overthinking khiến bạn ngày càng suy nghĩ tiêu cực dẫn đến chán nản, mất năng lượng và không thể kiểm soát não bộ.
Do đó, bạn cần hiểu rõ về overthinking là gì để nhận ra mình có đang suy nghĩ quá mức hay không. Điều này giúp bạn hiểu rõ tình trạng của bản thân để biết cách kiềm chế và điều chỉnh, từ đó cải thiện hội chứng này mỗi ngày.
Não bộ được thiết kế để nhận diện và đưa ra hướng giải quyết các mối nguy nên luôn có xu hướng tập trung vào những điều tiêu cực. Chính vì vậy, bạn cần tái cấu trúc nhận thức bằng cách tập trung suy nghĩ về những điều tích cực trong tương lai thay vì xoay quanh vấn đề hiện tại.
Ví dụ: Thay vì nghĩ rằng công việc hiện tại quá bận rộn thì bạn hãy tự nhủ mọi cố gắng sẽ giúp bạn có lộ trình thăng tiến tốt hơn trong tương lai. Bạn hãy tập để ý những niềm vui nhỏ nhặt mỗi ngày, từ đó giúp bản thân có suy nghĩ biết ơn và tận hưởng hạnh phúc đó.
Trong tâm lý học, việc bạn cố ngăn bản thân không suy nghĩ tiêu cực thì não bộ càng tập trung vào chúng. Do đó, bạn có thể tham gia các hoạt động mang tính tương tác để loại bỏ dần các suy nghĩ tiêu cực đó. Cụ thể, bạn nên lựa chọn các hoạt động giải trí giúp tinh thần thư giãn và giảm bớt căng thẳng.
Khi đã hiểu tác hại của overthinking là gì, bạn có thể đánh lạc hướng bản thân bớt suy nghĩ bằng cách tham gia các hoạt động thể chất để thư giãn đầu óc.
Những cách khắc phục ở trên thường chỉ hiệu quả với người overthinking mức độ nhẹ. Còn nếu tình trạng này kéo dài quá lâu và trầm trọng thì bạn có thể áp dụng 12 biện pháp dưới đây:
Thiền là phương pháp giúp bạn tịnh tâm, hướng những suy nghĩ tiêu cực đến “ánh sáng” tích cực. Khi ngồi thiền, bạn hãy tập trung hít thở sâu để tâm trí tĩnh lặng, từ đó chuyển hướng những suy nghĩ tiêu cực ngay khi có dấu hiệu bắt đầu overthinking. Việc dành ra 10 phút để ngồi thiền mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt suy nghĩ tiêu cực mà bạn đang có.
Nếu đã hiểu overthinking là bệnh gì chắc hẳn bạn cũng biết tác hại của những suy nghĩ tiêu cực đó. Biện pháp dành cho bạn chính là cố gắng đối mặt theo cái nhìn đa chiều để vượt qua chúng một cách tích cực. Bạn hãy tự nhủ rằng những điều tiêu cực đó không có thật, chúng chỉ là những ảo giác, từ đó điều chỉnh cảm xúc bản thân theo chiều hướng tích cực hơn. Bên cạnh đó, bạn nên suy nghĩ theo nhiều góc độ khác nhau để tìm ra giải pháp xử lý vấn đề tốt nhất.
Hiện tượng overthinking có thể do tiếc nuối về quá khứ, lo lắng cho tương lai hoặc xuất phát từ các áp lực trong cuộc sống. Do đó, bạn cần tìm ra nguyên nhân sau đó phân tích vấn đề để đưa ra cách khắc phục hiệu quả nhất, từ đó hạn chế tác hại tiềm ẩn của overthinking.
Một trong những giải pháp vượt qua overthinking chính là yêu thương bản thân nhiều hơn và thừa nhận thành công của chính mình. Điều này giúp bạn dễ chịu hơn với vấn đề đang gặp phải và có thêm động lực để cố gắng trong tương lai. Việc tự thừa nhận bản thân giúp bạn vượt qua các suy nghĩ tiêu cực một cách dễ dàng.
Có bao giờ bạn tự hỏi nguyên nhân dẫn đến overthinking là gì? Thực chất, overthinking xuất phát từ nguyên nhân quá tiếc nuối về quá khứ hoặc lo lắng cho tương lai. Do đó, bạn nên chọn tin tưởng vào trực giác của bản thân để hướng đến các suy nghĩ tích cực. Cụ thể, bạn hãy sống vui vẻ cho hiện tại, đừng phóng đại hóa các vấn đề, đồng thời có niềm tin chắc chắn về những điều tích cực có thể xảy ra trong tương lai.
