Tỉa chân nhang là một nghi lễ quan trọng giúp giữ cho bàn thờ, gian thờ trong gia đình luôn sạch sẽ, điều này cũng phần nào thể hiện sự kính trọng đối với tổ tiên và các vị thần linh. Tuy nhiên, để thực hiện cách tỉa chân nhang đúng và không phạm phải những điều kiêng kỵ trong tâm linh, bạn cần phải nắm vững các bước và những lưu ý quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách tỉa chân nhang mà bạn có thể tham khảo!
Cách tỉa chân nhang
Cách tỉa chân nhang là một phần trong quy trình dọn dẹp bàn thờ, thường được thực hiện vào dịp cuối năm, đặc biệt là trong lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) hoặc những dịp quan trọng khác như cúng giao thừa, lễ Tết. Tuy nhiên, nếu bát hương quá đầy hoặc chân hương đã bị cháy nhiều và không còn đẹp mắt, bạn cũng có thể tỉa chân nhang vào các thời điểm khác trong năm để bàn thờ luôn gọn gàng, sạch sẽ.
Nên tỉa chân nhang vào lúc nào?
Theo các chuyên gia phong thủy, việc tỉa chân nhang không nên thực hiện quá thường xuyên mà chỉ nên làm khi thấy bát hương quá đầy. Thông thường, vào dịp cuối năm, khi làm bao sái bàn thờ (dọn dẹp bàn thờ), việc tỉa chân nhang sẽ diễn ra trước khi lau dọn các vật phẩm thờ cúng khác.
Để thực hiện nghi lễ tỉa chân nhang đúng cách, bạn cần chuẩn bị một số vật dụng và có thể thực hiện theo các bước sau:
Trước khi bắt đầu tỉa chân nhang, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Sau đó, gia chủ thắp hương và đọc văn khấn bao sái bàn thờ để xin phép tổ tiên và các vị thần linh. Lưu ý là chỉ khi hương/nhang cháy hết, bạn mới bắt đầu thực hiện các bước tiếp theo. Nếu bạn muốn tỉa chân nhang sau khi vừa tiễn ông Công ông Táo mà nhan vẫn còn, không cần thắp thêm mà chỉ cần khấn xin phép tỉa chân nhang là được.
Khấn xin phép tổ tiên và các vị thần linh
Bạn có thể tham khảo bài văn khấn tỉa chân nhang như sau:
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con xin tấu lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con xin tấu lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần.
Con xin tấu lạy Ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con xin tấu lạy các cụ tổ tiên nội - ngoại, chư vị tiên linh.
Tín chủ con là:………………
Trú tại:………………….
Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa được chu toàn nên để ám hương có chút bụi bẩn, có chút chưa được thanh tịnh, xanh yên.
Tín chủ con kính cáo với các chư vị gia tiên chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay, xin cho phép tín chủ chúng con được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm nhất, kính mong chư vị chứng giám và gia hộ.
Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho chúng con lau dọn được khang trang mỹ hảo cho hương án được an chính vị, cho phần âm được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Cho cung tài không động, cung lộc không hao xin chư vị gia tiên phù hộ.
Tín chủ con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành, nếu có bất cứ điều gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Đặt một tờ báo hoặc một tấm vải sạch ở gần bát hương để đựng chân nhang, đồng thời để hứng tàn nhang nếu có rơi xuống. Sau đó, một tay giữ bát hương cố định, tay còn lại nhẹ nhàng rút từng chân nhang ra khỏi bát hương. Trong quá trình tỉa, bạn cần cẩn thận để không làm rơi hoặc tung tóe tro tàn từ chân nhang. Cố gắng giữ bát hương bất động để không làm xê dịch vị trí của nó.
Tiến hành các bước tỉa chân nhang
Thông thường, sau khi tỉa xong, gia chủ sẽ để lại 3, 5, 7, 9 chân nhang trong bát hương (sẽ là số lẻ) vì đây là số lượng được coi là mang lại may mắn và tài lộc. Tuyệt đối không rút hết chân nhang từ bát hương ra vì điều này có thể mang lại vận xui cho gia đình trong năm mới.
