Cà phê là thức uống phổ biến “vượt biên giới” và từng vùng sẽ có cách pha chế riêng mang đậm nét văn hóa ở khu vực đó. Cùng Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu 5 cách pha cà phê trên thế giới qua vài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!
Tìm hiểu 5 cách pha cà phê phổ biến trên thế giới
Người sành cà phê và có kinh nghiệm uống cà phê lâu năm thường dành một sự ưu ái với cách pha cà phê nấu sôi của người Thổ Nhĩ Kỳ bởi phương pháp này sẽ mang lại ly cà phê nóng, đậm đà và hậu vị đọng lại rất lâu dù chỉ uống một ngụm nhỏ. Dưới đây là cách pha cà phê theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ:
Cà phê đựng trong Ibrik và đun sôi
- Cho lượng nước phù hợp vào chiếc Ibrik (bình nhỏ có cán dài) sau đó đun sôi liu riu.
- Cho cà phê xay mịn và thêm đường theo ý thích vào bình và khuấy đều.
- Đặt Ibrik lên trên bếp đun, đun sôi với lửa nhỏ để cho cà phê tạo bọt. Khi bọt nổi lên và gần trào, bạn nhấc bình ra ngoài rồi khuấy cà phê cho bọt tan hết.
- Tiếp tục đặt bình lên bếp để nấu cho sôi thêm một lần nữa rồi rót cả cà phê và bã ra tách.
Phong cách pha cà phê Thổ Nhĩ Kỳ tập trung vào sự tinh tế và trải nghiệm cảm giác thưởng thức cà phê nên rất phù hợp với những người thích vị cà phê đậm đặc, nguyên bản.
>>Xem thêm: 12 cách pha cà phê ngon mà “Coffeeholic” không nên bỏ qua
Cà phê kiểu ngâm là phương pháp tồn tại từ đầu thế kỷ 20 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Để pha cà phê theo cách này, người dùng cần một chiếc bình có thể đậy kín, thường được làm bằng thủy tinh. Sử dụng bộ lọc để giữ bột cà phê ở đáy bình, sau đó thêm nước sôi vào và đậy kín.
Cà phê kiểu ngâm đã tồn tại từ đầu thế kỉ 20 ở Thổ Nhĩ Kỳ
Phương pháp này tạo ra một cách pha cà phê ngâm độc đáo, với hương vị đặc trưng của cà phê Thổ Nhĩ Kỳ. Các chuyên gia thường ưa thích cách pha này để đánh giá chất lượng cà phê.
Cà phê phin là một cách pha cà phê truyền thống của Việt Nam, sử dụng một loại bộ lọc đặc biệt gọi là "phin". Phin cà phê có cấu tạo đơn giản, gồm có một miếng nắp, một cốc lọc và một đế được đục lỗ để đặt lên ly và cho cà phê chảy xuống.
Cà phê pha phin truyền thống của người Việt Nam
Cách pha cà phê phin tương đối đơn giản, bạn cho cà phê đã rang xay vào phin, dùng nắp chặn ép cà phê, sau đó đổ nước sôi vào và để cà phê chảy xuống ly. Quá trình này tạo ra một cốc cà phê có hương vị đặc trưng, đậm đà và thơm ngon.
3 cách thông dụng để thưởng thức cà phê là:
- Uống nguyên chất hoặc chỉ thêm đá
- Thêm đường, đá để tạo thành món đen đá
- Thêm sữa đặc, đá để tạo thành cà phê sữa đá (nâu đá)
Phương pháp pha cà phê sử dụng phin áp suất xuất hiện từ giữa những năm 1800 do cách đun sôi cà phê trực tiếp với nhiệt khiến cà phê không còn giữ được mùi vị đặc trưng. Hầu hết các cách pha cà phê trên thế giới có sử dụng áp suất được gọi là “Vacuum coffee maker”, những phương pháp hoặc thiết bị nổi bật có thể kể đến là bình Syphon (hoặc Siphon), Moka Pot,...