Bạn nên suy nghĩ về những điều tích cực trong tương lai và tin tưởng rằng chúng hoàn toàn có thể xảy ra.
Cách giúp bạn tháo gỡ nút thắt trong suy nghĩ để loại bỏ xu hướng tiêu cực chính là tìm người đáng tin để chia sẻ và lắng nghe lời khuyên của họ. Nhiều khi bạn chỉ cần tâm sự để giải tỏa những suy nghĩ trong lòng đã có thể thoát được những suy nghĩ tiêu cực của hiện tượng overthinking.
Các hoạt động thể chất không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn là cách xả stress vô cùng hiệu quả. Điều này giúp đầu óc minh mẫn, giảm bớt căng thẳng và hướng bạn tới những suy nghĩ tích cực hơn. Khi bắt đầu có dấu hiệu overthinking, bạn hãy ngăn nó lại bằng cách hoạt động thể chất như bơi lội, chạy bộ, đá bóng, tập gym,... để đánh lạc hướng chúng.
Nấu ăn cũng là một cách để bạn thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ phút làm việc hay học tập căng thẳng. Việc tập trung sáng tạo và chế biến các món ăn yêu thích sẽ giúp bạn phân tâm, thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực hiện tại trong tâm trí của mình.
Nếu không muốn chia sẻ với người khác, bạn có thể viết nhật ký mỗi ngày bằng cách tóm tắt vấn đề và nêu cảm nhận hiện tại của mình. Thói quen viết nhật ký sẽ giúp bạn sắp xếp các suy nghĩ lộn xộn trở nên ngăn nắp hơn trên trang giấy. Hành động này giúp bạn lưu giữ những suy nghĩ vô hình tạo thành kế hoạch cho các dự định sắp tới, từ đó giảm overthinking.
Trong trường hợp không thể tự mình thoát khỏi overthinking, bạn nên gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Bởi tình trạng overthinking kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả tinh thần lẫn thể chất và các mối quan hệ xung quanh bạn. Do đó, bạn nên gặp chuyên gia về sức khỏe tâm thần sớm nhất có thể để hạn chế các tác hại của overthinking.
Các chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ giải thích cặn kẽ cho bạn overthinking là gì, tác hại ra sao và hướng dẫn bạn cách khắc phục để dẫn lối đến những suy nghĩ tích cực hơn.
Dưới đây là lời giải đáp cho một số thắc mắc về overthinking, bạn hãy tham khảo để hiểu rõ hơn về hiện tượng tâm lý này:
Người hay suy nghĩ là những người có thói quen nghĩ ngợi quá nhiều về một vấn đề nào đó theo mọi chiều hướng có thể xảy ra. Đây chính là biểu hiện của hiện tượng tâm lý overthinking.
Suy nghĩ tiêu cực là lối tư duy hướng đến các mặt xấu của vấn đề khiến bản thân ức chế, khó chịu, áp lực và không thể đưa ra phương pháp giải quyết tích cực. Điều này khiến bạn dễ nổi giận, bực tức, stress, từ đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và mọi người xung quanh.
Trên đây Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn vừa chia sẻ đến bạn một số vấn đề về overthinking là gì. Việc nhận diện và hiểu rõ những dấu hiệu của tình trạng suy nghĩ quá mức là bước đầu quan trọng để thoát khỏi tình trạng này. Bằng cách áp dụng những biện pháp phù hợp như tập trung vào hiện tại, hành động thay vì suy nghĩ, duy trì một tinh thần thoải mái, chúng ta có thể giảm thiểu overthinking, từ đó cải thiện sức khỏe tinh thần của mình một cách hiệu quả.
Hơn hết nấu ăn cũng là một cách để bạn thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ phút làm việc hay học tập căng thẳng. Hãy trang bị ngay cho mình những sản phẩm gia dụng chất lượng, chính hãng từ Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn để tự do sáng tạo và làm ra những món ăn ngon và tự thưởng cho bản thân, dành tặng cho người thân hoặc bạn bè của mình nhé!
Lì Xì Tiền Mặt Thêm 300.000đ
và Bộ quà 11.600.000đTải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.