0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

KOC là gì? KOC khác gì KOL? Lựa chọn nào tốt nhất?

243
 

Các doanh nghiệp ngày càng sẵn sàng chi mạnh tay cho KOC thể thực hiện các chiến dịch marketing. Vậy KOC là gì? Cần làm gì để trở thành KOC? Làm thế nào để lựa chọn được KOC tốt nhất? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!

1. KOC là gì?

KOC là viết tắt của từ Key Opinion Consumer, có nghĩa là người tiêu dùng chủ chốt. Hiểu một cách đơn giản, KOC là người tiêu dùng nhưng có tầm ảnh hưởng lớn hơn trong thị trường. Họ là người trực tiếp sử dụng sản phẩm và trải nghiệm dịch vụ để đưa ra đánh giá khách quan, từ đó tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

2. Những tố chất cần có của một KOC hiện nay

KOC đang là một trong những ngành nghề cực “hot” với mức thu nhập ổn định nhưng cần sở hữu các tố chất sau:

2.1. Hiểu rõ thế mạnh của bản thân

Để thành công trong ngành nghề này, KOC cần hiểu rõ thế mạnh của bản thân và thực sự nổi bật trong một lĩnh vực nào đó, từ đó tạo nên sự khác biệt so với những người khác. Nếu mọi thứ chỉ dừng ở mức chia sẻ chung chung thì bạn sẽ trở nên nhạt nhòa, đồng thời không mang lại giá trị và lợi ích mà người tiêu dùng mong muốn.

2.2. Xác định tệp khách hàng

Bạn cần xác định rõ ràng về tệp khách hàng mà mình muốn hướng đến với các đặc điểm như giới tính, độ tuổi, sở thích, thu nhập, thói quen,... Từ đó, cố gắng trau dồi kiến thức và bổ sung những kỹ năng cần thiết để thuyết phục tệp khách hàng mục tiêu tin tưởng mình.

Những tố chất cần có của một KOCKOC cần xác định tệp khách hàng mục tiêu để thuyết phục họ tin tưởng mình.

2.3. Đầu tư cho bản thân

Việc đầu tư cho bản thân ngày một tốt hơn về cả ngoại hình lẫn năng lực sẽ giúp tăng mức độ tin cậy cho hình ảnh của bạn trong mắt khách hàng. Cụ thể, bạn cần cố gắng học hỏi kiến thức và phát triển các kỹ năng quan trọng của một KOC như giao tiếp, thương lượng, đàm phán, thuyết phục, nắm bắt tâm lý khách hàng,...

2.4. Mở rộng mối quan hệ với nhãn hàng hoặc công ty agency

Các KOC sẽ làm việc trực tiếp với nhãn hàng hoặc công ty agency nên việc mở rộng mối quan hệ với họ sẽ giúp mang về nhiều hợp đồng “khủng”. Nhờ những mối quan hệ này, bạn sẽ nhận được các lời mời hợp tác, được tài trợ, trả phí sử dụng thử sản phẩm hoặc trải nghiệm dịch vụ, sau đó đánh giá và quảng cáo trên trang cá nhân của mình. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí, gia tăng thu nhập mà còn tăng độ tin cậy và uy tín của bản thân trong mắt người tiêu dùng cũng như các thương hiệu khác.

Mở rộng mối quan hệ với nhãn hàng hoặc công ty agencyKOC cần mở rộng mối quan hệ để tăng cơ hội hợp tác với các nhãn hàng.

3. Đánh giá hiệu quả của KOC như thế nào?

Để đánh giá hiệu quả làm việc của KOC, bạn cần dựa vào các yếu tố quan trọng sau đây:

  • Độ tin cậy: Đây là yếu tố quan trọng nhất giúp nhãn hàng đánh giá mức độ phù hợp, đo lường và dự đoán tỷ lệ thành công khi lựa chọn KOC cho chiến lược kinh doanh sắp tới.

  • Hiệu suất: Thông qua các chỉ số về hiệu suất marketing, bạn có thể đo lường được hiệu quả bán hàng từ nội dung mà KOC chia sẻ tới khách hàng. Nội dung càng lôi cuốn, độc đáo, sáng tạo và đáng tin thì hiệu suất càng cao.

