Kiểm soát các nguy cơ làm tăng huyết áp, là một cách quan trọng để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp và các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Hôm nay, Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về cách yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp qua bài viết sau!
Các yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp
Điều mà nhiều người thường nghe về việc ăn mặn bị tăng huyết áp, không phải là không có cơ sở. Việc tiêu thụ lượng muối cao có thể làm tăng huyết áp, và điều này rất phổ biến trong đời sống cộng đồng. Người bị tăng huyết áp được khuyên không nên ăn quá 6 gam muối một ngày, tương đương với khoảng một thìa cà phê. Tại Việt Nam, mọi người thường tiêu thụ lượng muối nhiều hơn gấp nhiều lần so với khuyến cáo.
Ăn quá mặn
Để phòng tránh và điều trị việc tăng huyết áp, tập làm quen với chế độ ăn nhạt là rất quan trọng. Những người trong giai đoạn tiền tăng huyết áp, có thể giữ huyết áp ổn định bằng cách ăn ít gia vị hơn. Đối với những người đã mắc bệnh, chế độ này cũng có thể giúp giảm huyết áp trung bình từ 4 đến 8 mmHg không cần uống một viên thuốc nào.
Rối loạn mỡ máu có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống động mạch. Khi mức cholesterol trong máu cao, lớp nội mạc động mạch sẽ bị tổn thương và xơ cứng do phải chịu áp lực dòng máu khi đi qua quá lớn. Điều này sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa, từ đó làm giảm khả năng đàn hồi của động mạch và khiến huyết áp tăng lên.
Bổ sung nhiều chất xơ để ngăn ngừa rối loạn mỡ máu
Để ngăn ngừa biến chứng ở trên, việc kiểm soát nồng độ mỡ trong máu thông qua chế độ ăn uống là rất cần thiết. Cụ thể, người dùng cần hạn chế tiêu thụ các chất béo không tốt có trong thịt đỏ, các sản phẩm sữa nguyên kem, nội tạng động vật, trứng lộn. Thay vào đó, nên bổ sung thật nhiều rau xanh, ngũ cốc, trái cây vào chế độ ăn hàng ngày. Đây là cách giúp làm chậm quá trình xơ cứng động mạch, và duy trì huyết áp ổn định.
Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy rằng, yếu tố làm tăng huyết áp có thể là do yếu tố di truyền. Trong các gia đình có người thân như ông bà, cha mẹ mắc bệnh này thì thường con cái sinh ra sẽ có nguy cơ cao hơn người bình thường. Đây là yếu tố không thể nào xóa bỏ được.
Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp
Do đó, những người có tiền sử gia đình tăng huyết áp cần cố gắng yếu tố nguy cơ tăng huyết áp để phòng ngừa bệnh. Các đối tượng này cần lưu ý kiểm soát chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn và giữ cân nặng ổn định. Tích cực đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ, nhằm tránh các biến cố về tim mạch trước khi để nó xảy ra một cách bất ngờ.
>>>Xem thêm: Các loại máy đo huyết áp nào nên mua cho gia đình sử dụng?
Khi tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp càng lớn do quá trình lão hóa và xơ cứng động mạch. Để phòng tránh bệnh này, người cao tuổi cần xây dựng lối sống lành mạnh. Cụ thể, họ nên làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ, tránh thực phẩm nhiều chất béo và chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá,... và nên tập thể dục thường xuyên. Những việc này sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp ở người già một cách hiệu quả.
Những người lớn tuổi
Những người thường xuyên vận động, sẽ giúp cơ thể tăng cường được quá trình chuyển hoá và tiêu thụ cholesterol. Ngược lại, ít vận động có thể làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ trong máu từ đó gây bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng đến huyết áp. Điều trị tăng huyết áp thường khuyến khích bệnh nhân nên tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút trong 5 ngày mỗi tuần, bao gồm các bài tập từ nhẹ đến mạnh như chạy bộ, đi bộ, hoặc bơi lội. Đồng thời, cũng nên hạn chế ngồi lâu trong khoảng thời gian dài.
Lười vận động cũng là một trong những yếu tố phổ biến
Khói thuốc lá chứa hơn 100 chất hóa học độc tố, có thể gây tổn thương nặng nề cho hệ tim mạch. Nicotin trong thuốc lá gây kích thích thần kinh, làm tăng cường cảm giác hưng phấn, khiến mạch bị co lại và làm tăng huyết áp. Việc hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút thuốc, mà còn lan sang những người xung quanh đặc biệt là người già và trẻ em. Vì vậy, việc từ bỏ thói quen hút thuốc sẽ giữ gìn sức khỏe cá nhân tốt hơn, đồng thời cũng bảo vệ được an toàn sức khỏe cho mọi người xung quanh.
