Gạo khi không được bảo quản đúng cách sẽ thường xuất hiện mối mọt gây ảnh hưởng đến chất lượng gạo cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Bài viết này sẽ mách bạn cách bảo quản gạo không bị mối mọt mà bạn không nên bỏ qua. Mời bạn đọc tham khảo!
Cách bảo quản gạo không bị mối mọt
1. Tác hại của mối mọt
Mối mọt được xem là loài gây hại nhất đối với gạo do chúng sinh sôi nhanh sống lâu, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng gạo và sức khỏe của người tiêu dùng.
Sự xuất hiện của mọt gạo trong hạt gạo là dấu hiệu rõ ràng của sự nhiễm khuẩn. Chúng không chỉ cắn một phần của hạt gạo, tạo ra lỗ hổng và làm hỏng cấu trúc gạo, mà còn làm giảm chất lượng của nó bằng cách tạo ra mùi vị không mong muốn.
Mọt gạo có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng
Việc sử dụng những hạt gạo bị mọt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra các tình trạng như tiêu chảy, đau bụng, hoặc thậm chí là sốt nên người dùng cần lưu ý trong việc bảo quản gạo.
2. Các bảo quản gạo không bị mối mọt
Lá trà xanh
Lá trà là một trong những cách tự nhiên để bảo quản gạo không bị mối mọt. Trong lá trà xanh có chứa lượng lớn Phenol, giúp ngăn chặn sự phát triển của mối mọt trong gạo và mang lại hiệu quả khử mùi, giúp gạo luôn thơm ngon và ráo nước.
Trà xanh chứa Phenol có thể xua đuổi mọt gạo
Để bảo quản 10kg gạo, bạn cần khoảng 10 lá trà xanh. Cho lá trà xanh vào túi lưới nhỏ để mùi hương có thể tỏa đều trong thùng bảo quản. Lá trà sau thời gian sử dụng có thể mất khả năng hút ẩm và ngăn chặn mối mọt sau một thời gian dài, vì vậy người dùng nên thay lá trà định kỳ khoảng 3 - 6 tháng 1 lần.
Tỏi có thành phần hữu ích như Allicin và các hợp chất khác, có khả năng chống vi khuẩn và mối mọt. Sử dụng 2 củ tỏi (nguyên củ) cho 10kg gạo. Lột vỏ hết bề mặt rồi cho vào thùng gạo để xua đuổi mối mọt hiệu quả.
Tỏi là nguyên liệu đuổi mối mọt hiệu quả
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng mùi tỏi có thể ảnh hưởng đến mùi vị của gạo nên người dùng cần vo gạo thật kỹ trước khi mang đi nấu. Ngoài ra, tỏi cũng nhanh héo và mất mùi nên bạn cần thay mới mỗi tháng một lần để bảo quản hiệu quả hơn.
Vỏ quýt khô
Trong vỏ quýt chứa tinh dầu có khả năng ngăn chặn mối mọt và côn trùng xâm nhập nên đây là nguyên liệu hữu ích bảo quản gạo khỏi bị mối mọt mà bạn không nên bỏ qua. Vỏ quýt tươi bạn rửa sạch, sau đó phơi khô từ 3 - 5 ngày rồi mới bỏ vào thùng gạo.
Dùng quýt khô có thể khử mùi và xua đuổi mối mọt
Thay mới vỏ quýt khoảng 2 - 3 tháng một lần để duy trì hiệu quả khử mùi và xua đuổi mối mọt.
Khi phát hiện trong gạo có mối mọt, bạn có thể dùng muối để đuổi chúng đi vì muối có khả năng hút ẩm và là một trong những khắc tinh của mối mọt. Chỉ cần rắc một ít muối vào thùng gạo, mọt khi ăn phải muối sẽ sợ và bỏ đi luôn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý về liều lượng để tránh làm ẩm gạo và làm gạo bị mặn.
Ớt
Ớt là phương pháp vô cùng hiệu quả để đuổi côn trùng như mọt gạo, và đặc biệt, cũng như rất đơn giản để thực hiện. Bạn chỉ cần chuẩn bị cài quả ớt đã tách hạt và đặt chúng vào thùng gạo nơi mọt đang gặp vấn đề. Mùi hăng và cay nồng của ớt sẽ tác động mạnh mẽ, khiến cho những con mọt khó chịu này sẽ rời khỏi gạo một cách nhanh chóng. Sau khi chúng đã ra đi, bạn có thể áp dụng cách bảo quản gạo trong tủ lạnh.
Bỏ gạo có mọt vào tủ lạnh
Ngoài việc lưu trữ thực phẩm tươi sống, việc sử dụng tủ lạnh để bảo quản gạo cũng là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của mối mọt gạo. Chỉ cần đặt gạo vào tủ lạnh trong khoảng 4 - 5 ngày, sau đó đổ thùng gạo, hãy đảm bảo thùng không bị ẩm ướt hay mốc để bảo quản gạo một cách an toàn và hiệu quả.
Bỏ gạo có mọt vào tủ lạnh để loại bỏ mọt hiệu quả
Dùng máy sấy tóc
Nếu lỡ có mọt trong thùng gạo, bạn có thể đổ gạo ra một mặt phẳng, sau đó dùng máy sấy hong cho gạo thật nóng. Mối mọt khi gặp nóng sẽ tự động bò ra ngoài và bạn chỉ cần gom lại đẻ bỏ đi là được.
Kết: Trên đây là những cách bảo quản gạo khỏi bị mối mọt mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng những thông tin từ Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ giúp ích cho quá trình làm bếp của mình.
Tham khảo một số mẫu đồ dùng gia đình tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn