Nhiều người dùng đã quá quen về thuật ngữ NFC khi mà các hãng điện thoại như hãng điện thoại Xiaomi quảng cáo rầm rộ trong việc ra mắt hàng loạt thiết bị, phụ kiện hỗ trợ NFC. Nhưng có một sự thật là người dùng vẫn còn đang mơ hồ về khái niệm NFC và cách thức hoạt động của giao tiếp tầm gần này. Trong bài viết này, hãy cùng Điện Máy Chợ Lớn tìm hiểu chi tiết về công nghệ NFC nhé!
NFC là gì?
NFC (tên đầy đủ là Near-Field Communications) là công nghệ kết nối không dây phạm vi tầm gần trong khoảng cách 4cm, sử dụng cả ứng từ trường để thực hiện kết nối, truyền dữ liệu khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau. Công nghệ này dựa trên nguyên lý nhận dạng bằng tín hiệu số vô tuyến ở dải băng tần 13,56 MHz và tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa là 424 Kbps.
Thẻ NFC
NFC có thể giống Bluetooth ở một vài mặt nào đó, chẳng hạn như chúng đều là giao tiếp không dây với phạm vi nhỏ. Tuy nhiên, NFC lại sở hữu những đặc tính rất riêng tách biệt hẳn với Bluetooth.
Cách thức giao tiếp của NFC dựa trên một thẻ NFC được thiết kế bên trong các thiết bị di động và các thiết bị điện tử khác. Thẻ NFC là một mạch rất mỏng, không sử dụng nguồn điện.
NFC hoạt động như thế nào?
Để NFC hoạt động, bạn cần phải có 2 thiết bị đều có kết nối NFC. 1 thiết bị khởi tạo và thiết bị mục tiêu. Ở đây, thiết bị khởi tạo sẽ tạo ra những trường sóng radio đủ để cung cấp năng lượng cho thiết bị mục tiêu đang hoạt động ở chế độ bị động.
NFC hoạt động như thế nào?
Thiết bị khởi tạo hoạt động không cần điện năng, năng lượng để nó hoạt động lấy từ thiết bị khởi tạo. Đây là một đặc điểm khá thú vị, vì nó cho phép người dùng chế tạo những thẻ tag, miếng dán, chìa khóa hay thẻ NFC nhỏ gọn hơn không cần phải dùng Pin.
Ví dụ về tính ứng dụng của NFC trong thực tế như:
- Bạn đến rạp chiếu phím, trong rạp có một 1 poster tích hợp NFC giới thiệu phim mới, bạn chỉ cần chạm điện thoại có NFC vào poster đó, tất cả các thông tin về phim đó sẽ hiện lên trên điện thoại Xiaomi 11 Lite 5G NE như: Trailer, đánh giá, lịch chiếu phim của phim đó, đặt vé online và tất cả mọi thứ liên quan về phim trong tấm poster đó.
NFC được dùng để làm gì?
NFC được dùng để làm gì?
NFC giúp thay đổi các hành vi của con người trong việc thanh toán, truyền dữ liệu chỉ bằng một cú chạm. Một số ví dụ về tính ứng dụng của NFC như sau:
- Trong vận chuyển công cộng: Các phương tiện vận chuyển công cộng ở các thành phố lớn rất cần những phương thức thanh toán tiện lợi như NFC, thực tế thì 1 số thành phố như Nice ở Pháp đã cho khách hàng trả tiền xe bus, tàu điện ngầm hay xe điện qua điện thoại NFC.
- Thanh toán với NFC: Bạn có thể mua bất cứ loại vé nào với điện thoại di động tích hợp NFC như: é phim, vé ca nhạc, các sân vận động hay thậm chí thay cho việc làm thủ tục ở sân bay.
- So sánh sản phẩm khi mua sắm: Bất cứ khi nào mua gì, bạn chỉ việc vẫy nhẹ điện thoại là đã có thể xem thông tin, đánh giá hay giá của sản phẩm đó từ các cửa hàng khác.
- Check-in và đánh giá về 1 địa điểm nào đó
- Nhận diện hàng giả.
- Sử dụng NFC để truyền dữ liệu: Thông qua kết nối NFC bạn cũng có thể gửi một số file nhất định giữa những thiết bị dùng Android Beam. Điều này cũng cho phép bạn chia sẻ các đường link đến các ứng dụng, cũng như âm nhạc, một địa điểm trên Google Maps và các mối liên lạc. NFC cũng sẽ cho phép kết nối chiếc smartphone của bạn với một chiếc smartwatch hay một chiếc loa phù hợp.
Nhược điểm của NFC
Nhược điểm của NFC
- Khá ít những thiết bị được tích hợp NFC.
- Chip NFC không phải là được đặt ở cùng vị trí trên mọi thiết bị, dẫn đến khả năng trầy xước khi tìm kiếm giữa các thiết bị.
- Khả năng tương thích giữa các thiết bị sử dụng các phiên bản khác nhau vẫn chưa phổ biến, đặc biệt là đối với một số loại tập tin cụ thể.