Trong những năm tháng đầu đời của một đứa trẻ, cúng đầy tháng và thôi nôi là hai nghi lễ vô cùng quan trọng. Vậy cúng đầy tháng, thôi nôi cho bé là gì, cách thực hiện ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Cúng đầy tháng, thôi nôi cho bé
Trong văn hóa truyền thống của người Việt, cúng đầy tháng và thôi nôi là hai nghi lễ quan trọng đối với một đứa trẻ. Cúng đầy tháng được tổ chức khi bé tròn 1 tháng tuổi, đây là nghi lễ đầu tiên sau khi bé chào đời. Lễ cúng này mang ý nghĩa cảm tạ 12 bà Mụ đã tạo ra hình hài và giúp bé ra đời bình an. Đây cũng là dịp để gia đình cầu mong sự che chở, bảo vệ của thần linh, tổ tiên cho bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
12 bà Mụ theo quan niệm dân gian Việt Nam
Thôi nôi là lễ cúng đánh dấu bé tròn 1 tuổi, bước qua giai đoạn nằm nôi để bắt đầu học đi và khám phá thế giới. Nghi thức này không chỉ mang ý nghĩa cầu chúc cho bé những điều tốt lành, mà còn là dịp để gia đình cảm tạ thần linh đã bảo hộ bé trong năm đầu tiên của cuộc đời. Thôi nôi còn được nhiều người xem là dịp “dự đoán tương lai” cho bé thông qua nghi thức bốc đồ vật, dự đoán bé sẽ theo đuổi lĩnh vực nào khi trưởng thành.
Cúng đầy tháng cho bé được tính theo ngày sinh âm lịch của bé. Nhiều gia đình vẫn duy trì phong tục cúng đầy tháng cho bé theo quan niệm dân gian “gái lùi hai, trai lùi một”. Có nghĩa rằng, bé trai sẽ cúng đầy tháng lùi 1 ngày theo lịch âm và bé gái sẽ cúng lùi 2 ngày theo ngày sinh âm lịch.
Việc chọn ngày lệch đi so với ngày sinh chính thức là cách dân gian để các gia đình “che mắt quỷ thần”, bảo vệ các bé không bị quở trách, quấy khóc.
Đây là mâm lễ dâng lên 12 bà Mụ, những vị thần có vai trò quan trọng trong việc "nặn" ra hình hài và bảo vệ em bé từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi sinh ra. Chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị 12 phần lễ vật giống nhau, kèm thêm 1 phần lớn hơn để dâng cho Bà Chúa.
Tùy vào mỗi vùng miền mà lễ vật có chút khác biệt, tuy nhiên các món cơ bản không thể thiếu bao gồm:
Mâm cúng thôi nôi món ngọt
Cách sắp xếp mâm cúng đầy tháng, thôi nôi cũng vô cùng quan trọng để thể hiện sự kính trọng và biết ơn các vị thần linh và gia tiên. Vì vậy, bạn cần chú ý đến việc sắp xếp mâm cúng sao cho trang trọng và đúng nghi thức.
Ngoài ra, bạn cần sắp xếp các món ăn gọn gàng và cân đối trên đĩa. Ví dụ, nên đặt gà luộc ở trung tâm, còn chè, cháo, và xôi nếp bày đều hai bên. Cũng nên lưu ý vị trí đặt mâm cúng và bình hoa. Theo quan niệm dân gian: "Đông bình Tây quả", bình hoa đặt ở phía Đông, còn mâm cúng và trái cây bày ở phía Tây.
Theo truyền thống, ông nội hoặc bố của bé sẽ đại diện gia đình đứng lên thắp hương, dâng lễ lên tổ tiên và giải thích lý do thực hiện lễ cúng này. Sau đó, bố hoặc mẹ bé sẽ thắp 3 nén hương lên bàn thờ gia tiên, bế bé ra trước mâm cúng và đọc bài khấn đã chuẩn bị sẵn. Trong lễ cúng, mọi người trong gia đình cùng bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và cầu mong cho bé luôn bình an, khỏe mạnh và gặp nhiều may mắn.
