Tất niên là một nét đẹp văn hóa từ lâu đời của người dân Việt Nam. Thế nhưng có thể nhiều người chưa hiểu chính xác cúng tất niên là gì, ý nghĩa ra sao và nên làm gì để bữa tiệc đó trọn vẹn hơn. Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!
Theo nghĩa Hán Việt, “tất” có nghĩa là hoàn tất, hoàn thành mọi việc; còn “niên” nghĩa là năm. Vậy nên, “tất niên” là khái niệm dùng để chỉ sự kết thúc của một năm.
Riêng cúng tất niên (hay lễ tất niên, tiệc tất niên) là một trong những nghi thức truyền thống quan trọng với người Việt Nam, nhằm đánh dấu cột mốc năm cũ sắp qua và năm mới sắp đến.
Mâm cúng lễ tất niên càng đầy đặn, đa dạng thì năm mới càng sung túc, hạnh phúc.
Định kỳ hàng năm, người người nhà nhà dâng mâm cúng lên ông bà, tổ tiên vào buổi chiều hoặc buổi tối ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Tuy nhiên hiện nay, tùy theo lịch trình của mỗi gia đình có thể tổ chức sớm hơn, nhưng thường sau ngày cúng đưa ông Táo về trời (tức ngày 23 tháng Chạp).
Sau đây là một số mục đích cơ bản nhất của lễ tất niên mỗi năm:
Kết thúc năm cũ, chào đón năm mới: Như ý nghĩa vốn có của tất niên, đây là bữa tiệc đánh dấu năm cũ sắp qua đi và chờ đợi năm mới bước đến.
Gắn kết mọi thành viên trong gia đình: Tất niên là thời điểm mà tất cả thành viên tụ họp về nhà tổ, chuyện trò, ăn uống và vui chơi. Các hoạt động đó góp phần tạo sự kết nối bền chặt giữa mọi người với nhau.
Tổng kết hoạt động trong năm cũ, lên kế hoạch cho năm mới: Trong bữa tiệc tất niên, mọi người có thể cùng nhau trò chuyện về những thành tích đạt được hoặc chưa đạt được trong năm vừa qua, sau đó đặt mục tiêu thích hợp cho năm sắp tới.
Tuy cùng chung văn hóa tổ chức tất niên, nhưng ở mỗi vùng miền sẽ có những nét đẹp khác nhau.
Hầu hết mâm cỗ cúng cuối năm ở khu vực miền Bắc đều tuân thủ nguyên tắc 4 bát 4 đĩa, tượng trưng cho tứ trụ (gồm năm - tháng - ngày - giờ sinh), bốn mùa (xuân - hạ - thu - đông) và bốn phương (Đông - Tây - Nam - Bắc). Đồng thời, bốn bát còn thường đựng Măng lưỡi lợn hầm chân giò, Chim hầm, Canh bóng bì nấm thả và Miến nấu lòng gà - những món ăn đặc trưng nhất trong ngày Tết miền Bắc.
Không kém cạnh miền Bắc, cỗ cúng tất niên miền Trung cũng rất tươm tất và sung túc, nhất là đầy đủ các món chiên - kho - canh - xào - luộc như cá chiên, thịt ram, miến Huế, canh măng khô, thịt heo luộc, gà bóp rau răm, chả Huế… Ngoài ra không thể “vắng bóng” đĩa bánh chưng, bánh tét nóng hổi, thơm ngon.
Cơm cúng tất niên miền Trung tuy không cầu kỳ như miền Bắc nhưng vẫn đủ món, đủ vị.
Là nơi nổi tiếng với hàng nghìn loại trái cây nhiệt đới, mâm tiệc tất niên của người miền Nam luôn có mâm quả tươi ngon, cùng trà, rượu, trầu cau. Bên cạnh đó, các món ăn thường xuất hiện trong bữa tiệc gồm thịt heo luộc, thịt heo quay, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt, gỏi tôm thịt, chả giò án, củ kiệu, canh măng và bánh tét (cả mặn lẫn chay).
Mách nhỏ: Để giúp việc nấu nướng chuẩn bị mâm cỗ tiệc tất niên sắp tới thuận lợi và tiết kiệm thời gian hơn, mọi gia đình đừng quên rinh ngay những đồ dùng gia dụng tiện ích. Chẳng hạn như:
Siêu Thị Điện Máy Chợ Lớn là địa điểm mua sắm các thiết bị điện tử, gia dụng được nhiều người tin chọn. Tại đây cam kết 100% sản phẩm bày bán chính hãng (có minh chứng tem sản xuất rõ nét) cùng chế độ bảo hành rõ ràng. ĐẶC BIỆT hơn, trong dịp cuối năm, Điện Máy Chợ Lớn có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn mua sắm với giá tốt nhất thị trường. Còn chần chừ gì nữa mà không đến ngay Điện Máy Chợ Lớn để rinh về cho gia đình mình những thiết bị tiện nghi! Xem địa chỉ cửa hàng Điện Máy Chợ Lớn gần nhất: Xem chi tiết. Đặt mua hàng - giao tận nhà nhanh chóng qua website https://dienmaycholon.com/. |
Sau đây là lời giải đáp cho một vài câu hỏi thường gặp khác liên quan đến tiệc tất niên:
2024 là năm đủ, nên thời gian tất niên rơi vào ngày 30 tháng Chạp (tức ngày 09/02/2024). Một số khung giờ đẹp, thuận lợi là Nhâm Tý (23h - 1h), Giáp Dần (3h - 5h), Ất Mão (5h - 7h), Mậu Ngọ (11h - 13h), Kỷ Mùi (13h - 15h) và Tân Dậu (17h - 19h).
Bên cạnh đó, mọi người còn có thể chọn ngày 26 tháng Chạp (tức 5/2/2024 dương lịch) hoặc ngày 29 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch) để tổ chức cúng tất niên vì đều là ngày tốt.
Theo phong tục ông bà xa xưa lưu truyền lại, nên tổ chức tại nhà để tiện dâng mâm cỗ trước rước ông bà, tổ tiên về chung vui, đón năm mới cùng con cháu. Nhưng trong đời sống hiện đại, nhiều người mong muốn làm tiệc lớn hơn bởi mong muốn mời thêm bạn bè, đồng nghiệp thân thiết nên có thể đặt thêm vài bàn tiệc tại nhà hàng, quán ăn.
Riêng phần vị trí mâm cúng, gia đình thường bày biện một bàn tiệc chính trên bàn thờ gia tiên và trong trường hợp có điều kiện hơn có thể thêm một lễ ngoài trời.
Theo tục lệ của người Việt, con cháu trong nhà thường dâng một mâm cúng đầy món ngon lên bàn thờ gia tiên trong ngày cuối năm.
Bên cạnh món ngon đã chuẩn bị xong, lễ tất niên muốn trọn vẹn nhất không thể thiếu hương đèn (hoặc nến), mâm ngũ quả và hoa tươi. Đặc biệt cần lưu ý không sử dụng trái cây hay hoa giả để cúng.
Hy vọng những chia sẻ kể trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn tất niên là gì, cũng như ý nghĩa và cách chuẩn bị sao cho đầy đủ nhất. Tiếp đó, hãy cùng chào đón năm mới an khang thịnh vượng, may mắn phúc lộc tràn đầy.
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.