Trở kháng là một trong những thông số quan trọng trong quá trình ghép nối loa với các thiết bị khuếch đại âm thanh khác. Vậy trở kháng là gì mà lại quan trọng đến thế? Cùng đọc tiếp bài viết của Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn để tìm hiểu thêm bạn nhé!
Trở kháng loa là gì
1. Trở kháng loa là gì? Khái niệm trở kháng mô tả sự cản trở dòng điện khi có hiệu điện thế đặt vào mạch điện. Trở kháng viết tắt là Z, đơn vị đo là Ohm (Ω). Đối với các sản phẩm âm thanh, trở kháng đóng vai trò quyết định xem các thiết bị có thích hợp để ghép nối với nhau hay không.
Loa Treo Bass 25cm Paramax X-1000 có mức trở kháng 8Ω
Trở kháng trong một thiết bị âm thanh là cố định. Nếu muốn thay đổi, người dùng phải thay đổi các linh kiện trong mạch điện.
2. Trở kháng của loa có ý nghĩa gì Hiện nay, các sản phẩm loa thường được trang bị trở kháng ở các cấp độ 2 Ohm, 4 Ohm, 6 Ohm, 8 Ohm, 16 Ohm,... Trở kháng của loa càng lớn biểu thị loa hoạt động càng ổn định, khả năng ghép nối với amply càng hiệu quả hơn. Trên thực tế, mức trở kháng không làm cho âm thanh trở nên hay hơn mà sự tương thích giữa trở kháng với các yếu tố khác trong thiết bị như màng loa, công suất loa,... mới là nhân tố nâng cấp chất lượng của dàn âm thanh.
Bộ Loa Thùng JBL Pasion 6-PAK có mức trở kháng 8Ω
>>> Xem thêm: Tại sao amply rò điện ra loa kêu xẹt xẹt? Xử lý như thế nào cho an toàn?
3. Lưu ý về trở kháng khi ghép nối loa với amply Nếu đã hiểu được trở kháng của loa là gì, thì chúng ta cũng nên biết rằng việc kết nối các thiết bị khuếch đại âm thanh với trở kháng không tương thích có thể khiến cho âm phát ra bị méo, vỡ, thậm chí là quá tải điện dẫn đến cháy, nổ. Vậy những lưu ý cần biết về trở kháng loa là gì khi tiến hành ghép nối? Cùng đọc tiếp nhé!
Ghép nối loa trở kháng thấp Loa có trở kháng thấp thông thường là những sản phẩm có trở kháng từ 2 Ohm đến 16 Ohm, được sử dụng vô cùng phổ biến trong đời sống của chúng ta. Những thiết bị trong dàn âm thanh gia đình, âm thanh tiệc cưới, hội nghị thường sẽ được xếp vào loại loa này. Khi ghép nối loa trở kháng thấp với amply, chúng ta cần lưu ý sao cho trở kháng vào của loa lớn hơn trở kháng ra của amply, công suất amply bằng hoặc lớn hơn công suất loa và khoảng cách giữa hai thiết bị nên ở trong phạm vi 10m.
Bộ Loa Thùng JBL MK12 với mức trở kháng 8Ω
Ghép nối loa trở kháng cao Các loại loa có trở kháng cao thường được sử dụng trong những hoạt động công cộng với phạm vi rộng lớn (như loa thông báo trên đường phố, ở các siêu thị, trường học,...). Đặc biệt, đối với loại loa này, chúng ta không cần quá quan tâm đến mức trở kháng của hai thiết bị mà chỉ cần ghép nối sao cho tổng công suất của loa không vượt quá công suất của amply là được.
Bộ Loa Thùng Jamo S808 SUB Walnut với mức trở kháng 8Ω
4. Tổng kết Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn vừa gửi đến bạn những thông tin xoay quanh vấn đề trở kháng loa là gì. Trong quá trình ghép nối loa với amply , nếu mức trở kháng của loa nhỏ hơn trở kháng của amply thì có thể xảy ra tình trạng quá tải và cháy nổ, vì vậy chúng ta cũng nên lưu ý vấn đề này.
Hy vọng nội dung bài viết sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình sử dụng và kết nối các thiết bị điện tử tại nhà sao cho hiệu quả. Để khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích và mẹo hay trong đời sống, cùng ghé thăm chuyên mục Kinh nghiệm mua sắm ngay nhé!
>>> Xem thêm: Cách đấu loa vào amply siêu dễ ai cũng làm được