Không hút thuốc lá
Uống bia và rượu quá mức, cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Đối với những người đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, việc uống nhiều bia, rượu có thể làm mất tác dụng của thuốc, từ đó dẫn đến tình trạng tăng huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn.
Hạn chế uống nhiều rượu bia
Ngoài ra, việc uống quá mức còn gây xơ gan và làm tổn thương thần kinh, dẫn đến làm tăng nguy cơ về bệnh huyết áp. Do đó, việc kiềm chế việc uống bia, rượu có thể giúp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp hiệu quả. Mức uống hợp lý mỗi ngày là khoảng 300ml bia, 30ml rượu mạnh, hoặc 50 ml rượu vang. Nếu uống nhiều hơn mức này, có thể tạo nên những rủi ro mắc bệnh tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng.
Cảm xúc có tác động nhanh chóng đến huyết áp. Nếu một người hoàn toàn khỏe mạnh đang trong tình trạng lo lắng, căng thẳng và mất ngủ thì có thể trải qua việc huyết áp tăng vượt qua mức bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp. Do đó, đối với những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp, việc sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, nghỉ ngơi và duy trì giấc ngủ đủ giấc là rất quan trọng.
Căng thẳng và lo âu quá mức
Ngủ đủ giấc có thể giúp hạ huyết áp, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong. Hơn nữa, bạn có thể giải tỏa căng thẳng thông qua việc học cách thư giãn, nghỉ ngơi như thiền định, tập yoga. Những việc này cũng rất hữu ích, trong việc duy trì sức khỏe tim mạch và giữ huyết áp luôn ổn định.
Trong những người tiểu đường, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao gấp đôi so với người không mắc phải bệnh này. Khi một người bị cả bệnh tăng huyết áp và tiểu đường, thì nguy cơ phát triển biến chứng ở các mạch máu lớn nhỏ cũng theo đó mà tăng theo và gây ra nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với người chỉ mắc bệnh tăng huyết áp. Do đó, khi bị bệnh tiểu đường nên chú trọng việc điều trị bệnh này một cách hiệu quả. Điều này không chỉ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, mà còn hạn chế biến chứng từ bệnh tăng huyết áp.
Những loại thuốc điều trị bệnh lý khác ,cũng có thể gây tác dụng phụ là tăng huyết áp. Trong cộng đồng, nhóm thuốc thường gặp nhất là NSAIDs (các thuốc chống viêm không steroid) hay một số loại thuốc tránh thai (bao gồm cả thuốc dùng hàng ngày và thuốc khẩn cấp), và một số loại thuốc khác có thể gây tăng huyết áp khi kết hợp sử dụng.
Do tác dụng phụ của thuốc
Chính vì lẽ đó, việc thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp là rất quan trọng mỗi khi mắc phải một căn bệnh nào đó. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, mà không có chỉ định từ bác sĩ vì điều này có thể gây ra những nguy hiểm khó lường trước.
Một yếu tố có thể gây lầm tưởng về việc huyết áp tăng lên, chính là do kỹ thuật sử dụng máy đo huyết áp. Việc quấn băng quá chật; đo huyết áp khi mặc quần áo quá bó; hoặc khi quấn băng đo mà người bệnh lại mặc áo dài tay cũng có thể dẫn đến kết quả huyết áp cao hơn thực tế.
Đo huyết áp không đúng cách
Ngoài ra, việc đo huyết áp cũng sẽ không chính xác nếu bệnh nhân vừa tập thể dục mà chưa ngồi nghỉ ít nhất từ 5 đến 15 phút, hay khi đo sau khi hút thuốc lá, uống cà phê, và khi bàng quang đang bị căng đầy. Thậm chí nhiệt độ phòng quá thấp cũng có thể làm tăng huyết áp.
Do đó, việc đo huyết áp đúng cách và ghi chép lại các chỉ số huyết áp trong một cuốn sổ nhật ký sẽ trở nên đáng tin cậy hơn, giúp tránh được việc hiểu nhầm về tình trạng huyết áp. Thường xuyên dùng máy đo huyết áp ở nhà, để có thể biết được tình trạng sức khỏe và có thể can thiệp kịp thời tránh những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mua máy đo huyết áp điện tử có thể bạn chưa biết!
Trên đây là bài viết ‘’Các yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp’’, mà bạn có thể tham khảo thêm. Hy vọng những kiến thức được cung cấp, sẽ giúp xác định được đúng nguyên nhân, biến chứng và các cấp độ cao huyết áp từ đó có định hướng điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm các loại máy đo huyết áp đang bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn:
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.