Với nhu cầu truy cập vào các website của nước ngoài tăng cao đáng kể, Proxy giữ một vai trò đặc biệt quan trọng giúp người dùng kết nối dễ dàng. Vậy Proxy là gì? Có những tính năng nào nổi bật? Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây để biết các kiến thức cơ bản nhất về Proxy cho người mới nhé!
Chắc hẳn Proxy là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất. Hiểu đơn giản, Proxy là một “cánh cửa” cho phép người dùng kết nối với mạng internet.
Khi bạn truy cập vào một trang web thông qua Proxy thì thiết bị được giấu địa chỉ IP thật, thay thế bằng một IP tạm thời nhằm đem lại sự an toàn, riêng tư trong quá trình duyệt web. Đặc biệt hơn, Proxy hoàn toàn có thể truy cập vào các trang web bị hạn chế hoặc bị chặn bởi chính phủ nước ta.
Cách Proxy hoạt động rất đơn giản, giống như một chiếc máy tính thuộc mạng lưới internet, gắn kết máy của người gửi và người nhận cũng như sở hữu một địa chỉ IP riêng biệt. Khi người dùng yêu cầu truy cập một trang web thì yêu cầu đó được chuyển ngay lập tức đến máy chủ Proxy. Khi ấy, Proxy nhận và chuyển lại dữ liệu trang web muốn truy cập đến trình duyệt của bạn.
Phân biệt Proxy và NAT nhanh chóng NAT (viết tắt của Network Address Translation) là một kỹ thuật chuyển đổi IP nội miền sang IP ngoại miền. Quá trình chuyển đổi tương tự việc hỗ trợ mạng cục bộ Private truy cập mạng internet công cộng nên các loại mạng cục bộ LAN có thể mở rộng hệ thống mạng liên kết của mình thuận lợi hơn. Điểm khác biệt của Proxy và NAT là Proxy chỉ “thay mặt” cho IP của thiết bị truy cập vào một website bất kỳ với IP sẵn có thay vì thay đổi IP gốc hoàn toàn để cải thiện tốc độ hay mở rộng vùng truy cập như NAT. Thêm nữa, xét trên mô hình kết nối mạng OSI (Open System Interconnection), NAT chỉ hoạt động trên lớp mạng (lớp 3), còn máy chủ Proxy thì vận hành trên tầng giao vận (lớp 4) hoặc cao hơn. Còn Proxy và VPN khác nhau như thế nào? VPN (viết tắt của Virtual Private Network) nghĩa là mạng riêng ảo thông qua internet để tạo ra kết nối mạng riêng tư giữa các thiết bị. VPN được dùng truyền dữ liệu và ẩn danh qua các mạng công cộng bằng cách ẩn địa chỉ IP của người dùng và mã hóa dữ liệu. Bạn dễ dàng nhận diện đâu là VPN, đâu là Proxy bằng cách xác định cách thức hoạt động. Trong khi VPN giữ vai trò giống như một đường ống hay các đường hầm mã hóa giúp bạn ẩn đi địa chỉ IP hiệu quả thì Proxy lại tiếp cận website thông qua lỗ hổng bảo mật và sử dụng ở mức độ trình duyệt. |
Proxy còn được gọi là máy chủ ủy quyền, giữ vai trò trung gian có nhiệm vụ kết nối giữa người dùng và internet.
Dưới đây là các tính năng độc đáo của Proxy mà chắc chắn bạn không thể bỏ qua:
Xây tường lửa và Filtering: Máy chủ Proxy hoạt động tại tầng thứ 7 Application của mô hình OSI nên có thể xây “tường lửa” bảo vệ dữ liệu trên thiết bị an toàn. Cũng như giúp người dùng lọc ứng dụng theo bộ lọc riêng biệt hiệu quả để tìm kiếm, sắp xếp khi cần thiết.
Chia sẻ kết nối với Proxy Server: Máy chủ Proxy có thể mở rộng khả năng truy cập và tối ưu hóa vào mạng Internet cho nhiều thiết bị cùng lúc, không giới hạn số lượng.
Proxy Server và Caching: Proxy Server và Caching giúp tăng khả năng băng thông và tốc độ phản hồi của server với yêu cầu từ phía người dùng. Hơn nữa, Proxy còn đảm bảo kết nối mạng không bị gián đoạn trong thời điểm số lượng máy truy cập mạng nhiều trong ngày.