Nghi thức khai hoa, còn gọi là "bắt miếng", là một nghi lễ đẹp trong lễ cúng đầy tháng. Bố hoặc mẹ sẽ bế bé đặt ở giữa bàn thờ. Vị chủ tế sẽ rót trà, thắp hương, xin phép khai hoa, sau đó cầm một bông hoa nhẹ nhàng vẫy qua lại trước miệng bé, đồng thời đọc những lời chúc phúc, mong bé lớn lên nói ra những lời hay ý đẹp, được nhiều người yêu quý:
“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”
Khai hoa lễ thôi nôi
Sau khi hoàn tất lễ khai hoa, gia đình sẽ tiến hành nghi thức đặt tên cho bé, đây là một truyền thống đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ gia đình Việt . Bố hoặc mẹ sẽ lấy hai đồng bạc cổ bỏ vào đĩa sâu lòng để "xin keo". Nếu khi gieo, một đồng xu úp và một đồng xu ngửa, điều đó có nghĩa là cái tên đã được thần linh chấp nhận. Ngược lại, nếu cả hai đồng xu cùng úp hoặc cùng ngửa, gia đình sẽ phải gieo lại. Nếu sau ba lần gieo vẫn không được, bố mẹ sẽ phải chọn một cái tên khác cho bé.
Cúng thôi nôi là dịp đặt tên chính thức cho bé
Lễ vật cúng thôi nôi cho bé về cơ bản sẽ có 2 mâm: một mâm cúng dành cho Ông Thần Tài, Thổ Địa, Ông Táo; và một mâm cúng dành cho 12 Mụ Bà và Đức Ông.
Lễ vật cúng thôi nôi 12 bà Mụ và Đức Ông
Nghi thức bốc đồ dự đoán tương lai cho bé là một phần thú vị và đầy ý nghĩa trong trong lễ thôi nôi. Đây là cách gia đình dự đoán vận mệnh, tính cách và tương lai của bé qua các món đồ mà bé chọn.
Chuẩn bị một mâm đồ chơi với nhiều loại đồ vật khác nhau như: bút viết, sách, đồng hồ, tiền, thước, gương,... tùy theo sở thích của gia đình. Bố mẹ sẽ bế bé đến gần mâm đồ chơi. Nếu bé chọn món đồ nào đầu tiên thì có nghĩa món đồ này sẽ liên quan đến tương lai của bé. Ví dụ, bé chọn bút viết tượng trưng cho học vấn và trí thức. Nếu bé chọn tờ tiền là dấu hiệu của sự thịnh vượng và tài chính tốt trong tương lai.
Chuẩn bị đồ dùng trong nghi thức bốc đồ thôi nôi cho bé
Đây là một nghi thức mang tính chất giải trí, tạo ra niềm vui và sự hứng khởi cho gia đình và bé nên không quá nghiêm túc và áp đặt.
Lưu ý: Đảm bảo các món đồ trên mâm không có cạnh sắc nhọn để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.
Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.
Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.
Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày…. tháng….. năm…. âm lịch
Vợ chồng con là .......... sinh được con (trai, gái) đặt tên là ........
Chúng con ngụ tại:......................
Nay nhân ngày ………. (đầy tháng hoặc thôi nôi) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Khi thực hiện lễ cúng đầy tháng cho bé, ba mẹ cần chú ý những điểm sau:
Lễ cúng đầy tháng và thôi nôi không chỉ là nét đẹp văn hóa truyền thống, mà còn là cách để gia đình gửi gắm tình yêu thương và những lời chúc tốt đẹp nhất cho bé. Đây cũng là dịp để tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình và bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên. Nếu bạn đang chuẩn bị cho lễ cúng đầy tháng hoặc thôi nôi cho bé, hãy tham khảo kỹ lưỡng các bước trên để có một buổi lễ trọn vẹn và ý nghĩa nhất.
Quý khách đang có nhu cầu mua sắm các sản phẩm thiết yếu như: điện thoại di động, tủ lạnh, nồi cơm điện chính hãng, giá rẻ, hãy đến với Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn. Đây là địa chỉ uy tín để mua sắm các sản phẩm thiết yếu cho bản thân và gia đình, tất cả đều đảm bảo chính hãng 100%, giá cả luôn tốt, có nhiều chương trình khuyến mãi diễn ra trong năm và nhiều phần quà tặng giá trị. Ghé Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn ngay hôm nay để không bỏ lỡ những ưu đãi hấp dẫn!
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.