Tần số quét tivi là gì? Một số tần số quét tivi phổ biến
10,214Tác giả: 1252
Khi chọn mua tivi mới, hẳn bạn sẽ bắt gặp thông số gọi là tần số quét và các nhà sản xuất thường cố gắng nhấn mạnh rằng tivi của họ sở hữu một tần số quét cao. Vậy bạn có biết tần số quét tivi là gì? Vai trò tần số quét thực của tivi? Trong bài viết này, Điện Máy Chợ Lớn sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên.
1. Tần số quét tivi là gì?
Tần số quét của tivi được định nghĩa là tốc độ hiển thị hình ảnh của tivi trên giây. Tần số quét càng cao cho ra chất lượng hình ảnh chân thực, mịn, mượt mà và sắc nét hơn. Nếu chiếc tivi của bạn có tần số quét thấp thì hình ảnh hiển thị có thể bị nhòe, các hình ảnh chuyển động không chân thực, đặc biệt là những pha hành động nhanh. Theo đó, các chi tiết nhỏ trên màn ảnh thường không được hiển thị rõ ràng và bắt nét đúng, chất lượng hình ảnh sẽ không cao.
Tần số quét của tivi ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh của chuyển động
Đơn vị đo tần số quét của tivi thường được sử dụng là Hz. Cách tính tần số quét như sau: chọn một khoảng thời gian và đếm số lần xuất hiện của hiện tượng, chia số này cho khoảng thời gian đã chọn. Tần số quét thấp nhất trên tivi hiện nay là 60Hz nghĩa là 60 hình ảnh xuất hiện trong 1 giây. Còn tần số quét cao nhất được tích hợp trong những sản phẩm tivi cao cấp đã lên đến cả nghìn Hz, tần số quét trung bình là 120Hz.
Tần số quét thực của tivi là số lượng khung hình đặc trưng mà mắt bạn nhìn thấy được trong một giây. Ví dụ, một chiếc tivi có tần số quét thực là 120 Hz nghĩa là nó có thể chiếu 120 khung hình “khác nhau” trong vòng 1 giây. Càng nhiều khung hình thì các hình ảnh chuyển động hiển thị càng mượt mà hơn.
Tần số quét của tivi càng cao, hình ảnh hiển thị càng mượt mà và sắc nét
Tuy nhiên, thông số tần số quét của tivi mà bạn thường nhìn thấy của các hãng KHÔNG phải là tần số quét thực. Các nhà sản xuất thường đặt tên riêng cho các tần số quét của mình như Motion Rate (Tivi Samsung), AMR (Tivi Toshiba), TruMotion (Tivi LG) hay Motionflow XR(Tivi Sony), đây được xem là tần số quét ảo. Tần số quét ảo thường cao hơn tần số quét thực, một phần vì cách thức quảng cáo của nhà sản xuất, một phần do sự kết hợp với các công nghệ đi kèm như công nghệ đèn quét nền và công nghệ chèn khung nền đen giúp tăng số lượng khung hình hiển thị/giây. Nhờ vậy mà các hình ảnh chuyển động mượt mà và rõ nét hơn.
3. Một số tần số quét của các hãng tivi phổ biến hiện nay
CMR (Clear Motion Rate): Đây là chuẩn phân giải chuyển động rõ nét được tivi led Samsung chính hãng áp dụng và phát triển. Công nghệ này giúp hình ảnh chuyển động rõ nét, mượt mà với các thành phần cơ bản sau: Tối ưu công nghệ xử lý hình ảnh giúp hình ảnh rõ nét; Sử dụng hệ thống đèn nền cao cấp cho ra hình ảnh động; Tấm panel Ultra Clear có độ tương phản cao đi kèm tốc độ xử lý hình ảnh nhanh
Motionflow XR: Đây là chuẩn tần số quét của hãng tivi Sony. Nhờ kết hợp với công nghệ OptiContrast, chuẩn tần số này giúp hiển thị hình ảnh chuyển động nhanh mượt hơn, đồng thời giảm ánh sáng chói. Mang đến những hình ảnh hoàn toàn mới và xem vào giữa các khung hình. Với công nghệ tần số quét này có thể làm tăng số hình ảnh mắt bạn nhìn thấy tới 4 lần.
Tần số quét Motionflow XR của Sony giúp tăng số hình ảnh mắt nhìn thấy lên 4 lần
MCI: Tivi LG cao cấp trang bị công nghệ tần số quét MCI giúp tạo ra hình ảnh nhanh hơn trên màn hình và giảm mờ chuyển động, tăng cường độ nét của các hình ảnh chuyển động. Thông số tần số quét 100MCI tương đương với 100Hz.
Bên cạnh đó các hãng tivi khác thường dùng các thông số như AMR, MXR, XR…
Như vậy, hiểu được tần số quét tivi là gì và ý nghĩa của tần số quét trên tivi sẽ giúp bạn chọn mua được chiếc tivi có chất lượng hình ảnh tốt. Hãy chọn cho mình một chiếc tivi có tần số quét cao để trải nghiệm chất lượng hình ảnh trọn vẹn nhất.