Máy chủ ủy quyền có những chức năng cơ bản sau đây:
Kiểm soát số lượng thiết bị truy cập vào Internet: Thiết lập máy chủ Proxy trong mạng gia đình hoặc nội bộ doanh nghiệp giúp giám sát truy cập Internet của trẻ em, nhân viên.
Tiết kiệm tối đa băng thông được sử dụng: Máy chủ Proxy tiếp nhận và xử lý hàng nghìn lượt truy cập cùng lúc nhờ khả năng sao lưu bộ nhớ cache giúp tiết kiệm băng thông, tăng tốc độ truy cập.
Cải thiện tốc độ truy cập Internet trên các thiết bị: Máy chủ còn tăng tốc độ truy cập vào một website bất kỳ trên các thiết bị nhanh chóng hơn.
Bảo mật thông tin máy truy cập vào mạng: Bạn có thể dùng máy chủ Proxy duyệt mạng riêng tư và an toàn thông qua mã hóa yêu cầu web để không ai đọc được giao dịch.
Thuận tiện tiếp cận, truy cập những nguồn dữ liệu bị chặn: Máy chủ ủy quyền cho phép truy cập trang web hay nguồn dữ liệu bị chặn.
Dưới đây là tổng hợp 4 loại Proxy phổ biến nhất cùng những đặc điểm cơ bản để bạn hiểu rõ hơn:
Proxy trong suốt/Proxy không màu (Transparent Proxy): Proxy trong suốt là máy chủ Proxy xác định yêu cầu web bằng cách dùng chính địa chỉ IP của bạn. Chẳng hạn như ở trường học, thư viện công cộng, doanh nghiệp….
Proxy ẩn danh (Incognito Proxy): Một Proxy ẩn danh không chuyển địa chỉ IP chính xác của người dùng tới trang web, mà thay bằng một IP “giả” giúp ngăn chặn hành vi trộm cắp danh tính.
Proxy mạo danh (Distorting Proxy): Một máy Proxy mạo danh sẽ thực hiện chức năng tương tự như máy chủ vô danh, bằng cách gửi địa chỉ IP “giả” cho máy chủ để người dùng có thể truy cập vào nội dung bị chặn.
Proxy ẩn danh cao (High Anonymity Proxy): Máy chủ Proxy ẩn danh cao tự động thay đổi địa chỉ IP định kỳ nhằm hạn chế tình trạng theo dõi lưu lượng truy cập của một thiết bị.
Mỗi loại Proxy có những đặc điểm riêng biệt nên người dùng cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu.
Người dùng cần hiểu rõ những ưu điểm và hạn chế của Proxy để nâng cao việc sử dụng máy chủ hiệu quả.
Độ bảo mật nâng cao, hoạt động tương tự tường lửa giữa hệ thống của người dùng và Internet.
Người dùng có thể xem, duyệt, nghe và mua sắm ở chế độ riêng tư khi sử dụng Proxy Server khác nhau.
Bạn có thể truy cập vào nội dung dành riêng cho vị trí ở một quốc gia khác.
Ngăn chặn việc truy cập vào các trang web không phù hợp.
Khi sử dụng những Proxy Server miễn phí có thể mang đến nhiều rủi ro cho người dùng vì phần cứng hay các mã hóa phụ trợ ít được đầu tư, vấn đề bảo mật không cao…
Nếu dùng Proxy Server không có mã hóa, gửi yêu cầu dưới dạng văn bản thuần túy thì bất cứ ai cũng có thể thấy thông tin tài khoản, tên người dùng, mật khẩu.
Chủ động sử dụng máy chủ Proxy mang lại nhiều lợi ích nổi bật cho người dùng như:
Bảo mật thông tin: Proxy giúp bảo mật thông tin người dùng khi ẩn địa chỉ IP và mã hoá lưu lượng truy cập, ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.
Cải thiện hiệu suất và tiết kiệm chi phí: Proxy sẽ tự động lưu trữ bản sao của các file trên máy tính và truy xuất dễ dàng khi cần thiết. Điều này giảm thiểu thời gian tải xuống tối đa cho những lần tải/xem sau đó cũng như tiết kiệm băng thông tối đa.
Quản lý thiết bị truy cập web thuận tiện: Proxy được dùng để quản lý mạng khi giới hạn hoặc kiểm soát truy cập các trang web không cần thiết.
