Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản máy làm sữa đậu nành.
3,210Tác giả: Administratorss4767
Máy làm sữa đậu nành là thiết bị không còn xa lạ gì với các tín đồ bếp núc. Với giá trị dinh dưỡng dồi dào, sữa đậu nành đã là thức uống được nhiều người lựa chọn để sử dụng thường xuyên, đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bạn đã biết cách vệ sinh và bảo quản máy sao cho đúng và bền bỉ chưa? Bài viết dưới đây Siêu Thị Điện Máy Nội Thất Chợ Lớn sẽ hướng dẫn bạn những mẹo này nhé!
Vệ sinh máy làm sữa đậu nành.
Khi sử dụng xong, để máy nguội rồi mới vệ sinh, thời điểm này những mảng bám và sữa dễ bong và dễ lau chùi hơn. Nếu bạn để lâu quá các mảng bám sẽ bám chặt và khó vệ sinh.
Với những bộ phận có gắn động cơ bạn không được nhúng nước hoặc rửa trực tiếp dưới vòi vì nước thấm vào động cơ có thể làm hư hỏng và chập mạch vô cùng nguy hiểm. Hãy dùng cọ và khăn mềm lau chùi máy một cách nhẹ nhàng và để thật khô sau đó cất vào hộp hoặc nơi khô ráo. Dao xay rất bén khi lau chùi bạn nhớ cẩn thận tránh để dao gây nguy hiểm cho mình nhé.
Cách sử dụng, bảo quản máy làm sữa đậu nành.
Đặt máy thăng bằng, ở nơi khô ráo, thoáng mát: khi sử dụng máy làm sữa đậu nành, bạn hãy đặt máy ở vị trí bằng phẳng, khô ráo để khi hoạt động máy không bị nghiêng, đổ và dính nước. Ở những nơi ẩm ướt sẽ làm nước dính vào hệ thống máy móc gây chập mạch hư máy và nguy hiểm cho người dùng.
Không sử dụng máy trong phòng lạnh: bạn cũng không nên sử dụng máy làm sữa đậu nành trong phòng có điều hòa, máy lạnh vì không khí lạnh sẽ làm đậu khó chín, phải đun lâu gây tốn nhiều điện và dễ làm nóng máy gây hư hỏng. Ngoài việc xay đậu nành, máy còn có chức năng đun ấm sữa nên đối với những máy làm sữa đậu nành không có lớp vỏ cách nhiệt bạn cẩn thận không cho trẻ nhỏ tới gần vì sơ ý có thể làm trẻ bị bỏng.
Sử dụng máy theo hướng dẫn và khuyến cáo của nhà sản xuất: Dùng máy theo đúng hướng dẫn sử dụng đi kèm, không cho nguyên liệu quá ít vì dao xay sẽ không xay nhuyễn được đậu nành hoặc cho nước và đậu quá nhiều thì máy sẽ làm việc quá tải gây chập mạch, hư hại, giảm tuổi thọ của máy và nguy hiểm cho cả người sử dụng.
Không đặt máy vào tủ lạnh: tuy máy có chức năng đun ấm, nhưng bạn không nên tận dụng để đun nước, không vệ sinh máy bằng máy rửa chén hoặc cho máy vào tủ lạnh. Nhiệt độ tủ lạnh có thể làm hư hỏng tới động cơ của máy hoặc chập mạch gây nguy hiểm.
Không sử dụng quá công suất, không tắt ngang: bạn không nên sử dụng quá công suất của máy, nên để máy nghỉ khoảng 20-30 phút cho lần sử dụng tiếp theo. Trong quá trình hoạt động bạn không được tắt ngang vì máy làm việc quá tải hoặc ngắt ngang sẽ làm nóng máy, chập mạch và gây hư hỏng.
Với những mẹo trên, hy vọng sẽ giúp máy làm sữa của bạn bền, đẹp hơn sau thời gian dài sử dụng.