Mùa mưa đến, từ thành thị đến nông thôn đều bị ngập lụt và ngập úng nhiều ngày để lại những hậu quả không hề nhỏ ảnh hưởng đến đồ đạc trong phòng mà không phải ai cũng biết cách khắc phục. Trong bài viết này, Điện Máy Chợ Lớn sẽ chia sẻ kinh nghiệm đến các bạn một số kinh nghiệm trong việc bảo quản và khắc phục đồ đạc trong nhà vào mùa mưa lũ nhé!
Giày dép
Nếu giày của bạn không có khả năng chống nước, thì bạn có thể mua một số loại thuốc xịt chống nước cho giày. Ngoài ra, khâu bảo quản cũng quan trọng không kém bạn nên để trong ba lô hoặc cốp xe máy để thay thế. Kèm theo đó là túi zip để cất giữ giày dép của mình. Hoặc bạn cũng có thể mua áo mưa dành riêng cho giày để bảo vệ.
Giày dép
Nếu bị ướt, bạn cần phải rút miếng lót giày ra và hong khô trong nhà. Dùng vải ướt lau hết bùn đất, rồi dùng vải khô lau lại một lượt. Độn đầy giấy báo xé nhỏ vào giày, thay giấy khoảng 2-3 lần, làm như vậy vừa để báo hút nước vừa để giữ cho đôi giày không bị biến dạng.
Áo quần và đồ nệm da vải
Áo quẩn rất dễ dính nước khi mưa. Bạn nên giặt ngay khi đi mưa về, nếu như để lâu ngày sẽ lên mốc. Kể cả khi giặt xong, nếu trời mưa liên tục thì quần áo vẫn không thể khô kịp và bốc mùi khó chịu. Trong trường hợp này, cần hoà 1 ít giấm và sữa bò vào nước, giặt lại quần áo, mùi mốc sẽ không còn nữa.
Áo quần và đồ nệm da vải
Nếu như quần áo của bạn bị lên mốc, bạn nên bôi dung dịch amoniắc, để một lúc lại tẩm dung dịch thuốc tím lên, sau đó dùng dung dịch NaHSO3 ngâm và giặt lại bằng nước sạch.
Vệ sinh đồ đạc nội thất đúng cách
Với những đồ đạc nội thất hiện đại bọc da, nệm… như sofa, tủ vải… những đồ thủ công đắt tiền bạn nên vệ sinh sạch bề mặt trước rồi sau đó bạn nên mang đến những nơi làm sạch chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn .
Đồ gỗ
Trong trường hợp, bàn ghế và những vật dụng bằng đồ gỗ nhà bạn bị dính nước. Bạn nên cọ rửa kĩ tất cả các bề mặt của đồ đã bị ngâm nước bằng các dung dịch hóa học đặc chủng hoặc nước tẩy rửa có sẵn và cọ rửa lại từ 2 đến 3 lần để đảm bảo mọi mầm vi khuẩn có hại đều biến mất.
Đồ gỗ
Ngoài ra, bạn còn có thể lấy vải bông hoặc tải gai rách để đốt thành tro rồi trộn với dầu trẩu thành hồ đặc. Sau đó, bạn bôi vào những vết nứt trên đồ gỗ. Đợi hồ nguôi nhét vào những chỗ nứt. Tuy cách này không làm đồ đạc trở lại như ban đầu nhưng cũng phần nào che lấp được hậu quả lụt lội ngập úng gây ra.
Đồ điện tử
Thiết bị điện tử là một trong những vật dụng kỵ nước nhất. Những đồ đạc điện tử trong nhà có thể dùng được thì bạn nên tháo từng bộ phận để sấy chi tiết.
Đồ điện tử
Còn đối với những đồ điện tử bị ngâm nước lâu ngày thì xin chia buồn với bạn, vì khả năng lớn những đồ này không còn khả năng hoạt động nữa.
Giấy tờ, sách vở
Giấy tờ một khi đã dính nước thì rất khó để trở lại trạng thái ban đầu. Đối với các tài liệu, giấy tờ quan trọng…bạn cần xử lí một cách nhẹ nhàng và cẩn thận. Mẹo nhỏ là bạn có thể hong giấy bằng cách cho vào tủ lạnh, lưu ý: đặt thêm một tờ giấy sáp ở giữa các trang giấy mà bạn muốn hong khô. Đây cũng là một mẹo để câu giờ xử lí những tình huống cấp bách.
Bảo quản sách vở vào mùa mưa lũ
Đối với ảnh, phim... trong quá trình làm khô, nên nhớ hãy luôn luôn đặt ngửa lên trên và kèm tờ giấy thấm xuống phía dưới. Tránh chạm trực tiếp vào bề mặt ảnh vì như thế sẽ khiến ảnh bị mờ, nhòe. Một lưu ý nhỏ nữa là không nên phơi trực tiếp ảnh, hoặc phim dưới ánh nắng mặt trời vì tia cực tím sẽ gây hư hại trực tiếp lên nó. Đối với ảnh, phim... trong quá trình làm khô, nên nhớ hãy luôn luôn đặt ngửa lên trên và kèm tờ giấy thấm xuống phía dưới.
Những cuộn phim
Tránh chạm trực tiếp vào bề mặt ảnh vì như thế sẽ khiến ảnh bị mờ, nhòe. Một lưu ý nhỏ nữa là không nên phơi trực tiếp ảnh, hoặc phim dưới ánh nắng mặt trời vì tia cực tím sẽ gây hư hại trực tiếp lên nó.