Tủ mát đã trở thành thiết bị quen thuộc dùng để bảo quản thực phẩm hằng ngày. Tuy nhiên trong quá trình chúng ta sử dụng có thể sẽ gặp hiện tượng tủ mát bị đóng tuyết. Đây là một vấn đề do thói quen sử dụng chưa đúng cách. Cụ thể nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào, hãy theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!
Tủ mát bị đóng tuyết - nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Tủ mát đóng tuyết là hiện tượng trong tủ xuất hiện các mảng tuyết trắng bám vào thành tủ hoặc bám trực tiếp lên thực phẩm.
Khi hiện tượng này mới xuất hiện, tuyết còn ít nên người dùng thường không để ý hoặc nghĩ vấn đề này không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên sau thời gian dài không được giải quyết, độ dày của tuyết sẽ tăng lên sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu năng của tủ.
Hiện tượng tủ mát bị đóng tuyết
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tủ mát bị đóng tuyết, chẳng hạn như:
Khi cài đặt nhiệt độ tủ quá thấp so với số lượng, khối lượng thực phẩm trong tủ sẽ hình thành hiện tượng đóng tuyết. Nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho chức năng làm mát của tủ không còn được đảm bảo.
Nhiệt độ quá thấp làm tủ mát bị đóng tuyết
Việc bạn sắp xếp thực phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp độ thông thoáng trong tủ. Nếu sắp xếp không khoa học, khí lạnh trong tủ không thể lưu thông đều, dẫn đến tình trạng đóng tuyết, đặc biệt là khu vực gần dàn lạnh.
Ngoài ra, việc sắp xếp không hợp lý còn khiến cho những thực phẩm gần dàn lạnh bị đông tuyết còn những thực phẩm ở xa bị ôi thiu do không đủ độ lạnh.
Hầu hết các tủ mát hiện nay đều được trang bị cảm biến nhiệt độ để điều chỉnh và duy trì mức nhiệt trong tủ. Khi nhiệt độ trong tủ không đạt mức yêu cầu, bộ phận cảm biến sẽ điều chỉnh dòng điện để block hoạt động cung cấp thêm độ lạnh cho tủ. Ngược lại, khi đạt đến mức nhiệt yêu cầu, cảm biến sẽ cho block ngưng hoạt động để tủ không lạnh thêm. Vì vậy khi bộ phận cảm biến bị hỏng, block sẽ chạy liên tục làm tủ bị đóng tuyết.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến khiến cho tủ mát bị đóng tuyết. Ngoài ra, có một số nguyên nhân lỗi kỹ thuật khác dẫn đến tình trạng này như:
- Cầu chì nhiệt bị đứt.
- Cuộn dây mô tơ bị cháy.
- Điện trở gia nhiệt bị đứt.
- Cửa gió dàn lạnh không mở được do kẹt bánh răng.
>>> Xem thêm: Những nguyên nhân khiến tủ lạnh đóng tuyết
Tủ mát bị đóng tuyết lâu ngày không được giải quyết sẽ làm giảm khả năng làm lạnh của máy. Mức nhiệt trong tủ không đồng đều khiến việc bảo quản thực phẩm không còn được đảm bảo.
Lớp tuyết dày làm chặn đường ống sẽ hạn chế hơi lạnh tỏa ra làm mát tủ. Khi nhiệt độ không đạt được mức cài đặt, tủ mát phải hoạt động liên tục với công suất lớn. Vì vậy, lượng điện tiêu hao nhiều hơn kéo theo hóa đơn điện mỗi tháng tăng lên đáng kể.
Tuyết bám dày làm tiêu hao điện năng của tủ mát
Tủ mát phải hoạt động hết công suất, ì ạch lâu ngày sẽ bị giảm tuổi thọ. Thậm chí một số linh kiện khác trong tủ cũng dễ bị hỏng khiến bạn phải tốn kém thêm chi phí cho việc sửa chữa hoặc thay thế mới.
