Có nên đứng trước lò vi sóng đang hoạt động không?
2,137Tác giả: Diệu Linh8901
Một số người dùng hay vô tình đứng lâu trước lò vi sóng đang hoạt động, để nói chuyện với người thân hoặc bạn bè. Tuy nhiên, có nên đứng trước lò vi sóng đang hoạt động không? Hôm nay, hãy cùng Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ giải đáp vấn đề trên qua bài viết dưới đây.
Có nên đứng trước lò vi sóng đang hoạt động không?
1. Cơ chế hoạt động của lò vi sóng
Lò vi sóng dựa trên nguyên lý sử dụng sóng vi ba để làm nóng thức ăn. Sóng vi ba là sóng điện từ có tần số 2.45 GHz, với bước sóng 12.24cm. Sóng vi ba có khả năng xuyên qua thức ăn, và được các phân tử nước trong thức ăn hấp thụ mạnh. Khi các phân tử nước hấp thụ sóng vi ba, chúng sẽ dao động theo tần số của sóng.
Cơ chế hoạt động của lò vi sóng
Sự dao động này tạo ra ma sát giữa các phân tử nước, dẫn đến sự sinh nhiệt và làm thức ăn nóng lên. Tuy nhiên, thức ăn khi sử dụng lò vi sóng không bị khô vẫn giữ hàm lượng nước cao, đảm bảo chất lượng và vị trí thực phẩm mà không gây nhiễm phóng xạ.
2. Nên đứng trước lò vi sóng khi đang hoạt động không?
2.1. Bức xạ vi sóng có nguy hiểm hay không?
Bức xạ từ của lò vi sóng là loại không ion hóa, không thay đổi cấu trúc phân tử của các chất và tương tự như bức xạ từ điện thoại di động. Đồng thời, bức xạ từ của lò cũng tạo ra ít năng lượng hơn so với bức xạ hồng ngoại. Vậy nên loại bức xạ từ này không gây nguy hại khi người dùng đứng gần.
Bức xạ từ của lò vi sóng không gây nguy hại cho người dùng
2.2. Rò rỉ bức xạ vi sóng là gì?
Rò rỉ bức xạ từ lò vi sóng xảy ra khi có sự giải phóng năng lượng điện không kiểm soát được. Nguyên nhân có thể là do cửa lò bị hỏng hoặc không niêm phong đúng cách, hoặc khoang lò gặp hư hỏng.
Trong trường hợp bức xạ này thoát ra khỏi không gian lò, nó có thể tiếp xúc với người hoặc vật thể gần đó. Tuy nhiên, lượng bức xạ rò rỉ thường là rất nhỏ và không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe.
Nếu tiếp xúc nhiều với bức xạ vi sóng có thể gây ra những tác động tiêu cực
Tuy nhiên, nếu tiếp xúc quá nhiều với bức xạ vi sóng có thể gây ra những tác động tiêu cực như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, gây bỏng nặng hoặc có thể gặp tình trạng đục thủy tinh thể trong mắt vô cùng nguy hiểm.
2.3. Kết luận
Sự rủi ro chấn thương do bức xạ vi sóng là rất hiếm, và thường chỉ xảy ra khi tiếp xúc với lượng lớn phóng xạ rò rỉ ra từ các lỗ hở trong lò vi sóng. Theo Live Science - là một trang web tin tức khoa học cho biết, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra yêu cầu lò vi sóng phải được thiết kế một cách cẩn thận để ngăn chặn các trường hợp rò rỉ phóng xạ.
Sự rủi ro chấn thương do bức xạ vi sóng là rất hiếm
Ví dụ, lò vi sóng phải có hai hệ thống khóa liên động để đảm bảo rằng không có sóng vi sóng tự động phát ra khi cửa lò mở. Bên cạnh đó, lò cũng cần trang bị hệ thống giám sát để ngăn chặn hoạt động của thiết bị nếu phát hiện ra sự cố hư hỏng phát sinh.
Vậy nên, việc lo lắng về rò rỉ phóng xạ từ lò vi sóng là không cần thiết, trừ khi bạn gặp phải sự hư hỏng ở bản lề cửa hoặc các chốt khóa. Do đó, để phòng ngừa thêm FDA khuyến cáo, bạn không nên dựa hoặc đứng sát trực tiếp vào lò vi sóng trong thời gian dài khi nó đang hoạt động.
3. Một số cách ngăn chặn bức xạ rò rỉ từ lò vi sóng
Để ngăn chặn tia bức xạ rò rỉ từ lò vi sóng và đảm bảo an toàn khi sử dụng lò vi sóng, cần thực hiện các biện pháp sau:
Tuân thủ hướng dẫn sử dụng
Trước khi sử dụng lò vi sóng, bạn hãy dành thời gian để đọc và tuân thủ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Điều này bao gồm việc giữ lò vi sóng sạch sẽ, cũng như việc không sử dụng chất liệu không an toàn trong thiết bị.
Để đảm bảo lò vi sóng của bạn không có hiện tượng rò rỉ bức xạ, hãy kiểm tra tính kín đóng của cửa lò. Đặt một mảnh giấy vào khe cửa lò, sau đó đóng cửa lại và kéo mảnh giấy ra.
Kiểm tra độ kín của cửa lò vi sóng
Nếu mảnh giấy bị kéo ra dễ dàng, lò vi sóng có thể không đóng kín và có khả năng rò rỉ bức xạ. Trong trường hợp này, hãy xem xét việc sửa chữa lò vi sóng hoặc thay thế bộ phận hỏng hóc.
Sử dụng lò vi sóng trong khoảng thời gian ngắn
Để giảm khả năng tiếp xúc với bức xạ, hạn chế việc sử dụng lò vi sóng trong thời gian dài. Nếu cần nấu nướng thời gian dài, hãy tắt lò vi sóng để giảm sự tiếp xúc với tia bức xạ.
Sử dụng lò vi sóng trong khoảng thời gian ngắn
Giữ khoảng cách an toàn
Tránh đặt quá sát khuôn mặt, hoặc cơ thể của bạn gần lò vi sóng trong quá trình hoạt động. Để ngăn chặn bức xạ rò rỉ, hãy giữ một khoảng cách an toàn ít nhất là 30cm giữa mặt cửa lò và cơ thể bạn.
Đảm bảo lò vi sóng luôn hoạt động ổn định
Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng lò vi sóng để đảm bảo rằng nó đang hoạt động một cách an toàn. Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu hỏng hóc hoặc vấn đề liên quan đến bức xạ, hãy tắt lò vi sóng và nhờ sự trợ giúp từ trung tâm bảo hành để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Đảm bảo lò vi sóng luôn hoạt động ổn định
Trên đây là bài viết ‘’Có nên đứng trước lò vi sóng đang hoạt động không?’’, mà bạn có thể tham khảo thêm. Hy vọng những thông tin này, sẽ cung cấp đến cho bạn kiến thức hữu ích để giảm đi nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng thiết bị thông minh này.
Tham khảo thêm các loại lò vi sóng đang bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn: