0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

‘Giải mã’ các ký hiệu trên đồ nhựa để bảo vệ sức khỏe của mình

23,707
 

Ngày càng có nhiều đồ gia dụng được làm từ nhựa, bởi chất liệu này có đặc tính chống thấm nước cao, trọng lượng nhẹ và giá thành phải chăng. Thế nhưng, trên thị trường hiện có rất nhiều loại nhựa được sử dụng, khiến người tiêu dùng không thể nắm được ý nghĩa các ký hiệu trên đồ nhựa và biết rõ loại nào an toàn cho sức khỏe. Đừng lo, Điện Máy Chợ Lớn đã tổng hợp những thông tin cần thiết về các ký hiệu trên đồ nhựa trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Các ký hiệu trên đồ nhựa có ý nghĩa gì?

Thông thường, dưới đáy hộp nhựa, chai nhựa, ly nhựa… sẽ “đính” ký hiệu gồm 1 hình tam giác tạo từ 3 dấu mũi tên, 1 chữ số (từ 1 đến 7) chính giữa hình và chữ viết tắt tên loại nhựa (như PETE, PP, PS…) bên dưới hình. Từ hình ảnh ký hiệu, người dùng có thể biết được 4 nội dung quan trọng sau:

          + Các loại hóa chất trong đồ nhựa.

          + Mức độ an toàn với thực phẩm đựng bên trong.

          + Phạm vi sử dụng và mức chịu nhiệt của sản phẩm. 

          + Sản phẩm có thể tái chế được hay không.

2. Tổng hợp ký hiệu 7 loại nhựa thường gặp nhất 

Dưới đây là tất cả 7 loại nhựa thường được sử dụng sản xuất sản phẩm tiêu dùng, đồ điện - điện tử, máy móc… mà bạn cần biết: 

2.1. Số 1 - Nhựa PET hay PETE

PET hay PETE (viết tắt của Polyethylene Terephthalate) là loại nhựa có khả năng chịu nhiệt lên đến 200 độ C và chịu lạnh khoảng - 90 độ C (trong khoảng 2 phút). Đây là vật liệu được đánh giá an toàn cho sức khỏe người dùng nên được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát, bình đựng nước, nước súc miệng, sữa tắm, dầu gội… 

Tuy nhiên, nhựa PET lại chống dầu mỡ kém nên khó tái chế hơn những loại nhựa khác. Ngoài ra, bạn cần lưu ý khi sử dụng nhựa PET là chỉ nên đựng chất lỏng ở nhiệt độ dưới 50 độ C và không được cho vào lò vi sóng.

giải mã các lý hiệu trên đồ nhựa 1

Ứng dụng phổ biến nhất của nhựa số PET là sản xuất các loại bao bì đựng dùng 1 lần. 

2.2. Số 2 - Nhựa HDPE

HDPE (tên đầy đủ là Hight Density Poli Etilen) có độ bền cao với mức chịu nhiệt ở 110 độ C và có thể cho vào lò vi sóng công suất thấp (~ 800W); cũng như ít bị ăn mòn hoặc bị ảnh hưởng bởi tia cực tím. Do vậy, nhựa HDPE chủ yếu được sử dụng làm bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, chai đựng dầu ăn, đồ chơi trẻ nhỏ và túi nhựa.

Song, nhược điểm của nhựa HDPE là khó vệ sinh, nên nếu người dùng muốn tái chế thì cần đảm bảo làm sạch cẩn thận, tránh tích tụ ổ vi khuẩn gây bệnh.

giải mã các lý hiệu trên đồ nhựa 2

Nhựa số 2 dùng làm chai/lọ đựng mỹ phẩm là chủ yếu và có thể tái chế. 

2.3. Số 3 - Nhựa PVC

Đặc điểm nổi bật của nhựa PVC - Polyvinyl Clorua là tính dẻo, khả năng chịu lạnh/chịu nhiệt/chống nước tốt và cách điện. Vì thế, bạn dễ dàng tìm thấy nhựa số 3 trong các vật liệu xây dựng quen thuộc như ống nhựa, vỏ dây cáp, sàn vinyl, túi xách tĩnh mạch, túi đựng máu, đồ chơi trẻ em…

Tuy vậy, quá trình sản xuất nhựa PVC thường thêm chất phụ gia nên tồn tại một vài khí độc nguy hiểm như khí Clo. Nếu vượt ngưỡng nhiệt cho phép (>120 độ C), nhựa bị phân hủy, có mùi hôi và gây ngộ độc. Chính vì điều này, người dùng không được phép đựng thực phẩm trong bao bì từ nhựa số 3 và cho nhựa PVC vào lò vi sóng. 

giải mã các lý hiệu trên đồ nhựa 3

Nhựa số 3 xuất hiện nhiều nhất trong ngành công nghiệp xây dựng.

2.4. Số 4 - Nhựa LDPE

LDPE (Low Density Polyethylene) sở hữu những ưu điểm như trọng lượng nhẹ, chống ăn mòn, chống ẩm, cách nhiệt và ngưỡng chịu nhiệt rộng (từ - 40 độ C đến 90 độ C). Vì thế, loại nhựa này thường được ứng dụng phổ biến trong sản xuất túi nhựa, màng bọc thực phẩm, vỏ bánh snack, bao bì đựng thực phẩm… Mặc dù vậy, chất liệu này khá dễ cháy, dễ nứt vỡ và khả năng chống tia cực tím kém. 

giải mã các lý hiệu trên đồ nhựa 4

Hầu hết sản phẩm bao bì đều sản xuất từ nhựa số 4. 

