Tương tự những cụm từ như “chằm kẽm”, “u là trời”, “tới công chuyện”, cư dân mạng cũng từng một thời thích thú với từ “cà khịa”. Vậy cà khịa là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Mời bạn đọc cùng Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn giải mã sức hút mang tên “cà khịa” trong bài viết dưới đây!
Cà khịa là gì?
Cà khịa là từ dùng để chỉ hành vi khi một ai đó cố ý gây sự để cãi nhau, đánh nhau. Ví dụ: Người có tính hay cà khịa người khác. Theo từ điển từ ngữ Nam Bộ, Cà khịa có nghĩa là hay gây sự, xen vào kích động những người khác để họ gây gổ, đánh nhau.
Cà khịa chỉ hành vi gây sự để cãi nhau
Khi “cà khịa: xuất hiện trên mạng xã hội, từ này có ý nghĩa: trêu chọc, nói móc một cách tế nhị nhưng không có ý tiêu cực mà chỉ mang lại sự vui vẻ, tiếng cười cho người khác.
Cà khịa có nguồn gốc từ tiếng Khmer (Khơ me) và được vay mượn vào tiếng Việt, đặc biệt là ở khu vực miền Tây Nam Bộ như Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, nơi có nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.
Các từ Khmer khi “du nhập” vào tiếng Việt sẽ trở thành từ có nhiều âm tiết và âm tiết phụ biến thành âm tiết chính. Ví dụ: kna > cà na, thnot > thốt nốt, prahok > bò hóc (mắm bò hóc),...
Từ “cà” trong cà khịa, cà na, cà nhắc được cho là biến âm từ âm tiết “k” trong tiếng Khmer. Cà khịa thực chất có đuổi đời khá lâu, minh chứng cho điều đó chính là từ cà khịa xuất hiện trong các tác phẩm văn học nổi tiếng như: Dế Mèn phiêu lưu ký của tác giả Tô Hoài, Kính Vạn Hoa của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Hay vào năm 2010, từ cà khịa được xuất hiện trên bìa sách “Đối mặt với những hành vi cà khịa của trẻ” của tác giả Huyền Trang.
Cà khịa được xuất hiện trong sách
Thông tin thêm cho những bạn đọc có hứng thú với tiếng Khmer là có rất nhiều địa danh trong khu vực miền Nam được biến âm lại từ tiếng Khmer như: Sài Gòn (Preikor), Gò Vấp (Kompăp), Cần Giuộc (Kantuộc), Sa Đéc (Phsar Dek), Bạc Liêu (Po-Loeuth),...
>>> Xem thêm: Ăn nói xà lơ là gì mà gây “rần rần” trên mạng xã hội?
Từ cà khịa tuy có nguồn gốc lâu đời, nhưng chỉ được sử dụng trong những nhóm cộng đồng, địa phương riêng biệt. Cà khịa chỉ thực sự phổ biến sau loạt clip do nhóm hài Welax sản xuất trong năm 2019. Từ khóa “Cà khịa” xuất hiện ở hầu hết các clip của nhóm ở thời điểm đó, nổi bật nhất là clip “Cách hoàn hảo để cà khịa người yêu cũ” do bạn trẻ Quốc Anh đóng chính. Nội dung clip nói về cách anh chàng này bày cách “cà khịa” khi phát hiện người yêu cũ có người yêu mới. Với những cách phá đám cặp đôi vô cùng hài hước nhưng cũng rất “đời”, cùng lối diễn xuất tự nhiên, dí dỏm, hiện clip này đã đạt 5,5 triệu lượt xem trên nền tảng Facebook.
Clip giải trí giúp từ cà khịa trở nên phổ biến
Từ đó, “Cà khịa” trở thành từ khóa, chủ đề, cách nói chuyện có độ phủ sóng rộng rãi nhất thời điểm ấy. Nghệ sĩ hài Huỳnh Lập cũng sử dụng chủ đề cà khịa làm chất liệu cho clip “Tết ngưng cà khịa”. Hay nhóm hài 1977 Vlog đã trở thành hiện tượng mạng với những clip cà khịa thâm sâu nhưng rất tinh tế. Từ đây, những câu nói “khịa” do nhóm sáng tạo ra cũng trở nên viral. Không chỉ xuất hiện trên nền tảng mạng xã hội, cụm từ “quốc dân” này còn được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là đối với các bạn trẻ.
1997 Vlog với những clip cà khịa thâm thúy
“Cà khịa” đã từng mang sắc thái tiêu cực trong hoàn cảnh sử dụng ngày xưa vì sử dụng lời nói mỉa mai, châm biếm, khích bác, có thể làm phiền hoặc gây khó chịu cho người khác. Tuy nhiên, với góc nhìn tích cực, dí dỏm của thế hệ trẻ, từ cà khịa lại “khoác” lên mình chiếc áo mới với ý nghĩa vui vẻ, cởi mở hơn. Cho đến nay, “cà khịa” vẫn được xem là từ ngữ thông dụng và khiến các cuộc tán gẫu trở nên thú vị hơn.
Cà khịa đúng lúc, đúng nơi thì sẽ mang lại bầu không khí vui vẻ, thoải mái. Tuy nhiên, nếu sử dụng bừa bãi, “cà khịa” sẽ có tác dụng ngược lại, gây khó chịu mà làm tổn thương người khác.
Để cà khịa một cách duyên dáng, bạn nên hiểu được tính chất của cuộc hội thoại hay hoàn cảnh lúc đó. Ví dụ như lúc người khác đang cần được an ủi, nói chuyện với người lớn, bàn công việc với đối tác,... bạn không nên “cà khịa” để gây mất điểm trong mắt đối phương. Tùy vào mức độ thân thiết giữa bạn và người nghe mà bạn có thể tùy cơ ứng biến, cà khịa đúng chỗ để bầu không khí thoải mái, bớt căng thẳng hơn.
Tùy vào mức độ thân thiết với đối phương để cà khịa khéo léo
Vậy để cà khịa không trở nên quá trớn, bạn hãy nhớ rằng mục đích của hành động này là để người khác cảm thấy giải trí, vui vẻ chứ không phải làm cho người khác cảm thấy bị xúc phạm, phán xét, không nên bới móc sâu vào đời tư, gây nên những hiềm khích không đáng có.
- Nhìn bạn thấy cưng quá - Cưng vô lây. (Là cây vô lưng á)
- Tình yêu có hay không, không quan trọng. Quan trọng là important.
- Quả gì mà cay cay thế - Xin thưa rằng quả báo.
- Có những thứ mất đi rồi mới thấy… không quan trọng lắm!
- Nghe nói anh giỏi nhất là môn bắn cung vì lúc nào anh cũng vô tâm.
- Có công mài sắt…có ngày mỏi tay.
- Hãy tự đi lên bằng chính đôi chân của mình nếu thang máy hỏng.
- Con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Vì họ đi xe!
Kết: Vừa rồi là những sự thật thú vị đằng sau từ “Cà khịa” mà Điện Máy Chợ Lớn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ trang bị được kỹ năng “cà khịa” đỉnh cao, duyên dáng. Nếu bạn biết thêm câu nói nào đang phủ sóng mạng xã hội, hãy chia sẻ với chúng tôi để có thêm nhiều chủ đề thú vị.
Cùng tham khảo thông tin một số mẫu điện thoại iPhone chính hãng với giá bán vô cùng hấp dẫn tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn nhé:
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.