Bình Syphon có thiết kế hai bình thủy tinh được nối với nhau, ở trên chứa cà phê và ở dưới chứa nước. Khi đun nóng nước ở bình dưới dùng, hơi nước nóng bị áp suất dâng lên khoang trên, cà phê ở khoang trên lúc này sẽ ngấm vào hơi nước và chảy lại xuống khoang dưới khi nhiệt độ giảm xuống. Đợi cho tất cả cà phê chảy xuống hết khoang dưới, bạn có thể rót cà phê ra và thưởng thức.
Cách pha cà phê bằng bình Syphon
Phương pháp này mang đến cho người dùng một trải nghiệm thỏa mãn thị giác và khứu giác khi được xem quá trình chiết xuất cà phê vô cùng tinh tế đồng thời ngửi thấy hương thơm ngất ngây từ cà phê. Cuối cùng là thỏa mãn vị giác qua từng ngụm cà phê đậm đà với mùi vị được giữ lại trọn vẹn.
>>Xem thêm: Gợi ý các mẫu máy pha cà phê dưới 10 triệu nên mua
Nếu Syphon mang đến trải nghiệm kích thích các giác quan khi pha cà phê, thì Moka Pot - ấm pha cà phê của Ý mang lại sự tiện lợi và được dùng phổ biến hơn để pha cà phê tại nhà hoặc đi cắm trại. Moka Pot có cấu tạo gần giống với bình Cona nhưng được làm từ chất liệu bền bỉ hơn như đồng thau, nhôm, thép không gỉ,... và có thể nấu được trên nhiều loại bếp. Theo thứ tự từ trên xuống dưới, Moka Pot gồm những bộ phận như:
Moka Pot là vật dụng pha cà phê truyền thống của người Ý
- Phần đầu (còi): Nơi cà phê pha xong được dẫn lên và chảy ra ngoài. Phần này thường có một vòi dẫn và tay cầm, trên cùng là nắp ấm.
- Tấm lọc (Phin cà phê): Nằm ở phần đáy của phần đầu, có vai trò ngăn không cho bã cà phê và các hạt nhỏ từ bột cà phê lọt vào cà phê đã pha.
- Ron cao su: Nằm ở phần nối giữa phần thân và phần đầu, giúp kín khí và tạo áp suất cho ấm.
- Phễu đựng cà phê: Nơi bạn đặt bột cà phê. Hơi nước nóng bốc lên sẽ tạo áp suất đẩy nước qua phễu lọc và lên phần đầu.
- Phần thân (bình chứa nước): Nơi chứa nước để pha cà phê. Một số mẫu ấm đặc biệt như Mukka và Brikka được trang bị thêm van tăng áp suất khi pha cà phê, giúp cà phê có độ đậm đặc và hương vị thơm ngon đặc trưng hơn.
Thực tế, cách pha cà phê bằng máy Espresso có nguyên lý hoạt động bằng áp suất tương tự như Syphon và Moka Pot, tuy nhiên, tốc độ để tạo ra ly cà phê là điểm khác biệt giữa Espresso và 2 cách pha trên.
Máy pha cà phê Espresso Delonghi
Espresso là thuật ngữ chỉ một phương pháp pha cà phê trong thời gian ngắn trong khoảng 25 - 30 giây bằng cách sử dụng thiết bị có nhiệt độ và áp suất nước cao để tạo ra lượng nhỏ cà phê nguyên chất. Sau này, Espresso đã trở thành tên gọi cho món thức uống được pha chế bằng cách này.
Để pha chế Espresso, cần sử dụng máy pha cà phê Espresso chuyên dụng, có khả năng tạo ra áp suất cao (9 đến 10 atmosphere) và kiểm soát nhiệt độ chính xác. Ngoài ra, do chỉ sử dụng hơi nước nên cà phê Espresso có vị đậm đặc hơn nhiều lần so với cà phê thông thường.
>>Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy pha cà phê
Kết: Vừa rồi, Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn đã cùng bạn đọc tìm hiểu 5 cách pha cà phê phổ biến trên thế giới. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm một vài thông tin bổ ích về cách pha cà phê và các dụng cụ pha cà phê phổ biến trên thế giới.
Tham khảo một số mẫu máy pha cà phê tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn:
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.