Việc điện thoại Android như OPPO Reno8 T 5G 128GB không phản hồi hoặc bị đơ là vấn đề có thể xảy ra với bất kỳ máy Android nào. Vì vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục là rất quan trọng. Trong bài viết này, Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ mách cho bạn những tác nhân chính và cách khắc phục tình trạng này một cách đơn giản.
Vấn đề không phản hồi trên điện thoại Android
Nguyên nhân khiến điện thoại Android không phản hồi là do quá nhiều ứng dụng đang chạy cùng một lúc. Khi bạn sử dụng nhiều ứng dụng cùng lúc trên máy của mình, khiến hệ thống bị quá tải và không thể xử lý tất cả các tác vụ một cách hiệu quả. Điều này có thể gây ra tình trạng bị giật lag hoặc thậm chí là bị đơ.
Chạy nhiều ứng dụng làm điện thoại Android không phản hồi
Nguyên nhân thứ hai làm điện thoại Android không phản hồi có thể do bộ nhớ trong trên điện thoại bị đầy. Nếu bị quá tải, hệ thống sẽ không có đủ không gian để lưu trữ các tệp và dữ liệu mới. Điều này sẽ làm cho điện thoại chậm chạp hoặc bị treo.
Bộ nhớ trong bị đầy là tác nhân làm điện thoại Android không phản hồi
Về phần cứng: Thiết bị Android của bạn không phản hồi có thể là nguyên nhân lỗi phần cứng, chẳng hạn như màn hình cảm ứng bị hỏng, pin bị chai hoặc các vấn đề khác,...
Về phần mềm: Điện thoại Android có nhiều ứng dụng mặc định được cài sẵn và hệ điều hành khá phức tạp, nếu có bất kỳ lỗi phần mềm nào, sẽ gây ra tình trạng bị treo máy. Đó cũng là nguyên nhân chính làm cho thiết bị của bạn bị chậm, không phản hồi.
Phần cứng hoặc phần mềm có thể là tác nhân chính
Việc khởi động lại điện thoại Android là một trong những cách đơn giản để khắc phục tình trạng không phản hồi. Bạn chỉ cần giữ nút nguồn trong khoảng vài giây cho đến khi thiết bị tắt nguồn hoàn toàn. Sau đó hãy kiểm tra lại vấn đề đã được giải quyết chưa.
Restart lại máy trên điện thoại Samsung
Ngoài ra, khởi động lại máy của bạn sẽ giúp giải phóng tài nguyên và bộ nhớ. Tối ưu hóa hệ thống hoạt động một cách tốt hơn.
Xóa bớt các tệp không cần thiết: Nếu điện thoại của bạn đã quá tải dung lượng bộ nhớ trong, nó có thể dẫn đến tình trạng không phản hồi. Vì vậy, hãy kiểm tra dung lượng của thiết bị và xóa bớt các ứng dụng hoặc tập tin không cần thiết.
Nếu máy của bạn vẫn không hoạt động sau khi làm điều này, hãy tiến hành các bước khác.
Giải phóng ứng dụng không sử dụng: Nếu bạn không sử dụng một ứng dụng nào đó thường xuyên, bạn nên đóng ứng dụng đó lại để giải phóng không gian RAM bằng cách vào đa nhiệm của điện thoại và tắt nó đi, tùy theo các dòng smartphone Android sẽ có các cách vào đa nhiệm khác nhau.
Xóa các ứng dụng không cần thiết trên thiết bị Android
Di chuyển dữ liệu sang thẻ nhớ ngoài: Nếu điện thoại của bạn được hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ, bạn có thể chuyển dữ liệu sang thẻ nhớ để giảm bớt không gian bộ nhớ trong.
Kiểm tra phần cứng: Các lỗi phần cứng trên máy như màn hình cảm ứng không hoạt động, lỗi kết nối Wifi hoặc Bluetooth và pin yếu đều gây ra tình trạng không phản hồi trên điện thoại Android.
Để kiểm tra phần cứng nhanh, bạn có thể sử dụng phần mềm chuẩn đoán trên CHplay như: TestM, Test Your Android Hardware, Test My Device, Dead Pixels Test and Fix,...
Test M là ứng dụng kiểm tra toàn diện máy Android
Đối với phần mềm: Nguyên nhân của việc không phản hồi trên điện thoại Android như điện thoại OPPO hoặc Samsung, Realme,... là do phần mềm bị lỗi, ứng dụng không đáng tin cậy hoặc chưa được cập nhật,... Khi máy của bạn khởi động lại hoặc bị treo thường xuyên sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng của bạn.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số cách sau đây:
- Gỡ bỏ các ứng dụng: Nếu các ứng dụng của bạn xung đột với nhau, hãy thử gỡ bỏ một số ứng dụng để xem liệu có giảm đi hay không.
- Cập nhật lại phiên bản mới hệ điều hành: Nếu tình trạng này xảy ra sau khi bạn cập nhật phiên bản mới của hệ thống Android, hãy cập nhật lại hệ điều hành.
- Gỡ cài đặt phần mềm độc hại: Đôi khi người dùng cài đặt các ứng dụng không đúng cách hoặc tải xuống các ứng dụng không đáng tin cậy từ các nguồn không chính thức, điện thoại Android sẽ gặp phải lỗi phần mềm.
Nếu bạn nghi ngờ ứng dụng nào có chứa mã độc hoặc virus gây ra sự cố cho thiết bị hãy gỡ bỏ ngay lập tức.
Cài đặt ứng dụng “lậu” có thể bị virus
Khôi phục cài đặt gốc (Factory reset) là một cách giúp xóa toàn bộ dữ liệu, ứng dụng và cài đặt trên điện thoại Android, sau đó máy sẽ về lại thiết lập ban đầu như lúc mới mua. Điều này có thể giúp khắc phục các sự cố phần mềm trên máy Android.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện khôi phục cài đặt gốc, bạn nên sao lưu dữ liệu quan trọng trên điện thoại của mình. Sau khi khôi phục cài đặt gốc, toàn bộ dữ liệu, ứng dụng của bạn sẽ bị xóa và không thể khôi phục được.
Factory reset là chế độ xóa toàn bộ dữ liệu trên máy
Để thực hiện khôi phục cài đặt gốc trên điện thoại Android thì bạn có thể làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Vào cài đặt (Settings) trên thiết bị của bạn.
Bước 2: Tìm và chọn mục "Backup and Reset" hoặc "System" (tùy thuộc vào phiên bản Android của bạn).
Bước 3: Chọn "Factory data reset" hoặc "Reset phone".
Bước 4: Xác nhận lựa chọn của bạn và đợi cho quá trình khôi phục cài đặt gốc hoàn tất.
Các bước khôi phục cài đặt gốc trên máy Android
Sau khi quá trình khôi phục cài đặt gốc hoàn tất, máy bạn sẽ khởi động lại và trở về trạng thái ban đầu như lúc mới mua, từ đây bạn có thể sử dụng lại bình thường.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết được nguyên nhân khiến điện thoại di động Android không phản hồi và cách khắc phục tình trạng đơn giản. Để tránh các lỗi không mong muốn trong quá trình sử dụng, bạn nên mua smartphone Android tại các cơ sở uy tín, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng như Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn.
Bài viết này có giúp ích cho bạn không?
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.