Máy ép chậm là loại máy ép trái cây sử dụng phương pháp ép hoa quả nguyên liệu ở tốc độ chậm. Nước ép giữ trọn được hương vị tự nhiên và chất dinh dưỡng vốn có. Tuy nhiên trong quá trình ép nếu để máy ép chậm bị kẹt thì quá trình chiết xuất nước ép sẽ bị gián đoạn. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý nếu gặp tình trạng máy ép chậm bị kẹt nhé!
Nguyên nhân và cách xử lý máy ép chậm bị kẹt
1. Nguyên nhân và cách xử lý máy ép chậm bị kẹt
Máy ép chậm là thiết bị ép nước trái cây sử dụng công nghệ ép chậm giúp chiết xuất nước ép giữ trọn vitamin. Sản phẩm rất dễ sử dụng, tuy nhiên nếu không đọc kỹ hướng dẫn hoặc thao tác sai sẽ khó tránh khỏi lỗi máy ép chậm bị kẹt. Dưới đây là một số nguyên nhân rất phổ biến mà nhiều người hay mắc phải.
1.1. Bánh răng của trục quay bị mẻ
Trong quá trình sử dụng máy ép chậm nếu chúng ta ép những loại hoa quả cứng để cả hạt hoặc ép hoa quả chín quá mềm sẽ dẫn đến bánh răng nhanh hỏng. Bánh răng bằng nhựa nên khi ép các loại nguyên liệu như thế này sẽ làm cho bánh răng bị chệch ra khỏi trục. Hoa quả không được ép hết nước mà sẽ bị kẹt lại trong lưới lọc dẫn đến trục quay đứng yên và máy phát ra tiếng kêu to.
Bánh răng của trục quay của máy ép chậm
Để khắc phục tình trạng bánh răng bị lệch khỏi trục quay thì bạn hãy mang máy đến trung tâm bảo hành để kiểm tra. Bởi vì bánh ra là bộ phận nằm bên trong của máy ép chậm thế nên chúng ta không tự ý tháo máy ra sửa nếu không có chuyên môn về sửa chữa các thiết bị gia dụng.
1.2. Lưới lọc bị tắc
Lưới lọc có chức năng lọc bã vì thế khi bạn ép quá nhiều nguyên liệu thì lưới lọc rất có thể sẽ bị tắc, nước ép không được chiết xuất ra hết. Nếu lưới lọc chứa đầy chất xơ mà không thoát được ra ngoài đường ống dẫn bã thì máy ép chậm sẽ bị kẹt.
Lưới lọc của máy ép chậm chứa nhiều bã hoa quả
Để khắc phục tình trạng lưới lọc tắc trong lúc ép hoa quả bạn cần tắt máy và mở nắp lấy hết các bã nguyên liệu ra, sau đó vệ sinh lưới lọc bằng bàn chải nếu chúng bị mắc xơ rau quả. Ngoài ra bạn cần lưu ý một điều đó là khi ép những nguyên liệu có kích thước lớn như cần tây, cà rốt… bạn nên cắt thành từng khúc rồi hãy cho vào ép.
1.3. Nắp máy ép chậm bị kẹt
Tình trạng này có thể nhiều người sử dụng máy ép chậm đã từng gặp. Lượng bã quá nhiều ở trong khoang ép cũng có thể làm cho nắp máy ép chậm bị kẹt gây cản trở đến công đoạn ép nước hoa quả.
Máy ép chậm bị kẹt nắp
Muốn khắc phục hiện tượng kẹt nắp bạn hãy tắt máy, mở nắp ra và loại bỏ hết lượng bã bên trong. Đồng thời khi ép cũng chỉ nên cho một lượng nguyên liệu vừa đủ.
1.4. Nguyên liệu đưa vào quá cứng
Những loại nguyên liệu cứng hoặc hoa quả trữ trong tủ lạnh sẽ bị cứng. Vì thế khi cho hoa quả cứng vào máy ép ngay thì máy sẽ bị kẹt và dừng đột ngột. Điều này khiến cho bạn không thể tiếp tục thực hiện việc ép nước trái cây.
Ép nguyên liệu cứng làm cho máy ép dễ bị kẹt
Khi phát hiện nguyên liệu cứng làm máy kẹt bạn hãy nhấn công tắc về chức năng đảo ngược khoảng 2 - 3 giây, sau đó nhấn công tắc về nút On. Chúng ta nên thực hiện thao tác này trong 3 lần. Nếu đã thử cách này mà không khắc phục được thì bạn hãy tháo máy để lấy nguyên liệu ra.
- Không dùng chung ổ cắm điện cho máy ép chậm và các nguyên liệu khác. Điều này có thể dẫn đến chập điện hoặc quá tải gây ra cháy nổ.
- Lắp các bộ phận của máy ép chậm vào đúng khớp trước khi khởi động.
- Tuyệt đối không di chuyển máy khi đang trong quá trình xay.
- Luôn ngắt kết nối nguồn điện trước khi tháo lắp máy.
- Không để trẻ em hoặc người lớn tuổi tiếp xúc với máy.
- Nên sử dụng các loại rau củ quả tươi để ép nước, các loại rau củ quả được bảo quản lâu trong tủ lạnh sẽ cứng vỏ cho nên cần ngâm chúng 10 phút trước khi ép.
- Đối với các loại qua quả có hạt thì nên loại bỏ hạt trước khi ép để tránh kẹt máy.
- Các nguyên liệu cứng như cà rốt thì nên cắt thành miếng dài nếu không cắt máy sẽ bị mắc kẹt và hỏng.
- Không để cho máy hoạt động liên tục quá 20 phút, nên để máy nghỉ giữa 2 lần ép liên tục là 10 phút.
- Nếu máy dừng đột ngột trong quá trình éo thì bạn nên nhấn công tắc điều khiển về vị trí Off sau đó nhấn sang vị trí đảo ngược để nguyên liệu đi lên, lặp lại thao tác này 3 lần.
- Đưa nguyên liệu vào máy ép một cách chậm rãi để máy vận hành trơn tru và hiệu quả hơn, tránh kẹt bã.
Rất khó để tránh mắc phải lỗi máy ép chậm bị kẹt nếu chúng ta sử dụng máy một cách vô ý. Trên đây là những nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng máy ép chậm bị kẹt. Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn biết cách sử dụng máy ép chậm an toàn và hiệu quả.
Tham khảo thêm các mẫu máy ép chậm đang bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn: