Năm 2007, Google và Apple chính thức tung ra thị trường phiên bản hệ điều hành của riêng mình. Kể từ đó cuộc chạy đua giữa điện thoại iPhone và Android lúc nào cũng diễn ra gay gắt, quyết liệt. Cùng Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn so sánh iOS và Android để biết được những ưu điểm của hai hệ điều hành này cũng như tìm ra những lần vay mượn ý tưởng lẫn nhau của hai gã khổng lồ công nghệ hàng đầu thế giới.
So sánh iOS và Android
iOS là hệ điều hành dành riêng cho iPhone, iPad và iPod Touch, được Apple ra mắt chính thức ra mắt vào tháng 9 năm 2007. Được biết, thời điểm ra mắt iOS trùng với sự ra đời của thế hệ iPhone đầu tiên.
iOS là hệ điều hành dành riêng cho các thiết bị Apple
Cũng vào năm 2007, Google cũng chính thức công bố hệ điều hành Android sử dụng cho thiết bị cảm ứng như điện thoại thông minh, máy tính bảng… (trừ thiết bị của Apple). Được biết, chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng hệ điều hành này được tung ra thị trường vào 1 năm sau đó.
Android là hệ điều hành dành cho các thiết bị cảm ứng khác Apple
Có thể nói, iOS và Android là hai hệ điều hành lớn nhất hiện nay. So sánh iOS và Android là điều được nhiều người dùng quan tâm vì nó giải quyết được những vấn đề mà khách hàng đang phân vân.
Trước tiên về kho ứng dụng, Android đã chứng minh được sự đa dạng của mình khi sở hữu khoảng 3.7 triệu ứng dụng (gần gấp đôi so với iOS). Chính vì vậy, có nhiều ứng dụng của Android mà bạn không thể tìm thấy trên App Store là một việc bình thường và không còn quá xa lạ với các tín đồ nhà Táo.
Kho ứng dụng đa dạng của các thiết bị Android
Tuy nhiên, tính nghiêm ngặt của việc tải ứng dụng trên App Store đã giúp ứng dụng tương thích với hệ điều hành và điều này khiến các nhà phát triển thu về nhiều lợi ích hơn so với hệ điều hành mở Android.
Bên cạnh đó, việc tải ứng dụng trên hệ điều hành Android cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn iOS rất nhiều. Các thiết bị Android cho phép cài đặt phần mềm dựa vào bên thứ ba, trong khi iOS có xu hướng chống lại các ứng dụng bên ngoài.
Tải ứng dụng trên App Store khó hơn Google Play
Nếu bạn là fan công nghệ thì có thể dễ dàng nhận biết được sự khác nhau về mức độ bảo mật của hai hệ điều hành này.
Android là hệ điều hành mở nên các phần mềm độc hại dễ dàng xâm nhập. Trái lại, các nhà sản xuất luôn hoàn thiện khả năng bảo mật cho các thiết bị chạy phần mềm iOS nên người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về mức độ bảo mật thông tin của hệ điều hành này.
Về phương diện này iOS sẽ làm tốt hơn Android vì nhà sản xuất luôn cập nhật liên tục những phiên bản hệ điều hành mới để nâng cao trải nghiệm người dùng.
Trong khi đó, việc sản xuất ra các phiên bản cập nhật thường xuyên là điều khó khăn với Android vì có nhiều nhà sản xuất tham gia vào xây dựng hệ điều hành này nên việc cập nhật sẽ bị phân mảnh và phụ thuộc vào các hãng khác nhau.
Tốc độ cập nhật hệ điều hành trên Android chậm hơn iOS
Về phương diện này, Android dường như chiếm ưu thế hơn iOS. Thông thường, chỉ cần bỏ ra một vài triệu đồng, người dùng có thể trải nghiệm những thiết bị Android có viên pin cực kỳ khủng (lên đến 5000mAh).
Tuy nhiên, chiếc điện thoại iPhone có dung lượng pin lớn nhất (tính đến thời điểm hiện tại) chính là iPhone 14 Pro Max 1TB với dung lượng khá cách biệt so với Android (chỉ đạt 4323mAh).
Điều này cho thấy nếu người dùng muốn tìm kiếm một chiếc điện thoại có thời gian sử dụng tối đa thì nên chọn hệ điều hành Android thay vì iOS.
Mỗi hệ điều hành sẽ có những hướng đi riêng nhưng không tránh được những lần vay mượn ý tưởng của nhau. Điều này giúp cho người dùng có thể trải nghiệm một cách trọn vẹn hơn. Vậy Google đã vay mượn iOS như thế nào?
Đầu tiên với tính năng điều hướng cử chỉ đã được Android thử nghiệm trước Apple nhưng trên thực tế iOS lại trở thành hệ điều hành đầu tiên xuất hiện tính năng này vào năm 2017.
Đến năm 2018, các thiết bị Android mới cho phép người dùng thực hiện điều hướng cử chỉ bằng các thao tác vuốt theo chiều dọc, chiều ngang để thực hiện chuyển đổi và kích hoạt ứng dụng một cách thông minh.
Tính năng điều hướng cử chỉ trên Smartphone
Một bằng chứng nữa cho sự vay mượn iOS của Android chính là tính năng ghi màn hình đã được Google nghiên cứu nhưng không được ra mắt chính thức. Trong khi đó, iOS 11 (2017) mới là hệ điều hành đầu tiên đưa người dùng đến trải nghiệm này và mãi cho đến năm 2020, tính năng ghi màn hình mới được xuất hiện trên Android.
Tính năng ghi màn hình trên iPhone
Ứng dụng tiếp theo của iOS được các nhà sản xuất Android vay mượn chính là báo hiệu thiết bị đang sử dụng quyền truy cập hình ảnh và âm thanh. Khi có ứng dụng truy cập vào camera hoặc micro, điện thoại iPhone sẽ hiện dấu chấm hiển thị cảnh báo nguy hiểm. Sau đó, vào năm 2020 Google cũng đã cập nhật hiển thị thông báo này cho những dòng smartphone sử dụng hệ điều hành Android.
Cuối cùng, tính năng giảm ánh sáng xanh trên các thiết bị Android 8 ra mắt năm 2017 cũng được bắt nguồn từ iOS 9.3 ra mắt năm 2016. Đây là tính năng hữu ích để bảo vệ mắt và giúp người dùng thoải mái hơn khi sử dụng điện thoại trong môi trường thiếu sáng.
Tính năng hạn chế ánh sáng xanh đã có mặt trên Android
Bên cạnh Android, điện thoại iOS cũng có những tính năng được ra mắt dựa trên ý tưởng của Google.
Tính năng đầu tiên phải kể đến chính là Widget màn hình chính cho phép người dùng sắp xếp các ứng dụng một cách gọn gàng và dễ dàng tìm thấy chúng.
Trên thực tế, tính năng này đã có mặt trên Android từ rất lâu nhưng mãi đến năm 2020, các nhà sản xuất mới tích hợp chúng vào hệ điều hành iOS của mình.
Tùy chỉnh Widget màn hình chính trên iPhone
Một tính năng đáng chú ý nữa trên iPhone đã được Android ra mắt trước đó chính là Thư viện ứng dụng. Tính năng này cho phép người dùng có thể xóa ứng dụng khỏi màn hình chính một cách dễ dàng, giúp khắc phục hạn chế không thể sắp xếp ứng dụng một cách tùy thích (ngoại trừ các thư mục hiển thị trên màn hình chính).
Thư viện ứng dụng của iPhone
Mặt khác, người dùng Android có thể cài đặt ứng dụng mặc định từ lâu trong khi người dùng iOS phải đợi đến năm 2020 mới có thể trải nghiệm tùy chỉnh thú vị này.
Thêm một tính năng nữa của iOS đã có trên Android từ năm 2017 với tên gọi là tính năng Picture In Picture. Với tính năng này, người dùng có thể tiếp tục xem video trong một cửa sổ nổi nhỏ khi đang sử dụng một tác vụ khác. Mãi đến năm 2020, Picture In Picture mới được xuất hiện trên iOS 14.
Tính năng Picture In Picture trên iOS 14
Mặt khác, sự ra đời của tính năng Always-on Display trên iOS 16 cũng bắt nguồn từ Android. Với sự vay mượn này, người dùng iOS có thể tinh chỉnh màn hình khóa bao gồm các tùy chỉnh thay đổi kiểu chữ, chèn tiện ích…
So sánh 2 hệ điều hành trên các thiết bị điện thoại di động phổ biến nhất hiện nay là iOS và Android cũng phần nào cho thấy hai hệ điều hành này có ảnh hưởng lớn đến hướng đi của nhau. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết hôm nay của Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều thông tin bổ ích.
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.