  • Mức tăng trưởng: Các doanh nghiệp có thể dựa vào các chỉ số tăng trưởng trên kênh của KOC như số lượng, quy mô, tệp người xem, bình luận,... để lựa chọn được KOC phù hợp.

4. So sánh điểm khác biệt giữa KOC và KOL

Mặc dù đều có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực quảng cáo - truyền thông những KOC và KOL có những điểm khác biệt mà bạn cần nắm rõ. Vậy KOC khác gì KOL? Dưới đây là bảng so sánh giúp bạn dễ dàng phân biệt:

Cách phân biệt

KOC

KOL

Khái niệm

Người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ rồi chia sẻ đánh giá của mình trên các nền tảng truyền thông xã hội, từ đó có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người khác.

Những cá nhân, tổ chức là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, sử dụng kiến thức chuyên môn để đánh giá về sản phẩm/ dịch vụ, từ đó tác động đến hành vi mua sắm của công chúng.

Ví dụ

Kiên Review, Võ Hà Linh, Hằng Du Mục,...

Thái Vân Linh, Phạm Thanh Hưng, Trinh Phạm,...

Độ phổ biến

Lượt theo dõi từ 1.000 đến vài triệu người, độ phủ thấp, chỉ trong phạm vi/ lĩnh vực nhất định.

Lượt theo dõi cao, độ phủ rộng, được nhiều người biết đến.

 

Chức năng

Sử dụng sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ rồi đưa ra đánh giá để tập trung cho hoạt động bán hàng, tác động đến quyết định mua sắm của người theo dõi.

Quảng bá sản phẩm/ dịch vụ theo quy mô lớn, phù hợp với các thương hiệu muốn tăng độ phủ nhanh.

 

Tính chuyên môn

Không cần sở hữu kiến thức quá sâu rộng vì chỉ đưa ra đánh giá dựa trên quá trình sử dụng sản phẩm và trải nghiệm dịch vụ.

Bắt buộc phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng để tạo niềm tin và thuyết phục người dùng.

Tính chủ động

Chủ động lựa chọn thương hiệu, tìm kiếm và liên hệ nhãn hàng để sử dụng sản phẩm/ dịch vụ rồi đưa ra đánh giá khách quan dựa trên cảm nhận riêng.

Các thương hiệu/ nhãn hàng chủ động liên hệ, gửi lời mời hợp tác sau đó cung cấp mức thu nhập tương đương.

 

Độ uy tín

Có độ tin cậy cao vì không đi theo kịch bản có sẵn, đưa ra đánh giá dựa vào trải nghiệm cá nhân và không phụ thuộc nhiều vào yếu tố quảng cáo.

Độ tin cậy chưa cao vì hai bên làm việc thông qua kịch bản có sẵn khiến người theo dõi không quá tin tưởng.

 

So sánh điểm khác biệt giữa KOC và KOLKOC thuyết phục khách hàng bằng trải nghiệm thực tế còn KOL dựa vào kiến thức chuyên môn.

5. Vì sao xu hướng sử dụng KOC cho chiến dịch Marketing ngày càng mạnh mẽ?

Sau khi nắm rõ KOC là nghề gì, chắc hẳn bạn cũng biết vai trò của nó trong kinh doanh hiện nay. Sở dĩ các chiến dịch Marketing ngày càng nên có sự tham gia của KOC bởi:

  • Có tính xác thực cao: Các KOC thường đưa ra đánh giá chân thực và khách quan nên nhận được sự tin tưởng, từ đó tác động tích cực đến quyết định mua sắm của người theo dõi. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt nhu cầu tiêu dùng và cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ ngày một tốt hơn.

  • Tiết kiệm chi phí: So với KOL, khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả khi làm việc với KOC sẽ thấp hơn, từ đó giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Thông thường, các nhãn hàng sẽ thanh toán phí cho KOC dựa trên mức độ tương tác hoặc trả hoa hồng trên các đơn hàng thành công.

  • Tăng doanh thu: Những bài đánh giá của KOC trên các nền tảng mạng xã hội sẽ mang đến cái nhìn khách quan hơn cho người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy quyết định mua sắm và tăng doanh thu hiệu quả cho doanh nghiệp.

