Hải lý là đơn vị đo chiều dài phổ biến trong lĩnh vực hàng hải và hàng không, nhưng với nhiều người, khái niệm 1 hải lý bằng bao nhiêu km hay m vẫn còn khá mới mẻ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của hải lý và cách chuyển đổi sang các đơn vị đo quen thuộc, để có thể dễ dàng nắm bắt và sử dụng trong các tình huống thực tế.
Hải lý còn được biết đến với tên gọi khác là dặm biển. Đây là đơn vị đo lường cực kỳ quan trọng và mang tính đặc thù trên địa hình thực hiện xác định khoảng cách. Trong đó, các ký hiệu sử dụng cho hải lý rất đa dạng được quy định như sau:
M (mét): Tên viết tắt của Métres - đơn vị đo lường tiêu chuẩn của Văn phòng Cân đo Quốc tế (BIPM) và Tổ chức Thủy văn học Quốc tế (IHO).
NM: Ký hiệu dặm biển được Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO) và Việt Nam sử dụng.
nm (nanomet): Đơn vị dặm biển được sử dụng bởi Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và Cơ quan Quản lý Khí quyển.
nmi: Ký hiệu hải lý dùng trong Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử (IEEE) và Văn phòng xuất bản Chính phủ Hoa Kỳ (GPO).
nq (nautique): Thường được Hải quân Pháp dùng trong viết nhật ký tàu thuyền.
Hải lý là một đơn vị đo lường chuyên sử dụng trong ngành hàng hải và hàng không. Chỉ có đơn vị này mới xác định được chính xác khoảng cách trên những địa hình đặc biệt như đại dương, đồi núi. Từ đó chúng ta sẽ biết được chính xác quãng thời gian cần thiết để di chuyển bằng các phương tiện tàu thuyền hoặc máy bay.
Hải lý được tính thông qua khoảng một phút của vòng cung vĩ độ và kinh tuyến nên có thể xác định được khoảng cách trên mọi địa hình địa lý. Trong khi đó những đơn vị đo chiều dài khác trên đất liền thường chỉ tính được trên mặt phẳng có thể đến được.
Hải lý hay còn gọi với cái tên khác là dặm biển để xác định khoảng cách.
Hải lý được ứng dụng phổ biến trong các ngành hàng hải, hàng không và định vị GPS. Nó giúp xác định được chính xác khoảng cách địa lý theo vị trí tọa độ thực tế. Vì thế đơn vị đo lường này sẽ đảm bảo được tính hiệu quả và khách quan khi tiến hành đo đạc trên biển.
Đáng chú ý là hải lý luôn đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế trong việc đo lường khoảng cách. Đó là những sự chuẩn hóa quốc tế về hải lý và các quy định liên quan đã được ứng dụng linh hoạt vào thực tế. Cụ thể, hải lý giúp xác định ranh giới vùng biển của từng quốc gia và vùng lãnh thổ theo các điều ước. Từ đó, giới hạn để thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ sẽ được đảm bảo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, hải lý còn được ứng dụng trong các hành trình hàng hải quốc tế và việc tính toán lộ trình. Nhất là những người đi biển sẽ có căn cứ chính xác để biết vị trí của mình. Theo đó, quá trình di chuyển và giao thương bằng đường biển sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều.
Hải lý được ứng dụng phổ biến trong hàng hải và hàng không.
Hiện tại không có văn bản pháp luật nào ở Việt Nam quy định 1 hải lý bằng bao nhiêu kilomet. Tuy nhiên, theo quy ước quốc tế hiện nay, 1 hải lý = 1 dặm biển = 1,852 km. Sau khi áp dụng thêm các nguyên tắc quy đổi theo hệ mét, ta sẽ có:
1 dặm biển = 1.852 m.
1 dặm biển = 18.520 dm.
1 dặm biển = 18.5200 cm.
Để tính được một hải lý bằng bao nhiêu mét, bạn cần áp dụng những quy tắc chuyển đổi thông dụng. Đó là 1 km = 1000 m = 10000 dm = 100000 cm. Sau đó nhân số km tương ứng 1 dặm biển với giá trị đơn vị đo lường cần tính là sẽ ra kết quả. Tương tự, bạn cũng sẽ tính được trên 1 hải lý sẽ là bao nhiêu km, m, dm và cm.
Dưới đây là bảng quy đổi hải lý sang km và m theo 10 đơn vị đầu tiên, để bạn thuận tiện cho việc tra cứu:
Hải lý | Km | m (mét) |
1 | 1,852 | 1852 |
2 | 3,704 | 3704 |
3 | 5,556 | 5556 |
4 | 7,480 | 7480 |
5 | 9,260 | 9260 |
6 | 11,112 | 11112 |
7 | 12,964 | 12964 |
8 | 14,816 | 14816 |
9 | 16,668 | 16668 |
10 | 18,520 | 18520 |
Bên cạnh việc tính toán 1 hải lý bao nhiêu cây số hay các đơn vị km, m, dm, cm, bạn cũng có thể quy đổi dễ dàng sang các đơn vị đo khoảng cách khác như sau:
1 hải lý = 57,875/50,292 = 1,150779 dặm Anh.
1 hải lý = 2315000/381 = 6076,115 feet.
1 hải lý = 1157500/1143 = 1012,6859 sải.
1 hải lý = 10 cáp quốc tế = 1,126859 cáp Anh = 8,439049 cáp Mỹ.
Vĩ độ là một trong những thành phần không thể thiếu để xác định tọa độ địa lý, sẽ cho biết vị trí chính xác của một điểm ở trên bề mặt Trái Đất, không phân biệt đồi núi hay hải đảo. Điều này giúp xác định khoảng cách rất xa so với cột mốc. Đây cũng là căn cứ quan trọng để tính toán hải lý.
Để xác định khoảng cách trên bề mặt trái đất từ một vị trí nhất định, bạn cần đặt cột mốc trên chiều dài của một độ cung. Độ cung này sẽ có những sự thay đổi theo vĩ độ Bắc - Nam hay bán kính Đông - Tây khoảng 60 hải lý. Theo đó, việc tính hải lý tương đối phức tạp, khó khăn, đòi hỏi kiến thức địa lý chuyên sâu và sự tỉ mỉ.
Vĩ độ là căn cứ quan trọng để tính toán hải lý.
Đến đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp 1 hải lý bằng bao nhiêu km. Trong đó còn có bảng quy đổi cụ thể với km, m và nhiều đơn vị đo khác. Ngoài ra, hải lý còn có ý nghĩa lớn trong hàng không, hàng hải hay xác định vị trí từ một điểm cụ thể. Hiểu được những kiến thức này sẽ giúp bạn nắm bắt được chính xác bản chất và cách đo lường dễ dàng hơn.
Nếu bạn đang có nhu cầu lên đời điện thoại, máy tính bảng để thuận tiện cho việc tra cứu hoặc chuyển đổi hải lý phục vụ công việc/ học tập, hãy đến ngay Điện Máy Chợ Lớn. Tại đây cung cấp đa dạng các sản phẩm đến từ các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Apple, Samsung,... cho bạn thoải mái lựa chọn với cam kết chính hãng 100%. Ngoài ra, khách hàng còn được mua với mức giá vô cùng hời cùng nhiều quà tặng hấp dẫn. Khách hàng có thể truy cập https://dienmaycholon.com/ để đặt hàng online hoặc đến ngay chi nhánh gần nhất của Điện Máy Chợ Lớn để trải nghiệm mua sắm tiện lợi! |
Bài viết này có giúp ích cho bạn không?
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.