Nồi cơm điện từ lâu đã trở thành một thiết bị gia dụng không thể thiếu trong gia đình. Không chỉ dùng để nấu cơm, sản phẩm còn được dùng để chế biến các món ăn khác như nấu cháo, nấu canh, hầm xương,...Tuy đã khá quen thuộc với bản thân, thế nhưng có bao giờ bạn tự hỏi có bao nhiêu công nghệ nồi cơm điện và nguyên lý hoạt động ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị gia dụng quen thuộc này.
Công nghệ Fuzzy Logic
Công nghệ Fuzzy Logic hay còn được gọi với một cái tên thông dụng khác là "công nghệ kiểm soát nhiệt độ". Công nghệ nồi cơm điện này có khả năng cảm ứng, điều chỉnh và cảnh báo mức độ sai số của thiết bị điện tử.
Nồi cơm điện Panasonic, Hitachi, Philips,… thường áp dụng công nghệ Fuzzy Logic.
Với công nghệ này, nồi cơm điện sẽ có khả năng tự động điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với số lượng gạo và nước. Khi gạo nấu thành cơm, phần nước dư thừa do bạn lỡ tay cho quá nhiều sẽ được lấy đi. Vì thế, cơm sẽ nở đều và thơm ngon hơn, không quá khô hoặc bị nhão. Sau đó, thiết bị sẽ chuyển sang quy trình hấp nóng, giúp cơm luôn được ủ ấm nhiều giờ liên tục.
Chúng ta có thể "bắt gặp" công nghệ Fuzzy Logic tại những sản phẩm nồi cơm điện tầm trung và cao cấp. Có thể kể đến một số thương hiệu quen thuộc tích hợp công nghệ hiện đại này như Panasonic, Hitachi, Philips,...Không chỉ được trang bị trên các sản phẩm nồi cơm điện, Fuzzy Logic còn được áp dụng trong các thiết bị điện lạnh và gia dụng khác bởi tính năng ưu việt của mình.
Công nghệ Induction Heating (IH)
Công nghệ Induction Heating (IH) hay còn được gọi là công nghệ đốt nóng trong, được sử dụng nhiều ở các sản phẩm nồi cơm điện cao tần. Với công nghệ này, việc đốt nóng sẽ không truyền nhiệt từ mâm nhiệt như những nồi cơm điện thông thường mà sẽ được sinh ra ngay trong lồng nồi nấu cơm.
Công nghệ Induction Heating (IH) hay còn được gọi là công nghệ đốt nóng trong.
Quá trình đốt nóng này không tiếp xúc trực tiếp mà chỉ thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ. Từ đó ít hao phí nhiệt năng trong quá trình hoạt động, tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ.
Trong khi nấu, nồi cơm điện sẽ giữ ở mức nhiệt độ cao nhưng ổn định và liên tục. Đến quá trình nấu cuối cùng, nhiệt độ được đẩy lên cao nhất làm ráo nước nhanh chóng chỉ trong vài ba phút. Quá trình này vừa giúp tiết kiệm điện năng, cơm lại chín ngon, hạt gạo mềm không nát vì ngâm lâu trong nước.
Công nghệ Inverter
Công nghệ này dường đã quá quen thuộc với người tiêu dùng khi bắt gặp khá nhiều trên các sản phẩm điện lạnh. Nó còn được gọi với các tên khác là công nghệ biến tần. Công nghệ Inverter sẽ có khả năng kiểm soát được công suất hoạt động của thiết bị. Từ đó giảm thiểu hao phí điện năng đáng kể, sản phẩm hoạt động êm ái hơn.
Công nghệ Inverter giúp tiết kiệm điện năng tối đa.
Nồi cơm điện trang bị công nghệ này sẽ tự động điều chỉnh mức nhiệt độ thích hợp cho từng quá trình ngâm, nấu và hâm nóng. Cơm nấu ra sẽ còn nguyên vẹn nguyên hạt, không bị vỡ nát, thơm dẻo hơn. Bữa ăn của gia đình bạn sẽ thêm phần ngon miệng mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức chuẩn bị.