6. Một số câu hỏi thường gặp về KOC

Ngoài thắc mắc KOC là gì, dưới đây là một vài vấn đề liên quan đến ngành nghề này mà bạn cần nắm rõ:

6.1. KOC phổ biến trên các nền tảng nào?

KOC có thể chia sẻ kinh nghiệm cũng như đánh giá sản phẩm/ dịch vụ thông qua nhiều nền tảng mạng xã hội và kênh truyền thông phổ biến như Facebook, TikTok, Youtube, Instagram, Shopee,...

6.2. Cách thức kiếm tiền của KOC là gì?

KOC có thể kiếm tiền thông qua việc đánh giá chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, chia sẻ kinh nghiệm, làm mẫu ảnh, tiếp thị liên kết, quảng cáo bằng các video,...

6.3. Chi phí booking KOC nhiều hay ít?

Chi phí phải trả sẽ phụ thuộc vào tầm ảnh hưởng cũng như cách thức hoạt động của KOC. Hiện nay, các doanh nghiệp có thể trả phí cho KOC hoặc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ miễn phí để nhận được các chia sẻ tích cực về quá trình trải nghiệm.

6.4. Là KOLs có thể kiếm tiền như KOC được không?

KOL hoàn toàn có thể kiếm tiền như KOC thông qua việc trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ rồi đưa ra đánh giá khách quan, không chịu sự chi phối theo kịch bản của các nhãn hàng thì sẽ nhanh chóng tạo được niềm tin trong mắt khách hàng.

So sánh điểm khác biệt giữa KOC và KOLKOL hoàn toàn có thể trải nghiệm thực tế để đưa ra đánh giá khách quan và kiếm tiền như một KOC.

Với giải đáp KOC là gì, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về nghề nghiệp này cũng như vai trò quan trọng của nó trong chiến dịch marketing hiện nay. Đồng thời, sự khác biệt giữa KOC và KOL cũng sẽ giúp nhãn hàng lựa chọn được giải pháp phù hợp cho mục đích marketing sắp tới của mình. 

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn mua sắm nội thất, đồ điện tử chính hãng  

Với nhiều năm phát triển trong ngành bán lẻ đồ gia dụng, nội thất, điện tử,... chính hãng, Điện Máy Chợ Lớn tự hào mang đến cho khách hàng vô vàn sản phẩm chất lượng. Nổi bật trong đó có các thiết bị điện tử đều thuộc các ông lớn như Apple, SamSung, Xiaomi, Oppo,... Hơn nữa, khách hàng còn có cơ hội trải nghiệm những sản phẩm này với mức giá vô cùng phải chăng, cam kết rẻ nhất thị trường, hoàn tiền chênh lệch nếu có nơi khác rẻ hơn. Bên cạnh đó, Điện Máy Chợ Lớn còn tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi lớn, tặng voucher giảm giá kịch sàn cùng nhiều quà tặng hấp dẫn. 

Khách hàng cũng không cần lo lắng về mức chi phí phải trả cho một lần mua hàng bởi chính sách trả góp 0% lãi suất, trả trước 0 đồng qua các công ty tài chính uy tín. 

>> Còn chần chờ gì nữa mà không đến ngay Điện Máy Chợ Lớn gần nhất để trải nghiệm mua sắm ngay!

Trả góp 0%
Galaxy A15 (8GB+128GB)
68-icon-DI ĐỘNG

Samsung Galaxy A15 (8GB+128GB)

6.5" Full HD+
Gọi 19002628 để được giảm thêm
Rẻ hơn: 4.490.000 đ
4.990.000đ -10%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Đánh giá 4/5 (1)
Trả góp 0%
Galaxy A05 (4GB+128GB)
icon-DIDONG
68-icon-DI ĐỘNG

Samsung Galaxy A05 (4GB+128GB)

6.7" HD+
  • 4GB+128GB
  • 6GB+128GB
2.590.000 đ
3.090.000đ -16%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Apple iPhone 15 Pro Max 256GB

  • 256GB
  • 512GB
  • 1TB
28.490.000 đ
34.990.000đ -19%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Nokia C20 16GB

  • 16GB
  • 32GB
Siêu khuyến mãi
1.099.000 đ
2.290.000đ -52%

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Từ khóa

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app
app_storeapp_store