Sau khi tỉa chân nhang xong, gia chủ tiến hành lau dọn bàn thờ. Dùng khăn sạch lau xung quanh bát hương, có thể làm ẩm khăn để lau sạch hơn. Nếu muốn tẩy uế và làm sạch sâu hơn thì bạn có thể dùng rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương để lau bát hương và các đồ thờ khác.
Sau khi tỉa chân nhang, bạn cần mang chúng ra một nơi sạch sẽ để hóa thành tro. Tro của chân nhang phải được thả ở những nơi thanh tịnh như sông, suối hoặc gốc cây, không nên bỏ vào thùng rác hay những nơi ô uế. Việc vứt chân nhang bừa bãi hoặc không hóa đi sẽ mang lại sự không may mắn, có thể tán tài tán lộc của gia đình trên phương diện tâm linh.
Xử lý chân nhang đã tỉa bằng cách đốt thành tro
Cuối cùng, sau khi đã hoàn thành các bước tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ, gia chủ thắp hương lại để kính báo gia tiên và các vị thần linh rằng công việc đã hoàn tất.
Một số lưu ý quan trọng khi tỉa chân nhang
Chúng ta vừa tìm hiểu các bước tỉa chân nhang mà bạn có thể áp dụng theo nếu muốn lau dọn bàn thờ. Sau đây là một số vấn đề liên quan mà bạn có thể tham khảo thêm:
Nhiều người lo ngại rằng việc xê dịch bát hương khi tỉa chân nhang sẽ làm mất lộc. Tuy nhiên, gia chủ hoàn toàn có thể di chuyển bát hương để lau dọn, miễn là sau khi dọn dẹp xong, bát hương được đặt lại đúng vị trí cũ. Điều quan trọng là không làm xê dịch bát hương quá nhiều hoặc làm thay đổi hướng của nó so với ban đầu.
Tùy vào điều kiện và nhu cầu của từng gia đình, bạn có thể tỉa chân nhang bất cứ lúc nào trong năm. Tuy nhiên, như đã đề cập, thời điểm thích hợp nhất vẫn là vào dịp cuối năm hoặc các ngày lễ cúng thần linh, tổ tiên như tết Nguyên đán, tết Trung thu hoặc lễ Vu Lan.
Thường thì sau khi thực hiện cách tỉa chân nhang, gia chủ sẽ để lại 3, 5, 7 hoặc 9 chân nhang trong bát hương. Số lượng chân nhang này tượng trưng cho các giá trị tâm linh như Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) hoặc ngũ phúc (ngũ phúc lâm môn). Việc để lại số lượng chân nhang lẻ không chỉ hợp phong thủy mà còn giúp gia đình gặp may mắn, tài lộc.
Trong Phật giáo và các nghi lễ thờ cúng, không phân biệt nam hay nữ trong việc tỉa chân nhang, miễn là người đó giữ vệ sinh sạch sẽ. Cả nam và nữ đều có thể thực hiện các nghi lễ thờ cúng, tỉa chân nhang như nhau.
Tỉa chân nhang không chỉ là một phần trong công việc dọn dẹp bàn thờ mà còn là một nghi lễ thể hiện sự tôn kính, tri ân đối với tổ tiên và các vị thần linh. Để thực hiện nghi lễ này đúng cách và tránh phạm phải các điều kiêng kỵ trong tâm linh, bạn cần nắm rõ các bước thực hiện và một số lưu ý nhỏ mà Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn vừa chia sẻ trong bài viết.
Hy vọng qua những nội dung trên, bạn đã nắm được cách tỉa chân nhang và áp dụng mỗi khi dọn dẹp bàn thờ tại nhà.
Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn là địa điểm uy tín để bạn sắm sửa các mặt hàng đồ dùng gia đình chất lượng, giá tốt để sử dụng. Hiện nay, Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn có nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn cho các đồ dùng như các thiết bị vệ sinh, ghế, kệ đa năng, thùng rác, thiết bị sấy, khử khuẩn,... thuộc nhiều thương hiệu khác nhau.
Các sản phẩm được bán với mức giá siêu ưu đãi cùng nhiều khuyến mãi cho quý khách thả ga mua sắm. Bạn hãy truy cập vào trang web dienmaycholon.com để tham khảo ngay những thiết bị phù hợp và trang bị cho gian bếp nhà mình để có thể vệ sinh nhà cửa dễ dàng, tiện lợi hơn nhé!
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.