Khi chọn mua một thiết bị âm thanh, đặc biệt là loa, có thể bạn sẽ nhìn thấy thông số RMS trong phần thông tin của sản phẩm. Vậy công suất RMS là gì và có ý nghĩa gì trong quá trình hoạt động của các thiết bị điện tử? Cùng Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu về khái niệm này ngay nhé!
Công suất RMS là gì
1. Công suất RMS là gì?
Công suất RMS (Root Mean Square) là thông số thường thấy trên thiết bị âm thanh như loa, amply,... Đây là thuật ngữ dùng để biểu thị công suất liên tục mà bộ khuếch đại có thể xử lý để phát ra âm thanh một cách ổn định trong thời gian dài.
Ví dụ: Một chiếc loa có công suất RMS 30W nghĩa là loa này có thể thoải mái trình phát tín hiệu âm thanh 30W trong vài giờ mà âm thanh vẫn hay, ổn định, không bị méo tiếng.
2. Sự khác biệt giữa công suất cực đại và công suất RMS là gì?
Khi chọn mua một thiết bị âm thanh, bạn có thể sẽ bắt gặp các thông số về công suất cực đại và công suất RMS. Vậy sự khác nhau giữa hai loại khái niệm này là gì? Nói một cách đơn giản, RMS là công suất âm thanh mà thiết bị có thể tạo ra trong thời gian dài và có tính ổn định. Trong khi đó, công suất cực đại (Peak Power) là thước đo lượng công suất tối đa mà thiết bị có thể cung cấp trong thời gian ngắn. Nếu tín hiệu được phát ra ở mức công suất cực đại trong thời gian dài, âm thanh có thể bị méo mó và kém chất lượng.
Phân biệt công suất RMS và công suất cực đại
Mặc dù công suất cực đại thường được các nhà sản xuất tập trung quảng bá nhiều hơn, nhưng thực chất giá trị RMS mới là thông số biểu bị khả năng tạo ra chất lượng âm thanh ổn định đối với các thiết bị.
3. Ý nghĩa của công suất RMS
Công suất RMS góp phần biểu thị chất lượng và độ bền bỉ của các thiết bị âm thanh. Ví dụ: Khi so sánh giữa loa 1 (có công suất tối đa 600W và RMS 350W) và loa 2 (có công suất tối đa 800W và RMS 300W) thì ta có thể kết luận rằng loa 1 sẽ cho chất lượng trình phát tốt hơn và ổn định hơn loa 2.
Loại kết nối có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng sản phẩm sau này. Một số kiểu kết nối thông dụng của các dòng loa là:
- Kết nối có dây – Sử dụng dây để kết nối thiết bị khác với loa.
- Kết nối không dây – Sử dụng mạng WiFi hoặc Bluetooth để kết nối loa với thiết bị khác.
Kiểu kết nối hầu như không làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh phát ra từ loa. Tuy nhiên, chúng cũng sẽ có những ưu nhược điểm riêng biệt. Ví dụ, kết nối có dây có ưu điểm là khả năng loại bỏ nhiễu và tránh các sự cố làm gián đoạn việc kết nối nhưng cần dây cáp rườm rà. Kết nối không dây tạo sự thuận tiện hơn vì không cần dây cáp nhưng có thể bị giới hạn phạm vi ghép đôi và có khả năng bị nhiễu sóng.
Diện tích không gian bày trí
Việc dựa vào diện tích căn phòng sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn và xác định được loại loa, phương thức kế nối và công suất RMS là gì để mang đến âm thanh đủ mạnh mẽ và không gây chói tai khi nghe.
Chọn công suất loa phù hợp với diện tích căn phòng
Ví dụ, căn phòng của bạn có diện tích khoảng 20m2 thì nên mua những dòng loa có công suất từ 100W đến 150W; nếu diện tích từ 20m2 đến 30m2 thì nên chọn loa có công suất từ 150W đến 200W là hợp lý.
5. Tổng kết
Hy vọng với những thông tin Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn vừa cung cấp, bạn đã hiểu rõ hơn về công suất RMS là gì và có thể phân biệt được RMS với công suất cực đại của loa, đồng thời có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn những thiết bị điện tử phù hợp cho dàn âm thanh chất lượng trong gia đình.
Cùng ghé thăm chuyên mục Kinh nghiệm mua sắm để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích và những mẹo hay trong đời sống bạn nhé!