2.5. Số 5 - Nhựa PP 

Nhựa PP (ký hiệu của Polypropylene) được đánh giá cao bởi giá thành rẻ, cách điện hiệu quả, khả năng chống thấm, kháng hóa chất và chịu va đập tốt. Không thể phủ nhận nhựa PP có đa dạng ứng dụng trong đời sống như làm bao bì đựng thực phẩm, dệt thành bao đựng lương thực/ngũ cốc, dùng làm chai nước/bình đựng nước hoặc các loại hộp đựng dùng cho lò vi sóng. 

Trong số 7 loại nhựa thường gặp, nhựa số 5 - PP là dòng nhựa an toàn, không mùi, quay lò vi sóng được và có thể tái chế nhiều lần nhất. Dù vậy, bạn nên ưu tiên dùng hộp đựng thực phẩm làm từ nhựa số 5 vô cơ để đảm bảo an toàn tối đa.

giải mã các lý hiệu trên đồ nhựa 5

Mọi sản phẩm từ nhựa bắt buộc thể hiện chỉ số loại nhựa bên dưới nên bạn dễ dàng biết được nhựa đó có an toàn hay không.    

2.6. Số 6 - Nhựa PS

Nếu nhìn thấy ký hiệu trên đồ nhựa là số 6, đồng nghĩa chúng được làm từ nhựa PS (Polystyrene). Loại nhựa này được sử dụng rộng rãi trong ngành thiết bị điện tử (như ổ cắm, công tắc, đầu nối…), ngành công nghiệp ô tô (như thanh gạt nước, van hệ thống điều khiển…), ngành cơ khí (như vỏ đồng hồ điện tử, máy ảnh…) hoặc ngành công nghệ đa dụng (như đĩa CD, ly, tô, chén, khay đựng ly, đồ chơi…). 

Mặc dù là loại nhựa dễ tạo hình và nhuộm màu, nhưng lại rất dễ biến dạng và sinh ra chất độc hại nếu tiếp xúc nhiệt độ trên 80 độ C. Do đó, bạn tuyệt đối không dùng đồ dùng làm từ nhựa PS để đựng nước sôi hoặc thức ăn dầu mỡ, hoặc quay chúng trong lò vi sóng.

giải mã các lý hiệu trên đồ nhựa 6

Nhựa số 6 có đặc tính dễ tạo hình nên ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất bao bì dùng 1 lần.

2.7. Số 7 - Nhựa PC hoặc không có ký hiệu (Other)

Ngoài các loại nhựa kể trên, còn một nhóm nhựa phổ biến khác là nhựa số 7, bao gồm nhựa PC (viết tắt của Polycarbonate) và một số loại nhựa khác. Nhựa Other được sử dụng làm thùng nhựa đựng hóa chất, hộp đựng thực phẩm, ly đựng nước…

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

Trong quá trình giải mã các ký hiệu trên đồ nhựa, người dùng cũng có một số thắc mắc như:

1. Nhựa số mấy an toàn nhất?

Hầu hết chuyên gia cho rằng, nhựa HDPE an toàn hơn so với các loại nhựa còn lại, bởi có mức chịu nhiệt cao, ít bị ăn mòn hay bị ảnh hưởng bởi tia cực tím. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe của mình, người tiêu dùng không nên đựng thức ăn quá nóng bằng bao bì từ nhựa HDPE, hoặc hâm nóng chúng trong lò vi sóng công suất lớn và tái sử dụng nhiều lần.

2. Loại nhựa nào có thể tái chế được?

Khi thấy đồ gia dụng có ký hiệu số 4 (nhựa LDPE), hoặc số 5 (nhựa PP) thì đây là ký hiệu nhựa an toàn và có khả năng tái chế được. Thế nhưng, bạn chỉ nên tận dụng lại tối đa 1 - 2 lần với những sản phẩm đảm bảo làm từ nhựa nguyên sinh. Bởi, nếu chúng chế tác từ nhựa pha tạp chất thì các chất độc bên trong có khả năng gây hại cho sức khỏe. 

3. Có chất độc hại nào trong nhựa mà bạn cần tránh?

Bisphenol A (BPA) là một hợp chất hữu cơ dùng chế biến nhựa trong công nghiệp. Nếu hàm lượng BPA vượt mức cho phép thì có thể gây ra một số bệnh rất nguy hiểm như ung thư, viêm phế quản, hen suyễn… Do đó, bạn cần lưu ý rằng chỉ dùng sản phẩm nào có dòng chữ “BPA Free” bên dưới ký hiệu nhựa số 7 để đảm bảo an toàn bạn nhé.

3. Một số ký hiệu khác trên đồ nhựa

Sau đây, Điện Máy Chợ Lớn giúp bạn nhận biết thêm một vài ký hiệu trên đồ nhựa quan trọng khác:

          + BPA Free: Không chứa chất gây ung thư BPA. 

          + Dòng chữ “Microwave Safe”/Hình ảnh lò vi sóng: Sử dụng được trong lò vi sóng. 

          + Biểu tượng bông tuyết: Sử dụng được trong tủ đông. 

          + Hình ảnh máy rửa chén: Có thể dùng được trong máy rửa chén. 

          + Biểu tượng ly, dĩa…: An toàn khi đựng thực phẩm.

giải mã các lý hiệu trên đồ nhựa 7

Hình ảnh minh họa một vài ký hiệu khác trên đồ nhựa.

Trên đây, Điện Máy Chợ Lớn đã giải mã các ký hiệu trên đồ nhựa cần biết và cảnh giác. Lưu ngay nội dung bài viết và sử dụng khi cần bạn nhé!

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Từ khóa

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app
app_storeapp_store