Hướng dẫn nấu cơm bằng bếp từ thơm ngon đơn giản tại nhà
4,283Tác giả: Diệu Linh8706
Nấu cơm bằng bếp từ mà không cần sử dụng nồi cơm điện, bạn đã từng thử cách này chưa? Để cơm nấu trên bếp từ được dẻo và ngon, mà không bị nhão thì làm thế nào? Hôm nay, Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ hướng dẫn bạn cách nấu cơm bằng bếp từ đơn giản tại nhà qua bài viết sau.
Nấu cơm bằng bếp từ
1. Nguyên lý hoạt động của bếp từ
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi bếp từ hoạt động, cuộn dây đồng trong vòng từ tạo ra đường dẫn điện và tạo ra từ trường. Khi bạn đặt nồi nấu lên mặt kính, từ trường này tác động lên đáy nồi làm chuyển động các electron trong kim loại đáy nồi, tạo ra dòng điện và sinh ra nhiệt lượng để nấu nướng thực phẩm.
Nguyên lý hoạt động của bếp từ
2. Nấu cơm bằng bếp từ có được không?
Bếp từ là một lựa chọn hiệu quả để nấu cơm. Với cơ chế sử dụng từ trường để tạo nhiệt, bếp từ cung cấp lượng nhiệt ổn định và đồng đều giúp cơm nấu chín mềm. Nếu bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ chính xác, thì thành phẩm sau cùng sẽ thơm ngon như mong đợi.
Có thể nấu cơm được trên bếp từ
Thiết bị này còn có tính năng ủ nóng, giúp cơm duy trì độ ẩm sâu, độ dẻo và hương vị tuyệt vời. Ngoài ra, các dòng sản phẩm bếp từ cao cấp còn được trang bị nhiều tính năng hiện đại như chống tràn, tự động ngắt/khóa nhiệt đảm bảo an toàn đồng thời giúp việc nấu cơm trở nên đơn giản hơn.
Việc nấu cơm bằng bếp từ cũng tương tự như nấu với bếp gas, hoặc bếp than thông thường. Sau đây là hướng dẫn chi tiết các bước nấu cơm bằng bếp từ mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Chuẩn bị
Gạo và nước: tùy theo thói quen, và sở thích ăn uống hàng ngày mà bạn chuẩn bị gạo cũng như lượng nước phù hợp.
Nồi nấu: chuẩn bị nồi chống dính có đáy nhiễm từ, nên chọn loại nồi sử dụng nắp thủy tinh để dễ dàng quan sát trong quá trình nấu. Hơn nữa, nắp nồi cần có thêm lỗ thông hơi nhỏ để thoát khí để tránh tình trạng cơm bị nhão và nát.
3.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Vo gạo
Cho gạo tẻ vào rổ, hoặc rá rồi vo dưới vòi nước sạch để loại bỏ phấn trắng và tinh bột cám bám bên ngoài. Sau khoảng 2 - 3 lần vo rồi để ráo.
Vo gạo dưới vòi nước sạch
Bước 2: Cho gạo vào nồi
Khi gạo đã ráo nước, đổ toàn bộ phần gạo đó vào nồi đã chuẩn bị trước đó.
Dùng tay san phẳng cho gạo đều khắp bề mặt nồi.
Cho từ từ nước đun sôi để nguội vào nồi theo tỷ lệ thích hợp. Nếu loại gạo đang dùng là gạo dẻo thì nên đổ ít nước, tùy theo sở thích cá nhân ăn khô hay ăn ướt mà bạn tùy chỉnh lượng nước cho phù hợp.
Cho gạo vào nồi nấu
Bước 3: Tiến hành nấu cơm trên bếp từ
Đặt nồi lên trên bếp từ, đậy nắp lại và bật bếp ở mức nhiệt trung bình.
Khi nước trong nồi bắt đầu sôi, điều chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp để tránh bị trào tràn ra mặt bếp.
Quan sát nước trong nồi, nếu thấy nước bắt đầu cạn thì dùng đũa đảo để tơi giúp cơm được chín đều.
Tiến hành nấu cơm trên bếp từ
Tiếp đến, đóng nắp nồi lại và chỉnh nhiệt xuống thấp nhất để cơm có thể chín từ từ hoặc bạn có thể chuyển sang chế độ ủ nóng (nếu có).
Ủ cơm khoảng 5 phút, mở nắp nồi ra và kiểm tra xem cơm đã chín chưa.
Nếu như nhà bạn thích ăn cơm cháy, thì có thể chỉnh nhiệt độ lên mức cao trong khoảng 3 - 5 phút rồi tắt đi và chuyển sang chế độ ủ nóng.
Bước 4: Thành phẩm
Sau quá trình nấu cơm trên bếp từ, bạn sẽ được thưởng thức món cơm nóng hổi, có độ dẻo và thơm ngon không thua kém so với việc nấu bằng nồi cơm điện. Bạn có thể xới cơm ra bát, và cùng các thành viên trong gia đình thưởng thức bữa ăn ngon lành.
Thành phẩm
4. Một số lưu ý khi nấu cơm bằng bếp từ
Khi nấu cơm bằng bếp từ, dưới đây là một số lưu ý quan trọng để đảm bảo quá trình nấu cơm thành công và an toàn:
Sử dụng nồi có đáy từ tính: Để tận dụng hiệu quả nhiệt từ bếp từ, chọn nồi cơm có đáy từ tính. Điều này sẽ giúp nhiệt lan truyền đều và nấu cơm một cách hiệu quả.
Đặt nồi cơm chính giữa vùng nấu: Đảm bảo đặt nồi cơm ở vị trí trung tâm trên bề mặt bếp từ để đạt hiệu suất tốt nhất.
Đậy nắp nồi khi nấu: Đậy kín nắp nồi trong suốt quá trình nấu cơm để giữ nhiệt và đảm bảo cơm chín đều.
Một số lưu ý khi nấu cơm bằng bếp từ
Điều chỉnh công suất và thời gian nấu: Tùy thuộc vào loại cơm và khẩu phần, điều chỉnh công suất và thời gian nấu phù hợp để đảm bảo cơm chín đều mà không bị cháy hay chưa chín.
Sử dụng chức năng ủ nóng: Nếu bếp từ của bạn có chức năng ủ nóng, sau khi cơm chín, bật chế độ này để giữ cơm ở nhiệt độ ổn định và giữ độ ẩm tuyệt vời.
Thận trọng với bề mặt nóng: Bề mặt bếp từ có thể tiếp tục giữ nhiệt sau khi nấu cơm. Hãy cẩn thận khi tiếp xúc để tránh bỏng.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết các bước nấu cơm bằng bếp từ, mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn áp dụng thành công phương pháp mới này, từ đó mang đến cho gia đình những bữa cơm hoàn hảo và thơm ngon.
Tham khảo thêm các loại bếp từ đang bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn: