Ý nghĩa của cúng tổ nghề, mâm cúng và văn khấn tổ nghề
Tác giả: Nguyễn KiềuNgày cập nhật: 11/02/2025171Tác giả: Nguyễn Kiều14159
Trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, lễ cúng tổ nghề không chỉ là một nghi thức tâm linh mà còn là dịp để mỗi người con đất Việt thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã khai sinh và truyền lại nghề nghiệp. Hãy cùng Siêu Thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu về ý nghĩa của cúng tổ nghề, mâm cúng và văn khấn tổ nghề.
Ý nghĩa của cúng tổ nghề, mâm cúng và văn khấn tổ nghề
1. Ý nghĩa của cúng tổ nghề
Cúng tổ nghề, còn gọi là cúng Đức Thánh Tổ hoặc Tổ Sư, là nghi lễ tôn vinh những người tiên phong trong việc sáng lập, phát triển và truyền bá một ngành nghề. Không chỉ dành cho người đầu tiên tạo ra nghề, lễ cúng còn tri ân những người gìn giữ và phát triển nghề qua nhiều thế hệ. Đây là nét đẹp văn hóa giúp kết nối những người cùng ngành, củng cố niềm tin vào nghề nghiệp. Vào ngày cúng tổ, mọi người bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong công việc thuận lợi. Ngày cúng thường là ngày giỗ tổ chính hoặc một ngày cố định do cộng đồng nghề chọn.
Nếu không xác định được chính xác ngày kỵ nhật, người trong nghề thường chọn một ngày cố định trong phường, hội cùng ngành nghề, trong làng để tổ chức lễ cúng tổ nghề hàng năm.
Cúng tổ nghề là nghi lễ tôn vinh những người có công sáng lập, phát triển và truyền bá một ngành nghề
Dưới đây là các ngày cúng tổ nghề của một số ngành nghề phổ biến:
Ngành sân khấu: 12/8 âm lịch
Ngành thợ may: 12/12 âm lịch
Ngành y: 15/1 âm lịch
Ngành cơ khí xây dựng: 20/1 âm lịch
Ngành kế toán: 10/11 dương lịch
Ngành làm bánh: 18/5 âm lịch
Ngành thêu: 12/6 âm lịch
Ngành buôn bán: 10/3 - 15/3 âm lịch
Ngành mộc: 13/6 và 20/12 âm lịch
Ngành làm tóc: 16/3 âm lịch
Ngành làm nail: 3/10 hoặc 13/11 âm lịch
Ngành phun xăm: 22/3 hoặc 16/3 âm lịch
Ngành trang điểm: 12/8 âm lịch
Ngành cơ khí: 20/12 âm lịch (20 tháng Chạp)
Ngành sửa xe: 12/12 âm lịch
Ngành spa: 18/8 hoặc 3/11 âm lịch
Ngày cúng tổ nghề của ngành cơ khí xây dựng là 20/1 âm lịch
3. Cách thực hiện lễ cúng tổ nghề
Trước khi tiến hành cúng tổ nghề, gia đình cần chuẩn bị bàn thờ tổ nghề tại nhà. Nếu không có, các thành viên trong phường hoặc hội nghề có thể cùng đóng góp xây dựng nhà thờ tổ, nơi tổ chức các nghi lễ vào những dịp lễ, Tết và giỗ chạp.
3.1 Cách lập bàn thờ tổ nghề
Bàn thờ tổ nghề không chỉ là nơi hương khói mà còn ảnh hưởng đến phong thủy và công việc của những người trong nghề. Tùy vào tín ngưỡng từng vùng, cách lập bàn thờ có thể khác nhau, nhưng cần lưu ý những điểm sau:
Chọn hướng phù hợp: Nên mời thầy phong thủy để xác định hướng đặt bàn thờ, giúp tăng vượng khí và thuận lợi trong công việc.
Vị trí đặt bàn thờ: Tránh đặt chính giữa cửa ra vào hoặc dưới cửa sổ, nên chọn nơi yên tĩnh, kín đáo để giữ vững khí vận và may mắn.
Bố trí cây xanh: Đặt cây xanh cạnh bàn thờ để tăng sinh khí, thu hút tài lộc.
Giữ gìn sạch sẽ: Thường xuyên lau dọn bàn thờ để tránh lạnh lẽo, duy trì sự linh thiêng và tôn kính.
3.2 Lễ vật cúng tổ nghề
Lễ vật dâng lên tổ nghề có thể khác nhau tùy theo từng ngành, nhưng một mâm cúng cơ bản thường bao gồm:
Hai lọ hoa tươi
Hai ngọn đèn cầy lớn
Mâm ngũ quả
Gạo, muối trắng, nước chè khô, rượu nếp
Một đĩa trầu cau
Đồ lễ mặn: xôi, gà luộc nguyên con, thịt heo luộc hoặc quay, bánh ngọt/mặn...
Nhang rồng phượng (5 cây)
Lễ vật dâng lên tổ nghề có thể khác nhau tùy theo từng ngành
3.3 Cách thực hiện lễ cúng tổ nghề
Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng, chủ tế (người đại diện cho phường hoặc làng) sẽ thực hiện nghi lễ dâng hương. Mọi người ăn mặc chỉnh tề, đứng nghiêm trang để bái lễ. Quy trình cúng tổ nghề gồm các bước sau:
Bước 1: Thắp đèn cầy, rót rượu vào ly (1, 3 hoặc 5 ly).
Bước 2: Châm hương thơm (1, 3 hoặc 5 nén), chủ tế khấn vái và cắm hương vào lư.
Bước 3: Đọc văn khấn cúng tổ nghề, mỗi đoạn kết thúc, chủ tế cúi lạy một lần.
Bước 4: Chờ hương tàn gần hết sau khi bái tế.
Bước 5: Đọc văn khấn hạ lễ, sau đó hóa vàng mã.
Bước 6: Rải muối, gạo và rượu xung quanh để hoàn tất nghi lễ.
Quy trình cúng tổ nghề
3.4 Văn khấn cúng tổ nghề
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị tôn thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này
Tín chủ con tên là:……..(đọc họ tên thật)
Ngụ tại:………..(đọc địa chỉ cư trú hiện tại)
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….
Tín chủ thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án.
Thành tâm kính mời Đức Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.
Con xin kính mời ngài Thánh sư nghề…………..
Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề………..thương xót tín chủ. Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng lộc, vượng tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu sắc của lễ cúng tổ nghề, mâm cúng và văn khấn tổ nghề. Mỗi chúng ta sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp này, để từ đó, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng văn minh và phát triển.
Chọn mua hàng giá tốt, chốt đơn ngay tại Siêu Thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn
Mua sắm tại Siêu Thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn không chỉ giúp bạn tiết kiệm tối đa với ưu đãi giảm giá cho các sản phẩm như điện thoại, tủ lạnh, tivi, máy lạnh… mà còn mang lại sự an tâm tuyệt đối. Tất cả sản phẩm đều là hàng chính hãng 100%, đi kèm chế độ bảo hành dài hạn và minh bạch. Ngoài ra, Siêu Thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn còn hỗ trợ trả góp 0% lãi suất với thủ tục đơn giản.
>>> Đến với Siêu Thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn (xem chi nhánh gần nhất) để mua sắm sản phẩm chất lượng với giá siêu tốt ngay!