Vì vậy, để tránh gặp phải những vấn đề trên các bạn nên kiểm tra tủ thường xuyên để khắc phục kịp thời tình trạng đóng tuyết.
Tủ mát Sanaky là một sản phẩm được nhiều người tiêu dùng Việt hiện nay lựa chọn. Nếu bạn cũng đang sở hữu một chiếc tủ mát Sanaky và gặp phải tình trạng đóng tuyết có thể tham khảo những cách khắc phục sau:
Đây là việc đầu tiên bạn cần làm. Nếu thấy nhiệt độ tủ được thiết lập ở mức quá thấp có thể chỉnh lại cho phù hợp. Sau đó các bạn nên tiến hành xả tuyết để khắc phục sự cố này.
Các nước để xả tuyết cho tủ mát:
- Trước tiên bạn cần ngắt kết nối nguồn điện cho tủ, sau đó lấy hết tất cả thực phẩm ra ngoài.
- Bạn tiếp tục mở hết cửa tủ mát, đem các kệ ra ngoài và đặt vào tủ 01 ca nước nóng. Hơi nước bốc lên sẽ làm tuyết trong tủ nhanh tan hơn. Ca nước cần được đặt chắc chắn và tránh làm đổ hay để quá lâu có thể làm hỏng thành tủ.
- Bạn cần chuẩn bị các vật dụng để hứng hoặc lau phần nước do tuyết tan ra. Khi phần tuyết đông đã tan hết bạn dùng khăn lau khô tủ và lắp các kệ vào vị trí ban đầu.
- Sau khi lắp lại các kệ tủ, các bạn kết nối nguồn điện trở lại, chờ cho tủ đạt mức nhiệt đã thiết lập và để thực phẩm vào như bình thường.
Lau khô tủ mát sau khi xả tuyết
Bạn nên kiểm tra lại tủ mát có đủ độ thoáng để khí lạnh lưu thông dễ dàng không. Nếu chưa, bạn có thể kiểm tra lại và bỏ bớt những những thực phẩm nào đã hết hạn hoặc không còn dùng nữa. Khi sắp xếp bạn cần tạo khe hở giữa thực phẩm và thành tủ cũng như là tạo khoảng cách giữa các tầng trong tủ mát.
>>> Xem thêm: Cách sắp xếp vị trí thực phẩm chuẩn không cần chỉnh trong tủ lạnh
Bố trí thực phẩm trong tủ mát hợp lý
Nếu trường hợp tủ mát bị đóng tuyết thường xuyên, thì khả năng cao là do lỗi kỹ thuật. Lúc này bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành của Sanaky để được kỹ thuật viên hỗ trợ tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
Các loại tủ mát đời cũ thường không có chức năng tự động xả tuyết vì vậy bạn phải tự kiểm tra và xả tuyết định kỳ. Do đó tình trạng tủ mát bị đóng tuyết thường xảy ra nhiều hơn ở những dòng tủ cũ.
Với những mẫu tủ mát thế hệ mới, sau thời gian vận hành, bộ đếm thời gian sẽ tự canh và kích hoạt cuộn dây nhiệt hoạt động. Nhiệt của cuộn dây sẽ làm chảy lớp tuyết bám ở các cuộn dây làm lạnh. Khi lớp tuyết đóng lại được làm tan chảy hết, dây nhiệt sẽ tắt chế độ làm nóng, dây lạnh sẽ tiếp tục cung cấp hơi lạnh cho tủ. Nhờ cơ chế đó mà tình trạng tủ mát bị đóng tuyết ít xảy ra hơn.
Hy vọng những thông tin về tình trạng tủ mát bị đóng tuyết được chia sẻ bên trên sẽ giúp ích cho mọi người trong việc sử dụng tủ mát. Nếu bạn đang sở hữu một chiếc tủ mát thì nhớ thường xuyên kiểm tra bên trong tủ xem có bị đóng tuyết không để có thể khắc phục kịp thời theo những hướng dẫn trong bài nhé!
Tham khảo một số mẫu tủ mát bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn:
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.