Truy cập vào nội dung bị chặn: Người dùng có thể truy cập vào các tài nguyên bị chặn bằng cách đổi địa chỉ IP.
Bên cạnh cách áp dụng Proxy, để có thể cải thiện tốc độ truy cập hay tăng độ bảo mật khi dùng Internet mà không gặp phải những rủi ro không mong muốn, người sử dụng nên đầu tư thiết bị truy cập hiện đại từ những thương hiệu uy tín và có khả năng kết nối mạng nhanh nhạy, ổn định.
Đến Siêu Thị Điện Máy Chợ Lớn, mua thiết bị tốt và chính hãng Với nhiều năm hoạt động trong ngành hàng điện tử, Điện Máy Chợ Lớn cam kết mang lại trải nghiệm mua sắm hài lòng tuyệt đối. Vì không chỉ cập nhật mới liên tục, hàng chính hãng 100%, sản phẩm còn đảm bảo có thể kết nối mạng Internet từ Wifi hoặc 4G/5G nhanh chóng. Kết hợp cùng Proxy được cài đặt đúng cách cho phép người dùng thỏa thích giải trí, học tập, làm việc… trên mạng mà không bị gián đoạn. Khách hàng tham khảo thêm một số sản phẩm chất lượng được nhiều người yêu thích bên dưới:
Ngay khi có nhu cầu, bạn đừng ngần ngại liên hệ Hotline 1900 2628 hoặc đến cửa hàng gần nhất để được nhân viên tư vấn chính xác. |
Bạn có thể cài đặt Proxy server trên máy tính, điện thoại đơn giản để kết nối giữa người dùng và mạng internet được linh hoạt. Cách thực hiện trên từng thiết bị như sau:
Bước 1: Bạn thực hiện mở Chrome nhấn vào biểu tượng dấu ba chấm đi tới phần Cài đặt > Nâng cao > Hệ thống > lựa chọn “Mở tùy chọn cài đặt nâng cao”.
Người dùng mở Chrome lên rồi nhấn biểu tượng ba chấm sau đó lần lượt thao tác cài đặt, nâng cao, hệ thống và nhấn tùy chọn cài đặt nâng cao.
Bước 2: Người dùng tiến hành việc thay đổi Proxy bằng hai cách sau:
Cách 1: Tại mục Automatic Proxy setup, bạn kéo trượt từ Off sang On và nhập địa chỉ Proxy tại ô Script address sau đó chọn Save.
Cách 2: Tại Manual Proxy setup, người dùng kéo trượt thanh Use a Proxy server từ Off sang On và nhập địa chỉ Proxy cần thay đổi theo nhu cầu và chọn Save.
Bạn có thể thay đổi Proxy bằng cách thao tác theo thứ tự như hình ảnh bên trên tại mục Automatic Proxy setup và mục Manual Proxy setup.
Bước 1: Đầu tiên, bạn mở ô Menu trên thanh công cụ nhấn vào Option và kéo xuống cuối cùng để xem những lựa chọn.
Bước 2: Tại tab Connection Setting (cài đặt kết nối), người dùng nhấn vào Manual Proxy configuration sau đó điền thông tin IP, Port trên HTTP Proxy hoặc HTTPS Proxy.
Người dùng mở Menu công cụ, nhấn Option và kéo xuống các lựa chọn như Manual Proxy configuration, điền Port trên HTTP Proxy, HTTPS Proxy trên tab cài đặt kết nối.
Bước 1: Người dùng mở lên Cài đặt đến phần Wifi và nhấn vào biểu tượng chữ i của một mạng Wifi đang sử dụng.
Bạn mở lên Cài đặt đến, ở mục Wifi nhấn vào một mạng Wifi đang sử dụng có biểu tượng hình chữ “i”.
Bước 2: Bạn chọn mục “Định cấu hình Proxy” rồi lựa chọn Thủ Công, tiếp theo nhập lần lượt địa chỉ máy chủ, số cổng và Lưu để hoàn tất.
Ở mục “Định cấu hình Proxy”, người dùng chọn Thủ Công sau đó nhập địa chỉ máy chủ, số cổng và Lưu là xong.
Trên đây là những thông tin cơ bản về máy chủ Proxy là gì, các tính năng và chức năng nổi bật. Hy vọng giúp bạn hiểu rõ và biết cách cài đặt Proxy server cho thiết bị điện thoại, máy tính của mình!
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.