Máy sấy quần áo không khô sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình giặt giũ của bạn. Mặc dù máy vẫn hoạt động bình thường nhưng khi quần áo lấy ra vẫn còn ẩm ướt khiến bạn không thể dùng ngay lập tức. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cách khắc phục có đơn giản không? Tất cả sẽ được Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn giải đáp cụ thể ngay trong bài viết sau.
Máy sấy quần áo không khô - Hướng dẫn xử lý hiệu quả
Máy sấy quần áo không khô là hiện tượng sau khi hoàn tất chu trình sấy, bạn lấy đồ ra khỏi lồng sấy nhưng lại có cảm giác ẩm ướt hơn bình thường. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này, bạn có thể tham khảo để kiểm tra lại máy sấy nhà mình:
Mỗi loại vải sẽ có chế độ sấy khác nhau chẳng hạn như:
- Vải tổng hợp, vải bông,... chỉ nên chọn chương trình sấy nhiệt độ thấp.
- Các loại vải dày, vải lanh,... thì cần sấy ở mức nhiệt cao để làm khô hiệu quả.
Nếu bạn lựa chọn chương trình không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng quần áo còn ẩm ướt hay bị hư hỏng sau khi sấy.
Chọn chương trình sấy không phù hợp
Ngăn kéo bộ lọc trên máy sấy là bộ phận giữ lại những xơ vải, cặn bẩn của quần áo. Nếu lâu ngày bộ phận này không được vệ sinh định kỳ sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn vì chứa quá nhiều sợi vải. Điều này sẽ làm luồng hơi nóng trong lồng sấy không được lưu thông và dẫn đến tình trạng quần áo không được sấy khô.
Bộ lọc máy sấy bị tắc nghẽn
Tương tự như bộ lọc của máy sấy bơm nhiệt, bình ngưng tụ nếu lâu ngày không được vệ sinh cũng sẽ có hiện tượng bị tắc nghẽn. Điều này cũng làm cho luồng khí nóng không được lưu thông đều trong lồng sấy nên quần áo không được làm khô hoàn toàn.
Bình ngưng tụ trên máy sấy quần áo
Mặc dù máy sấy có chức năng hong khô quần áo, tuy nhiên nếu quần áo của bạn còn quá nhiều nước thì hiệu quả làm khô không được đảm bảo hoặc phải mất nhiều thời gian để sấy khô hoàn toàn. Vì vậy nếu bạn chọn chương trình sấy có sẵn nhưng quần áo chưa được vắt khô hết nước thì vấn đề đồ còn ẩm ướt là chuyện bình thường.
Quần áo còn đọng quá nhiều nước
Trên mỗi bao bì, nhà sản xuất đều ghi rõ khối lượng sấy phù hợp với công suất của máy. Đây là con số đã được nhà sản xuất nghiên cứu để đảm bảo đạt hiệu quả sấy khô tốt nhất và duy trì được độ bền của máy. Khi bạn cho lượng đồ quá nhiều sẽ làm cho máy hoạt động quá tải và hiệu quả sấy khô cũng bị giảm xuống.
Ngoài ra, việc lồng sấy chứa quá nhiều đồ, không còn khoảng trống để luồng khí nóng lưu thông cũng là nguyên nhân dẫn đến quần áo không được sấy khô hoặc làm khô không đồng đều.
Khối lượng quần áo cần sấy quá nhiều
Bo mạch là bộ phận đóng vai trò tiếp nhận và xử lý mọi hoạt động của máy sấy. Tất nhiên nếu bộ phận này bị hỏng thì máy không thể làm khô quần áo hiệu quả.
Sau khi tìm được chính xác nguyên nhân gây ra lỗi này, các bạn có thể tham khảo những cách khắc phục đơn giản sau:
Để sử dụng các chương trình sấy hiệu quả, bạn có thể đọc quyển hướng dẫn sử dụng có đi kèm khi mua hàng. Bên trong sẽ có hướng dẫn cụ thể về chức năng và cách sử dụng của các chương trình sấy một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất.
Các bước làm sạch bộ lọc cũng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Lấy ngăn chứa xơ vải ra khỏi máy.
- Bước 2: Làm ướt cả hai mặt bộ lọc (có thể dùng nước nóng để vệ sinh)
- Bước 3: Dùng bàn chải mềm để loại bỏ tạp chất bám trên lưới lọc thật kỹ.
- Bước 4: Rửa lại bằng nước sạch, lau hết nước và để nơi thoáng mát cho khô hoàn toàn.
Các bước vệ sinh bộ lọc khá đơn giản và nhanh chóng, vì thế bạn nên lưu ý thực hiện thường xuyên để duy trì hiệu quả sấy khô quần áo.
Vệ sinh bộ lọc định kỳ
Để máy sấy hoạt động hiệu quả, bạn nên vệ sinh bình ngưng tụ định kỳ từ 3 - 4 lần/ năm hoặc khi đèn báo hiệu bình cần vệ sinh sáng lên (một số máy được trang bị chức năng này).
Vệ sinh bình ngưng tụ định kỳ
Nếu bạn cần sấy khối lượng quần áo lớn thì nên chia thành nhiều đợt nhỏ đúng với quy định của máy. Đừng cố nhồi nhét hết đồng quần áo vào một lần để sấy cho nhanh nhưng sự thật thì đồ không được làm khô hiệu quả mà còn làm hao tốn điện năng và giảm tuổi thọ của máy.
Trước khi cho đồ vào sấy bạn phải đảm bảo quần áo được vắt khô hết nước. Sau đó bạn dàn trải đều quần áo trong lồng sấy để đảm bảo luồng khí nóng được lưu thông tốt hơn.
Sau khi đã thực hiện hết các cách trên mà máy sấy quần áo vẫn không khô thì khả năng cao là phần bo mạch máy nhà bạn đang có vấn đề. Với những lỗi phức tạp như thế này, bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành của hãng để được hỗ trợ giải quyết nhanh chóng. Bạn không nên tự ý sửa chữa hay thay thế bất cứ linh kiện nào bên trong vì điều này có thể làm cho tình trạng máy sấy hỏng nặng hơn và có nguy cơ bị từ chối bảo hành chính hãng.
Liên hệ trung tâm bảo hành để được hỗ trợ khắc phục lỗi
Lưu ý khi sử dụng để dùng máy sấy quần áo hiệu quả
Máy sấy quần áo dần trở thành cánh tay đắc lực của nhiều người dùng trong việc giặt giũ. Để máy hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ bạn cần lưu ý những thói quen sử dụng sau:
- Trước khi cho quần áo vào lồng sấy phải vắt sạch nước và rũ thẳng ra.
- Để tối ưu hiệu quả sấy khô quần áo bạn chỉ nên dùng ⅔ công suất của máy.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để chọn chương trình sấy cho phù hợp.
- Vệ sinh máy thường xuyên để tránh hiện trạng tắc nghẽn.
Máy sấy quần áo không khô sẽ làm công việc giặt giũ trong nhà bị kéo dài do bạn phải phơi đồ lại. Hy vọng qua bài viết này mọi người có thể biết được những nguyên nhân gây ra lỗi để hạn chế mắc phải, đồng thời cũng biết cách khắc phục sao cho đúng và hiệu quả.
Tham khảo một số mẫu máy sấy cao cấp được yêu thích tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ:
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.